oOo VnSharing oOo

Go Back   Diễn đàn > VnSharing - Trung tâm điều hành > VnSharing Wiki > Lĩnh vực khác >

Đã đóng
Kết quả 1 đến 1 của 1
 
  • Công cụ
  • Hiển thị
    1. #1

      [Mythology] Helios và những giai thoại





      Helios và những giai thoại

      Helios (hay tiếng Latin là Helius) là hiện thân của thần mặt trời trong thần thoại Hy Lạp. Ông là con trai của vị thần khổng lồ titan Hyperion và Theia (Hesiod), là anh trai của nữ thần mặt trăng Selene và nữ thần bình minh Eos.

      Helios thường được miêu tả là một thần titan có vẻ ngoài tuấn tú với chiếc vương miện lấp lánh vầng thái dương. Ông cũng là người mỗi ngày lái cỗ xe mặt trời từ mặt đất đến tận cùng đại dương để rồi sau đó quay trở lại phương Đông lúc nửa đêm.

      Sau này, Helios thường bị nhầm lẫn với thần ánh sáng Apollo. Mặc cho sự lẫn lộn này, họ vẫn được biết đến như là hai vị thần/titan riêng biệt (Helios là titan trong khi Apollo là một trong 12 vị thần trên đỉnh Olympus). Người tương tự với Helios trong thần thoại La Mã là Sol (Sol Invictus).


      Tên gọi

      Helios


      Từ ἥλιος tiếng Hy lạp có nghĩa gốc là mặt trời, cũng như sóh₂wl̥ trong nhóm ngôn ngữ Proto-Indo-European, sol trong tiếng Latinh, surya tiếng Phạn hay swegi tiếng Anh cổ.

      Con gái của Helios được gọi là Heliades. Thần mặt trời trong tiếng Hy Lạp có rất nhiều tên gọi và biệt danh mà trong một số trường hợp nếu đặt cạnh nhau có thể xem như những vị thần riêng biệt có cùng mối liên hệ với mặt trời.

      Đáng chú ý, Helios thường được cho là có mối liên hệ gần gũi và thậm chí đôi khi bị nhầm lẫn với Apollo. Nhà sử học người Hy Lạp Diodorus Siculus đã từng cho biết người Công giáo Iraq gọi Thổ tinh với cái tên Helios, và sở dĩ như vậy vì đối với họ, sao Thổ là hành tinh nổi bật nhất.


      Thần thoại Hy lạp


      Câu chuyện nổi tiếng nhất liên quan đến Helios có lẽ là lần ông cho phép Phaëton, con trai mình, lái cỗ xe mặt trời nhưng cậu ta đã mất kiểm soát và khiến cả tinh cầu đổ lửa.
      Helios đôi khi còn được khắc họa với biệt danh Panoptes ("Người nhìn xuyên thấu mọi sự"). Trong hồi truyện Alcinous sử thi Odyssey, Aphrodite, thần tình yêu, vợ của Hephaestus đã bí mật ăn nằm với thần chiến tranh Ares, nhưng bị Helios phát hiện và kể với Hephaestus, người sau đó giăng chiếc bẫy vô hình để trừng phạt đôi tình nhân kia.


      Helios và Apollo


      Helios thỉnh thoảng bị đánh đồng với Apollo: "Tên gọi khác nhau có khi lại nói đến cùng một người," Walter Burkert quan sát "còn nếu không thì chính là hai người đó có cương vị bằng nhau, như trường hợp của Apollo và Helios."Trong sử thi của Homer, Apollo được khẳng định là một vị thần hoàn toàn khác.

      Khoảng thời gian từ năm 323 đến 31 TCN, Apollo được tin là có mối liên hệ khắng khít với mặt trời. Biệt danh Phoebus "tỏa sáng" của ông bắt nguồn từ Helios, và sau đó được dùng trong các bài thơ tiếng Latinh để chỉ thần mặt trời Sol. Thần rượu nho Dionysus và thần y Asclepius đôi khi cũng bị nhầm lẫn với nhau hệt như Apollo và Helios. Dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng trong các bài thơ tiếng Hy Lạp Apollo lại chưa bao giờ được miêu tả khi lái cỗ xe mặt trời, mặc dù điều này khá phổ biến trong thơ Latinh. Vì thế, Helios vẫ được biết đến như thần mặt trời- người cầm lái cỗ xe ngựa chu du trên bầu trời mỗi ngày.


      Việc thờ phụng Helios


      L.R Farnell cho rằng "việc tôn thờ mặt trời đã từng rất phổ biến đối với những cư dân trước thời kì Hellenic, tuy nhiên rất ít người trong số đó về sau có thể duy trì phần tín ngưỡng tâm linh này." Số nguồn nghiên cứu khổng lồ gần đây về di tự Athen khiến chúng ta không thể tránh khỏi sự quy chụp về tín ngưỡng của người Athen khi nhìn vào vào nền tôn giáo Hy Lạp cổ. "Không người Athene nào lại đi thờ phụng Helios hay Selene cả," J. Burnet quan sát được điều đó, "nhưng họ vẫn coi hai người như là những vị thần: Helios là vị thánh vĩ đại của Rhodes trong khi Selene được tôn sùng ở Elis cũng như một vài nơi khác."

      "Đảo Rhodes gần như là nơi duy nhất mà Helios có được sự thờ phụng thật sự", Burkert xác nhận, điển hình như nghi lễ lớn với chiếc xe bốn ngựa kéo, cỗ xe mặt trời đi băng qua vách núi đến tận cùng đại dương. Ngoài ra có cuộc thi thể hình hàng năm được tổ chức để tưởng nhớ Helios. Bức tượng thần Mặt Trời ở Rhodes cũng được xây dựng riêng cho Helios.

      Tuy nhiên, người Dorian dường như cũng rất tôn kính Helios, họ thờ Helios ngay trên vùng đất quan trọng nơi trung tâm. Sự phân tán của các giáo phái của thần mặt trời khắp Sicyon, Argos, Ermioni, Epidaurus và Laconia dường như cho thấy rằng thần mặt trời đóng vai trò quan trọng đáng kể trong tôn giáo người Dorian so với các vùng đất khác thuộc Hy Lạp cổ đại. Ngoài ra, rất có thể chính người Dorian đã tuyên truyền việc thờ phụng Helios sang đảo Rhodes.

      Sự căng thẳng giữa các tôn giáo truyền thống chủ đạo của Helios, thứ đã trở nên phong phú bằng vô số các giá trị đạo đức và các biểu tượng đầy thi vị trong Pindar, Aeschylus và Sophocles, kể cả việc kiểm tra proto-khoa học Ionian của Helios Mặt Trời, một hiện tượng mà các nhà nghiên cứu người Hy Lạp gọi là Meteora, xuất hiện trong phiên tòa của Anaxagoras c. 450 BC, một tiền thân của các thử nghiệm văn hóa của Socrates về sự vô thần năm 399 BC. Trong văn tự Republic (516 B) của Plato, Helios, mặt trời là biểu tượng tượng trưng cho hậu duệ của cái thiện.


      Đấng tối cao Hyperion


      Trong thần thoại Hy lạp, Hyperion "Đấng Tối Cao" là một trong mười hai người con của Gaia (mẹ Đất) và Uranus (Bầu Trời hặc Cõi Trên). Hyperion cũng chính là người đã nghe theo Crosnus, lật đổ Uranus và sau cùng chính ông cũng bị các vị thần trên đỉnh Olympus đánh bại. Cùng với người chị, nữ titan Theia, Hyperion có 3 người con là Helios (thần Mặt trời), Selene (nữ thần Mặt Trăng) và Eos (nữ thần Bình Minh).

      Trong những tài liệu thần thoại cổ, người con Helios của Hyperion được biết đến với cái tên Helios Hyperion (Ἥλιος Ὑπερίων, "Đấng Thái Dương tối cao"). Trong sử thi Odyssey của Homer, Theogony của Hesiod hay Bài ca gửi Demeter, mặt trời được gọi là Hyperionides (Ὑπεριωνίδης, "con trai của Hyperion"). Trong văn học Hy Lạp, Hyperion luôn được phân biệt một cách rõ ràng với Helios; trong khi Hyperion là "Vị thần của sự thận trọng, thông thái và ánh sáng" thì Helios chính là sự đầu thai của mặt trời.


      Chúng ta biết đến Hyperion như là người đầu tiên thông hiểu sự vận hành của cả mặt trời, mặt trăng, những vì sao và các mùa trong năm bằng trí tuệ và quan sát của mình. Trong thực tế, ông chính là đấng sinh thành của những nguyên tố vì vậy ông có thể am hiểu chúng.


      Circe


      Trong thần thoại Hy Lạp, Circe (/ sɜrsiː /; Hy Lạp Κίρκη Kirke phát âm là [kírkɛ͜ɛ]) là nữ thần của ma thuật. Dựa theo truyền thuyết, Circe là con gái của thần mặt trời Helios và Perse, một nữ thần biển. Anh trai là Aeetes, người canh giữ Bộ lông cừu vàng, và Perses. Em gái của bà là Pasiphaë, vợ vua Minos và là mẹ của Minotaur. Theo những truyền thuyết khác, bà còn là con gái của Hecate, cũng là vị thần của các phù thủy.

      Circe nổi tiếng nhờ sở hữu kiến thức rộng lớn về thuốc và thảo dược. Thông qua việc sử dụng các loại thuốc kỳ diệu, đũa thần hoặc một cây gậy phép thuật, bà có thể biến kẻ thù hoặc những người bị xúc phạm mình thành động vật. Một số người nói rằng bà đã bị lưu đày đến đảo của Aeaea vì tội giết chồng, hoàng tử của Colchis. Truyền thuyết sau này kể rằng bà đã rời khỏi và thậm chí còn phá hủy hòn đảo sau đo di chuyển sang Ý, nơi sau này được biết đến với cái tên Cape Circeo.


      Trong sử thi Odyssey của Homer, Circe sống trong một biệt thự ở giữa một khoảng đất trống trong một khu rừng rậm rạp. Sư tử, chó sói, và những nạn nhân bi Circe bỏ bùa lảng vảng xung quanh ngôi biệt thự của bà. Họ không nguy hiểm, và luôn chào đón những người khách lạ mới đến. Circe dệt vải trên một khung cửi khổng lồ. Có một lần bà mời đoàn của Odysseus tới dự tiệc với những món ăn quen thuộc được tẩm mật ong, rượu và ma dược của bà. Sau đó, Circe dùng đũa thần biến bọn họ trở thành heo và chỉ cho Eurylochus thoát được khỏi bùa chú của Circe và quay trở lại tàu để cảnh báo cho Odyssey và những ngươi còn lại. Odysseus quyết định giải cứu những thành viên lâm nạn, nhưng bị cản lại bởi thần đưa tin Hermes do nữ thần Athena cử tới. Hermes khuyên Odysseus nên dùng thảo dược thần thánh để bảo vệ mình khỏi phép thuât của Circe. Sau đó, Circe dụ dỗ Odysseus lên giường, nhưng Hermes cảnh báo Odysseus sẽ rất nguy hiểm. Rằng bà sẽ lấy đi nam tính của anh, trừ khi anh bắt Circe thề dưới tên của các vị thần rằng bà sẽ không làm như vậy.

      Odysseus theo lời khuyên của Hermes, giải phóng những người bên phe mình và sau đó ở lại trên đảo trong một năm, ăn và uống rượu. Theo Homer, Circe đã đưa ra hai lựa chọn để Odysseus trở về Ithaca: hoặc đi về hướng Planctae, các "Hòn đá lang thang", hoặc đi qua giữa Scylla nguy hiểm đầy xoáy nước giống Charybdis, thường được cho là eo biển Messina. Bà cũng khuyên Odysseus đi đến địa ngục và cho anh hướng dẫn.

      Văn học Hy Lạp sau này:
      Đến cuối Thần hệ Hesiod, truyền thuyết kể lại rằng Circe sinh cho Odysseus ba người con trai: Ardeas (hay Agrius); Latinus; và Telegonus, người cai trị Tyrsenoi, đó là người Etruscan. Telegony (Τηλεγόνεια)- một sử thi bị mất, liên quan đến lịch sử sau này của Telegonus. Circe cuối cùng cũng nói với con về người cha vắng mặt lâu nay của cậu, và khi cậu lên đường để tìm Odysseus, đưa cho ông một cây giáo đầu độc nên đã vô tình giết chết cha mình. Telegonus sau đó đem xác chết của cha về, đi cùng với Penelope và người con trai khác Odysseus Telemachus đi tới Aeaea. Sau khi chôn cất Odysseus, Circe khiến mọi người còn lại trở nên bất tử. Tuy nhiên, theo Lycophron của Alexandra (808) và bài thơ của Scholia John Tzetzes (795-808), Circe sau đó đã sử dụng một loại thảo mộc huyền diệu để cứu Odysseus trở sống lại sau khi ông đã bị Telegonus giết. Odysseus sau đó đã cho Telemachus cưới con gái của Circe, Cassiphone. Một thời gian sau, Telemachus có một cuộc tranh cãi với mẹ vợ của mình và giết chết bà; Cassiphone sau đó đã giết Telemachus để trả thù cho cái chết của mẹ cô. Khi biết được điều này, Odysseus đã chết vì quá đau buồn.

      Trong sử thi Argonautica thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, Apollonius Rhodius thuật lại rằng Circe thanh lọc Argonauts vì cái chết của Absyrtus, có thể phản ánh một truyền thống xưa kia. Trong bài thơ này, các con vật xung quanh bà không phải là hiện thân của những tình nhân cũ biến thành nhưng chính là những con quái thú nguyên thủy, không giống như các loài thú hoang dã và cũng không hẳn mang nhân dạng tuy vẫn có chân tay.

      Văn học Latin
      Chủ đề về việc hóa thân thành động vật đã được các nhà văn sau này sử dụng, đặc biệt là trong tiếng Latin. Trong tác phẩm Aeneid, Aeneas bao boc các hòn đảo ở Ý, nơi Circe trú ngự và nghe thấy tiếng kêu của nhiều nạn nhân của bà với số lượng nạn nhân liệt kê ra còn nhiều hơn số lượng heo.

      Sư tử gầm gừ chống lại xiềng xích,
      Tiếng lợn kêu và tiếng gấu rên rỉ,
      Và những đàn sói hú choáng tai những thủy thủ.

      Metamorphoses của Ovid đã thu thập nhiều câu chuyện dân gian trong cuốn sách thứ 14 của mình. Trong tập truyện thứ tư có nhắc đến cuộc gặp gỡ của Circe với Ulysses (dòng 242-307). Trong tập đầu tiên có nói đến những câu chuyện của Glaucus và Scylla, trong đó vị thần biển say mê Scylla muốn chiếm được tình yêu của Scylla. Khi cô ấy không thành công, bà đã trả thù đối thủ của mình bằng cách biến Scylla thành một con quái vật (dòng 1-74). Câu chuyện của vua Latin Picus được nhắc đến trong tập truyện thứ năm (và cũng được ám chỉ trong Aeneid). Circe đã yêu ông nhưng khi ông giữ lòng trung thành với vợ của mình, Canens, bà biến ông thành một chim gõ kiến (dòng 308-440).

      Mamilia là một trong những gia đình nổi bật nhất của Latium, đã tuyên bố tổ tiên cùa mình là cháu gái của Odysseus và Circe. Một trong những vị vua nổi tiếng nhất là Octavius Mamilius (mất vào năm 498 TCN), là vua của Tusculum và con rể của Lucius Tarquinius Superbus chính là vị vua thứ bảy và cuối cùng của Rome.


      Phaethon


      Trong các nhân vật thuộc thần thoại Hy Lạp có tên Phaethon, người được biết đến nhiều nhất chính là đứa con của nữ thần biển Clymene và thần mặt trời Helios. Ngoài ra còn có nhiều phả hệ ít phổ biến khác cho rằng Phaethon là con của Clymenus và Heliades, Helios và Rhode, hay Helios và Prote.

      Chuyện kể rằng Phaethon bị các bạn thách thức, nên đã tìm đến mẹ và gặng hỏi được cha cậu chính là thần mặt trời. Người mẹ đưa tín vật cho Phaethon và bảo cậu trao nó cho cha để xác nhận. Cậu yêu cầu Helios đưa ra thứ gì đó chứng mình mối liên hệ của ông với mặt trời; và khi được cha đồng ý sẽ cho bất cứ thứ gì, Phaethon khăng khăng muốn được lái cỗ xe mặt trời trong vòng một ngày. Tuy nhiên, Phaethon đã không thể kiểm soát chú ngựa khi cầm cương khiến lửa lan ra khắp nơi và mặt đất chìm trong hỏa hoạn. Để ngăn chặn tại họa này, Zeus đã giết cậu bằng một tia sét.
      Cái tên Phaethon, có nghĩa "vật tỏa sáng", cũng được dùng cho Phaethon (con của Eos), con ngựa của Eos, chòm sao Auriga hay thậm chí cả Mộc tinh. Dưới dạng tính từ, nó được dùng để mô tả mặt trời và mặt trăng.

      Trong tác phẩm của Ovid
      Trong các phiên bản thần thoại của Ovid trong Metamorphoses, Phaethon đã đi lên thiên đường, nơi của người được cho là cha mình. Mẹ cậu, Clymene đã nói rằng cha cậu là Thần mặt trời. Phaethon đến tìm cha mình, người đã thề trước sông Styx rằng sẽ đưa ra bất cứ điều gì Phaethon muốn nhằm chứng minh cậu chính là con trai ông. Sau đó, Phaethon nói rằng cậu muốn được lái cỗ xe mặt trời trong một ngày. Helios đã cố gắng thuyết phục cậu từ bỏ bằng cách nói rằng thậm chí cả Zeus (vua của các vị thần) còn không dám lái xe, vì chiếc xe ngựa được bao quanh bởi lửa thánh nóng rực và những con ngựa lúc nào cũng phì phò ra lửa. Cha cậu nói:
      "Phần đầu của quãng đường khá là dốc, và một trong số những con ngựa mới của ta vào lúc bình minh khó có thể lên dốc được. Giữa bầu trời chính là điểm cao nhất, nơi nhìn xuống mặt đất và đại dương, ngay cả đến ta thỉnh thoảng cũng cảm thấy chóng mặt, và trái tim ta thậm chí run lên vì sợ hãi tột độ. Đoạn đường cuối cùng sẽ bắt đầu đổ dốc và cần đảm bảo con có được sự kiểm soát tốt[...] Hơn nữa, bầu trời vừa dốc vừa liên tục buộc con phải rẽ nhánh, di chuyển cận kề các vì sao, và đem thay đổi quỹ đạo của chúng một cách nhanh chóng. Ta thường di chuyển theo chiều ngược lại, để quán tính của nó không thể đánh bật ta như nó đã đánh bật tất cả những thứ khác. Ta phải lái ngược lại vòng xoay của nó. Giả sử con có cỗ xe ngựa trong tay. Con sẽ làm gì ? Con có khả năng chống lại các cực quay sao cho sự sắc bén của bầu trời không hất con khỏi chiếc xe hay không? Có lẽ con đang chìm đắm với tưởng tượng rằng có những lùm cây tuyệt đẹp và thành phố của các vị thần hay đền thờ với phẩm vật chất đống trên đó. Nhưng không, chiếc xe chạy qua nhiều chỗ nguy hiểm, và các quái vật man rợ chỉ chực chờ xông ra! Thậm chí nếu con giữ được thăng bằng mà không bị cuốn đi, con vẫn phải liệu mà tránh những cái sừng của Kim Ngưu, Nhân Mã và các xạ thủ Haemonian, rồi cả sự gầm rú và chiếc hàm sắc nhọn của Sư Tử, những chiếc đuôi đầy nọc Scorpio vụt ra để bao vây con từ mọi phía, lại còn chiếc càng của Cự Giải vươn ra từ hướng khác nữa. Con sẽ không dễ dàng khống chế những con ngựa ương bướng thở phì phò ra lửa ấy đâu [...] Hãy coi chừng, con trai của ta, ta không muốn tặng một món quà có thể gây nguy hiểm cho con trong khi vẫn còn nhiều cách khác để thực hiện để yêu cầu của con!" Tuy vậy Phaethon vẫn kiên quyết và cuối cùng, do thiếu kinh nghiệm nên cậu đã để mất kiếm soát trong khi cầm cương, khiến thế gian rơi vào hỏa hoạn.


      Nguồn: Wikipedia.Org | Dịch: Chloe & Ezra Ozaki | BBCode: AmySnow | Website: Vn-Sharing.Net
      Vui lòng ghi rõ link nguồn khi copy bài viết.
      Nếu phát hiện lỗi sai, thiếu sót trong bài dịch, xin vào topic hồi báo, góp ý.
      Sửa lần cuối bởi Ezra Ozaki; 27-09-2015 lúc 23:00.

    Đánh dấu

    Quyền viết bài

    • Bạn không thể đăng chủ đề mới
    • Bạn không thể gửi trả lời
    • Bạn không thể gửi đính kèm
    • Bạn không thể sửa bài
    •  

    Theo giờ GMT +7. Bây giờ là 22:08.

    Powered by vBulletin.
    Copyright© 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.
    Board of Management accepts no responsibility legal of any resources which is shared by members.