oOo VnSharing oOo

Go Back   Diễn đàn > Fan Clubs > Shounen-ai FC >

Trả lời
Kết quả 1 đến 10 của 28
 
  • Công cụ
  • Hiển thị
    1. Mối quan hệ của Sherlock Holmes và John Watson - Bí ẩn lớn nhất trong lịch sử truyện trinh thám






      ๖ۣۜSherlock Holmes & ๖ۣۜJohn Watson



      Bài viết này không thuộc quyền sở hữu của tôi, tôi chỉ biên tập, code, add hình và hệ thống lại nó theo topic trước đây của Vnsharing cũ.
      Vì nguồn Vns đã mất nên không có link dẫn, phần lớn đều là bài viết của bạn readwrite
      .



      MỞ ĐẦU BÍ ẨN



      "Tôi cảm thấy xé thịt trên đùi. Nhưng súng của Holmes bắn vào đầu anh ta. Tôi mơ hồ thấy Evans Sát Thủ ngã trên sàn, máu chảy đầy mặt và Holmes tước vũ khí. Cuối cùng tay của bạn tôi ôm lấy tôi, kéo tôi đến một chiếc ghế.
      - Bị thương có nặng không, Watson? Nặng không?

      Thái độ cuống quít của Holmes quả xứng đáng để tôi bị thương. Trong một giây lát, tôi thấy đôi mắt rớm lệ và đôi môi cương nghị run bần bật. Đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy nhịp đập mạnh của con tim cứng cỏi. Cái phát hiện này bù đắp đầy đủ tất cả những năm tháng cộng tác khiêm tốn và bất vụ lợi của tôi.
      - Không sao, Holmes à, chỉ trầy trụa sơ.

      Holmes lấy dao rạch quần tôi.
      - Đúng! - Anh ấy nói lớn và thở phào nhẹ nhõm - Vết thương xoàng thôi.

      Khuôn mặt của anh lại lạnh như đá. Khi nhìn tên tù của chúng tôi đang ngồi dậy, mặt mày ngơ ngáo nghe anh nói:
      - Cũng may cho mày đó. Nếu mày giết Watson thì mày sẽ không toàn thân mà rời căn hộ này đâu."

      Ba người họ Garridebs - Arthur Conan Doyle


      Xuất hiện lần đầu cách đây hơn một trăm hai mươi năm, đến nay Sherlock Holmes vẫn không giảm sự cuốn hút kì lạ với độc giả toàn thế giới. Holmes là biểu tượng của thám tử thông minh, quyết đoán, gan dạ... nhưng không chỉ có vậy, điểm đặc biệt của Holmes đó là xung quanh ông đầy rẫy bí ẩn. Một trong những bí ẩn lớn nhất là tình bạn của ông và bác sĩ Watson - người bạn mà Holmes có lần nói "Ngoài anh ra, tôi không có người bạn nào". Mối quan hệ này kì lạ đến nỗi nó đặt ra nghi vấn trong suốt một thế kỉ nay: liệu giữa bác sĩ Watson và Holmes có thứ tình cảm lãng mạn nào không? Nếu không, thì thứ tình cảm kì lạ của họ gọi là tình bạn liệu có chính xác không?


      CÁC TRÍCH DẪN TỪ NGUYÊN TÁC



      1. Scandal xứ Bohemia"Mười phút sau, tôi sung sướng thấy cánh tay Holmes trong cánh tay tôi" - Khi Holmes vừa chạy ra từ nhà Irene Adler, Watson đứng chờ một mình ở góc đường, trong đêm.

      2. Năm hạt cam: "Nhà tôi đã về thăm mẹ nàng, nên tôi đến ở tại phố Barker" - Watson thường xuyên đến ở cùng Holmes tại căn nhà cũ họ từng sống chung mỗi khi vợ vắng nhà. Sau khi vợ Watson chết, Holmes bí mật bỏ tiền mua lại phòng mạch của Watson, không cần thương lượng giá cả, chỉ để Watson mau chóng về lại phố Barker.

      3. Người đàn ông môi trề: ''...và tôi nhanh chóng chui vào trong chăn. Giờ đây, Holmes đang chuẩn bị cho một đêm không ngủ. Anh cởi áo khoác và áo gi - lê, mặc vào một áo ngủ màu thiên thanh, rồi đi xung quanh phòng, thu nhặt những chiếc gối và đệm từ ghế xô pha và ghế bành. Với những vật này, anh chồng chất chúng lại rồi ngồi lên, hai chân bắt chéo. Trong ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn, tôi thấy anh ngồi đó, mắt lơ đãng nhìn lên góc trần nhà. Anh ngồi yên lặng, không nhúc nhích, ánh sáng chiếu lên dáng người anh, nom như một con quạ già. Anh cứ ngồi như thế đến khi tôi ngủ thiếp đi, và anh vẫn còn ngồi như thế khi một tiếng kêu bất thần đánh thức tôi dậy...'' - Watson theo Holmes trong một vụ án, chỉ làm mỗi việc ngắm nhìn Holmes cho đến lúc Watson thiếp đi. Sau khi giải quyết vụ án, họ về Barker ăn sáng, Watson để vợ ở nhà ra đi từ tối hôm trước.

      4. Vương miện ngọc Berryl: "Và tôi không biết giờ nào tôi sẽ về. Vậy anh không cần chờ tôi. [...] Chờ đến khuya vẫn không thấy anh về, tôi bèn đi ngủ" - Watson có thói quen thức chờ mỗi khi Holmes ra ngoài điều tra một mình. Tôi không thức chờ bạn cùng phòng nếu nó đi khuya, tại sao phải chờ?

      5. Thung lũng khùng khiếp: " ..đêm đã khuya lắm rối. Lúc Holmes mở cửa vào phòng, tôi hỏi nhỏ:
      - Thế nào Holmes, có thấy gì không?
      Holmes cầm một ngọn nến, cúi xuống thì thầm vào tai tôi:
      - Anh có sợ khi phải ngủ chung phòng với một thằng điên không?
      - Không.
      - Ồ, vậy thì hạnh phúc cho anh đó.
      Thế rồi không nói thêm lời nào nữa, anh chui vào trong chăn." - miễn bình luận.

      6. Bộ mặt vàng lợt: "Vào tối hôm đó, lúc đã khuya, anh cầm một ngọn nến đi vào phòng ngủ và nói..." - phòng ngủ của ai? Sao Watson không đề cập, hay của tôi cũng như của anh, của anh cũng như của tôi?

      7. Tục lệ gia đình Musgrave: "Tôi nói bóng gió với Holmes rằng chừng nào anh thôi không ghi chép trong sổ tay của mình và giá anh bỏ ra khoảng một tiếng đồng hồ để làm căn phòng trở nên sinh động hơn" - Holmes có nhiều tật xấu: nghiện thuốc, bừa bãi, lười biếng, nhưng Watson hầu như chịu đựng được hết, chỉ trừ Holmes không biết giữ gìn sức khỏe làm Watson rất lo buồn.

      8. Tên tống tiền ngoại hạng (Adventure of C.A. Milverton): ''Holmes nắm lấy bàn tay tôi trong bóng tối và dẫn tôi băng nhanh qua phía bên kia những bồn hoa trồng những cây nhỏ có nhiều cành lá vươn ra quét vào mặt chúng tôi.
      Vẫn luôn luôn nắm chặt lấy tay tôi, Holmes mở một cánh cửa […] Vai Holmes tựa vào vai tôi và tôi đoán anh cũng đang quan sát Ngay sát trước mắt chúng tôi, phô ra tấm lưng rộng tròn của tên vô lại…. Tôi cảm thấy bàn tay Holmes lùa vào bàn tay tôi và anh siết lấy nó để làm tôi yên lòng, như để cho tôi thấy là anh thật bình thản.'' - họ đang đột nhập vào nhà một tên tôi phạm.

      9. Quý bà mất tích: "Anh ta gào thét lên vì giận dữ rồi vồ lấy tôi. Tôi đấm đá không tệ, nhưng y mình đồng da sắt, lại hung hăng như cọp. Y thộp cổ tôi và tôi sắp ngã thì một công dân Pháp râu ria lởm chởm trong đồng phục xanh, từ quán rượu chạy ra, tay cầm cây gậy ngắn, đập mạnh vào cánh tay trước của hung thủ. Y buông tôi ra, đứng im nhìn tôi trừng trừng và muốn vồ lấy tôi một lần nữa. Thình lình y cười chế nhạo, bỏ tôi lại và đi vào cái biệt thự tôi vừa chạy ra. Tôi quay lại, cám ơn người cứu mạng đứng cạnh tôi trên lề đường.
      - Nào, Watson! - Người này nói - Anh quậy rối bời, làm ơn quay về London với tôi bằng chuyến tốc hành đêm nay.'' - Holmes hai lần để Watson đi điều tra một mình, viện cớ bận, nhưng sau đó đều bí mật theo sau.

      10. Dải băng lốm đốm: "Rồi anh cười khẽ, và đặt môi vào tai tôi." - Tình tiết lập đi lập lại ở nhiều truyện khác.

      11. Căn nhà trống không: ''Tôi ngoái cổ để nhìn lại giá sách, khi quay lại thì tôi không thể tin ở mắt mình được nữa: Sherlock Holmes đang đứng ngay bên chiếc bàn của tôi và đang cười. Tôi khuỵu xuống vài giây. Tôi ngơ ngác nhìn anh, và sau đó thì, có lẽ đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng, tôi đã bị ngất…

      [...]

      Những ngón tay gầy, lạnh lẽo của Holmes bóp chặt bàn tay tôi, anh dẫn tôi theo một hành lang dài…Cạnh cửa sổ không có một ngọn đèn nào, còn tấm kính trên cửa sổ thì bị một lớp bụi dày bao phủ. Chúng tôi nhận ra nhau khá chật vật. Holmes đặt tay lên vai tôi, và cúi sát môi vào tai tôi.

      [...]

      - Chúng ta đến đây làm gì?
      - Đến đây để nhìn hình dạng tuyệt vời của ngôi nhà. Anh thử nhìn vào cửa sổ của buồng cũ chúng mình đi, nơi đó đang mở ra những cuộc trinh thám đầy thú vị. Anh thử xem, tôi đã mất khả năng làm anh kinh ngạc chưa, sau ba năm trời phiêu bạt?" - Holmes trở về sau trận chiến với Moriaty, Watson tưởng anh đã chết. Đêm đó họ cùng phục kích tội phạm trong căn nhà bỏ không.

      12. Tục lệ ở gia đình Musgrave: "Trong này có không ít điều thú vị ! - Anh vừa nói vừa thân ái nhìn tôi" - không gì để nói

      13. Công việc sau cùng của Holmes: "-Anh muốn nói tới chuyện gì vậy?
      - Tôi không phải là kẻ nhát gan.Tuy vậy, coi thường mối nguy hiểm đe dọa bạn mình là ngốc xuẩn, chứ không phải can đảm.

      [...]

      - Tôi đã hoài công để gọi anh. Câu trả lời duy nhất là tiếng dội âm vang nhắc lại giọng tôi từ những vách đá thẳng đứng bao quanh. Nhìn cây gậy mà lòng tôi lạnh toát. Như thế nghĩa là kẻ thù đã đuổi kịp anh ngay tại đây.

      [...]

      Cố trấn tĩnh lại, tôi ngồi bất động đến hai phút, người tê liệt vì lo sợ.

      [...]

      Tôi gào lên, nhưng chỉ có tiếng ầm ào của thác nước tựa như giọng người vọng đến tai tôi." - Watson đang ngồi trong phòng thì Holmes về và đóng kín cửa sổ lại, vì sợ kẻ thù của mình làm ảnh hưởng đến anh.

      14. Ngôi nhà trống không: Sherlock Holmes đang đứng mỉm cười với tôi. [...] Sau đó có lẽ tôi đã ngất xỉu đi.Tôi chỉ nhớ có một đám mây màu xám bao phủ lấy mắt tôi,và lúc nó tan đi thì tôi thấy cúc áo cổ của tôi được nới ra. Tôi cảm thấy môi mình có vị cô nhắc.

      [...]

      - Watson thân mến - một giọng nói quen thuộc vang lên - Xin thứ lỗi cho tôi. Tôi không đoán được điều đó lại tác động anh đến thế.

      [...]

      Tôi không còn tin vào mắt mình nữa. Phải chăng đây là anh, là anh, chứ không phải một người nào khác đang ngồi trong phòng tôi! Tôi nắm lấy tay áo của anh, sờ nắn vào bàn tay anh và nói tiếp: [...] Những ngón tay lành lạnh và thanh mảnh của Holmes nắm lấy tay tôi. [...] Holmes đặt tay vào vai tôi và gần như môi anh chạm vào vai tôi." - Watson sau khi gặp lại Holmes đã lăn ra xỉu, tỉnh dậy thấy môi có vị cô nhắc, nút áo bị cởi, và xin nhắc rằng đổ trực tiếp thứ gì đó vào miệng một người đang ngất xỉu, trong tư thế nằm có thể khiến họ bị sặc, vậy thì chỉ còn phương án thứ 2.

      15. Tên tống tiền ngoại hạng: "- Tôi không thích điều đó, nhưng ta đành phải làm thôi, chừng nào lên đường?
      - Ồ, không có anh.
      - Nếu anh không cho tôi chia sẻ nỗi hiểm nguy của anh thì tôi sẽ chạy tới đồn cảnh sát gần nhất và báo cho họ chuyện này.

      [...]

      - Anh không giúp tôi được điều gì đâu.
      - Làm sao anh biết được? Ai có thể nói điều gì sẽ xảy ra!
      Holmes có vẻ khó chịu, nhưng mặt anh rạng rỡ và anh đặt tay lên vai tôi:
      - Được, từ vài năm qua chúng ta sống chung trong một mái nhà, thật là thích thú nếu chúng ta cùng chung một xà lim." - Holmes đi đột nhập nhà người/Watson là vợ cười cười (?) đi theo.


      16. Vụ án ở Reigate: Holmes bị bệnh, Watson và Holmes đến ở chơi nhà một ng bạn cũ của Watson ở vùng quê. Cứ mỗi lần Holmes định tham gia vụ án là Watson "Giơ một ngón tay lên" mà bảo: Anh đến đây là để nghỉ ngơi, không đđược bắt đầu óc làm việc. Holmes bất chấp niềm say mê công việc, chỉ nhún vai và nhìn những người đang trông đợi chứng kiến tài nghệ của anh với vẻ đành-chịu-không-cãi lời-bác-sĩ-đâu. Rồi tới lúc Holmes buộc không thể từ chối vụ án nữa vì cảnh sát tới nhà, Holmes cười nói "Xem ra số phận chống lại Watson rồi" trong khi Watson thì buồn và thất vọng. Hai người tiếp tục bên tung bên hứng suốt vụ án. Đặc biệt đoạn Holmes giả bộ vì bệnh mà choáng váng, lú lẫn hết cả để lừa tên tội phạm. Watson xót xa lo lắng còn Holmes thì mỗi lần làm bộ vậy đều chú ý xem Watson phản ứng ra sao và tất nhiên là vui sướng vì thấy Watson lo cho mình. Mấy chi tiết này đc cụ Doyle tả tỉ mỉ nhé, làm có lúc mình nghĩ vụ án này chỉ là cái nền cho phần tình cảm sướt mướt kể trên. Thử hỏi truyện trinh thám vừa thú vị thông minh vừa "cảm động" như vậy ai viết đc ngoài cụ Doyle? Nếu Wikipedia viết định nghĩa cho từ dễ thương thì chắc phải lấy cái này làm ví dụ.

      17. Cô gái đi xe đạp: là một bằng chứng trong những biến chuyển rõ rệt trong con người Holmes sau 3 năm giả chết. Mối quan hệ của Holmes/Watson cũng thay đổi nhiều. Trong vụ này có đoạn Watson báo cáo với Holmes đã đi theo dõi ra sao bị Holmes chê kém cỏi. Lúc trước Watson rất sợ mình không giúp ích đc gì so với tài năng quá xuất chúng của Holmes, nên bị Holmes chê là buồn (có lần suýt khóc) nhưng lần này không chịu nổi, giận. Holmes đang trong lúc phấn khích vì vụ án cũng đành phải dỗ "Đừng có làm mặt giận như vậy", trong bản Eng Holmes còn gọi Watson "My dear sir,...". Những tưởng vậy là quá lắm rồi, Holmes đã quen "sỉ nhục" người kém cỏi. Vậy mà dỗ đến đó chứ cũng chưa yên tâm, đến cuối truyện quay sang khen Watson là đã "Phát hiện một chi tiết quan trọng mà tôi không chú ý". Thực có phải Sherlock Holmes không vậy? Phải thấy cảnh Holmes nói shock Lestrade mới thấy cái độ tàn nhẫn của con người này.

      18. Quý bà mất tích thì biết là Holmes đã kinh nghiệm đầy mình trong các vụ án đến đâu rồi mà phá án cứ như du lịch giải khuây. Nào là cho Watson đi xa điều tra một mình, hai người thư đi tin lại hằng ngày, lại còn Holmes thì viết thư chọc ghẹo, Watson thì giận dỗi. (Mẹ ơi! Tin nổi không trời) Giỡn nhau đến độ lúc Holmes nói Watson chú ý đến "cái tai của ng đàn ông", Watson tưởng Holmes lại chọc ghẹo mình nên chả thèm nghe. Sau này Holmes cũng không trách móc gì Watson. Ai biểu khoái chọc ghẹo làm chi, người ta không thèm tin là phải rồi, còn dám trách ai nữa.

      19. Bàn chân của quỷ: "Do vậy vào đầu mùa xuân 1897, hai chúng tôi đến ngụ trong một biệt thự nhỏ bé gần vịnh Polhu. [...] "Tôi rầu rĩ, nhưng Holmes thì vui vẻ vô cùng: Một bài toán với nhiều diễn biến và bí hiểm đang chờ đợi anh..." - Holmes phải đi thay đổi không khí "Nếu muốn tránh một sự suy thoái tâm thần nghiêm trọng", và hãy để ý là bao giờ Holmes đi dưỡng bệnh đều có watson tò tò đi theo. Watson rầu rĩ, lẽ ra anh có thể xin về ngay nếu muốn và chắc holmes cũng sẽ không từ chối (có thể sẽ nài nỉ chút ít), tại sao vậy?

      20. Con chó của dòng họ Basketville: "- Bị cảm lạnh sao Watson?
      - Không.Quả thật cái thứ hương trầm này thật khó thở.
      - Vâng, anh nói đúng,có hơi nhiều khói ở dây.
      - Hơi nhiều sao ? chẳng thể thở nổi !
      - Vậy hãy mở cửa sổ ra.Tôi thấy anh suốt ngày ở câu lạc bộ .
      - Anh bạn thân mến, anh đoán mò rồi.
      - Nhưng có đúng vậy không?
      - Tất nhiên là đúng, nhưng mà sao anh...
      Anh nhìn vào bộ mặt bối rối của tôi và phá lên cười:
      - Anh Watson, sự hồn nhiên của anh quả là đáng mến !..." - Oh my, tân lang tân nương's life Watson đúng dễ thương ~><

      21. Viên đá của Mazarin: "Cuối cùng tôi nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của Billy, thằng bé sâu sắc và tế nhị, người đã giúp khỏa lấp cái hố sâu đơn côi và cô quạnh của nhà thám tử đại tài.

      [...]

      - Đúng vậy, thưa ông. Một vụ mà ông ấy phải dốc toàn tâm toàn trí. Cháu lo cho sức khỏe của ông ấy. Ông ấy tái mét, gầy đi, bỏ ăn...

      [...]

      Watson vừa bước tới thì cánh cửa phòng bật mở, cho thấy cái dáng vóc lêu nghêu của Holmes. Khuôn mặt bơ phờ, nhưng bước đi vẫn nhanh nhẹn như thường ngày. Holmes bước tới cửa sổ, kéo bức sáo xuống.
      - Đủ rồi Billy! Chết đó cháu ơi! Sao Watson? Gặp anh tại căn hộ thân ái này là thích thú vô cùng. Anh tới đúng lúc đó.
      - Hình như vậy.
      - Cháu có thể lui, Billy...Tôi lo cho thằng bé quá, anh Watson. Đâu thể để nó chịu hiểm nguy." - Holmes + Watson + Billy = Happy SW family




      22.1 Cung đàn sau cuối: "Về phần anh, Watson! London không quá xa so với cỗ xe già cỗi của anh. Tôi có một chi phiếu 500 bảng Anh trong túi, và tôi muốn lãnh càng sớm càng tốt. Vì người viết phiếu, hoàn toàn có quyền chống đối, nếu ông ta được tự do tới ngân hàng."

      22.2 Câu chuyện ở kí túc xá: "- Cám ơn ngài! Đó là điều thứ 2 ở chỗ ngài khiến cho tôi đặc biệt quan tâm.
      - Thế còn điều thứ nhất?
      Holmes gập tấm séc lại làm đôi, thận trong đặt nó vào giữa cuốn sổ của mình.
      - Tôi là người không thật giàu có lắm- Anh nói là nhét cuốn sổ tay sâu hơn vào túi trong."

      22.3 Nhà thầu khoán ở London: "Holmes đã trở về London từ nhiều tháng qua. Theo lời yêu cầu của Holmes, tôi về ở chung với anh trong một căn hộ cũ.Y sĩ trẻ Verner đã sang lại phòng khách nhỏ bé của tôi với cái giá cao nhất mà tôi đánh bạo đưa ra. Sau này tôi mới biết Verner là họ hàng của Holmes và chính anh đã bỏ tiền ra." - hai câu đầu cho thấy Holmes là người rất quan trọng chuyện tiền bạc, anh làm việc không nghỉ và không từ thủ đoạn nào để kiếm tiền nhưng anh không ngần ngại bỏ ra số tiền mà chính watson cũng phải "đánh bạo đưa ra" để đưa tình yêu của mình về.

      23. Bàn chân của quỷ: "Cùng lúc đó, tôi thấy mặt của Holmes trắng như ma, cứng như xác chết, đầy đủ các triệu chứng kinh hoàng, đầy đủ những đường nét tôi đã thấy trên các nạn nhân. Thấy được Holmes thì tôi bừng tỉnh. Tôi nhảy khỏi ghế bành, ôm chầm lấy Holmes, khập khễnh dìu nhau ra khỏi cửa, nhảy lăn xuống bồn cỏ và nằm sát bên nhau.
      [...]
      - Lấy danh dự mà nói - Holmes nói có phần ấp úng - Tôi vừa cảm ơn vừa xin lỗi anh. Cuộc thử nghiệm đó đối với một người đã nguy hiểm rồi, đắng này tới hai người, tôi xin lỗi.
      - Anh dư biết rằng- Tôi nói với sự xúc động - Được tiếp tay với anh làm tôi vui và hãnh diện vô cùng" - Hai người đang thực hiện một cuộc thí nghiệm liên quan đến khí độc, và cả 2 đều bị trúng (sao có thể ngu thế, tự nhốt mình vào phòng và xả khí). Thật vất vả cho Watson rồi.

      24. Câu chuyện ở kí túc xá:" - Lẽ nào lại có thể để người bất hạnh nằm đây được.
      - Hãy viết vài chữ cho tôi.
      - Nhưng thiếu sự trợ giúp của nah, tôi không thể tiến hành công việc được..." Hai người đang đi điều tra thì thấy một cái xác. Holmes tuy luôn miệng than phiền cách làm việc của Watson, nhưng nếu không có anh thì Holmes "không thể tiến hành công việc được"

      25. Con chó của dòng học Basketville: "- Những tin đồn về người thám tử danh tiếng đã vang đến vùng chúng tôi. Và nếu như có mặt ông ở đây, thì nghĩa là ông Sherlock Holmes rất quan tâm đến vụ này" (Phải "rất quan tâm" thì Holmes mới để tình yêu của anh đi nhé)

      [...]

      Bỗng có một giọng nói rất quen thuộc vang lên:
      - Một buổi chiều thật tuyệt vời, anh Watson! Tại sao lại ngồi ở nơi ngột ngạt như thế? Ở ngoài trời dễ chịu hơn nhiều.
      Tôi đứng lặng một lúc, không tin vào tai mình, tôi không thể thở được. Sau đấy tài ăn nói mới trở lại với tôi, và tôi cảm thấy một sức nặng lớn đã trút khỏi vai tôi. Giọng nói xỏ xiên ấy trên khắp thế giới này, chỉ có thể thuộc về một người mà thôi!
      - Holmes - Tôi kêu lên - Sherlock Holmes!" (Watson đang nấp trong một cái hang, tay cầm súng vì nghi kẻ thù đang theo dõi anh (vế sau đúng) và anh không hề nghĩ đến chuyện giận Holmes khi đẩy anh vào nơi nguy hiểm như vậy.)

      "... - Thế mà tôi tưởng anh đang ở đường Baker kia đấy!
      - Tôi muốn chính anh nghĩ như vậy.
      - Thế nghĩa là anh nhờ cậy sự giúp đỡ của tôi mà lại không tin vào tôi. Tôi nghĩ là tôi xứng đáng được hơn thế chứ!
      - Anh bạn, trong vụ án này cũng như nhiều vụ án khác, sự giúp đỡ của anh là vô giá. Chân thành mà nói, tôi cảm thấy anh đang lâm vào vòng nguy hiểm, nên tôi đã đến đây.
      - Thế nghĩa là tất cả những bản phúc trình của tôi dc viết ra một cách vô ích - Tôi run run nói, sau khi nhớ lại biết bao công sức và niềm tự hào đã được đặt vào những bản tường trình ấy.
      Holmes rút từ trog túi ra một đống thư tín.
      - Nó đây này, bạn ơi! Chúng đã được nghiên cứu một cách tỉ mỉ nhất. Tôi sắp xếp khéo léo đến mức cúng đến với tôi chỉ sau một ngày. Xin nồng nhiệt chúc mừng anh. Lòng kiên trì và tài quan sát mà anh đã bộc lộ trog công việc cực kì khó khăn này cao hơn bất cứ lời khen nào.
      Những lời nói nồng nhiệt của Holmes đã làm nguôi cơn tức giận của tôi. Tự trong thâm tâm, tôi thừa nhận rằng vì những đòi hỏi của vụ án, tôi không cần thiết phải biết sự có mặt của anh tại đây." - (Watson thật là một người vợ ngoan và một lần nữa Holmes dù hay than phiền cách làm việc của Watson, nhưng chưa bao giờ đánh giá thấp những sự giúp đỡ của anh.

      26. Chiếc nhẫn tình cờ: "Trong tuần đầu, tôi đã tưởng Holmes không có mấy bạn bè. Nhưng chẳng bao lâu, tôi nhận ra anh quen biết rất rộng. Đầu tiên, một anh chàng người nhỏ bé, da tái, mặt choắt, mắt đen, đến ba bốn lần liền trong một tuần. Một hôm, có cô gái ăn mặc theo thời trang đến vào buổi sáng và ở chơi chừng một giờ. Ngay chiều hôm đó có thêm ông khách quần áo xuềnh xoàng, tóc hoa râm, dáng dấp như một người bán hàng rong. Và tiếp theo đó là một phụ nữ cao tuổi, xống áo cẩu thả. Một dịp khác có một ông chững chạc, tóc bạc trắng hết cả. Rồi một phu khuân vác ở nhà ga trong bộ đồng phục bằng vải nhung. Mỗi khi có khách đến, Holmes yêu cầu tôi để cho anh được sử dụng phòng khách. Lần nào anh cũng không quên xin lỗi tôi...

      [...]

      - Không khi nào! Anh đã đưa phép suy đoán của anh đến chỗ gần thành một môn khoa học chính xác như chưa từng có trên thế giới này. - Những lời tôi nói và vẻ khâm phục trên nét mặt tôi khiến holmes đỏ mặt vì sung sướng." - Holmes đã khá nổi tiếng từ trước khi gặp Watson, chắc chắn với biệt tài của mình, người ta khen ngợi anh khá nhiều, trong suốt câu chuyện cũng có nhiều lời khen ngợi anh. Nhưng làm anh phải đỏ mặt tía tai thì chẳng có ai ngoài....

      27. Các bản vẽ tàu ngầm Bruce Partington:"- Watson à, anh canh ngoài đường. Còn tôi thì tự dành cái vai tội đại hình. Không phải là lúc để chúng ta bàn tán. Hãy nghĩ tới Mycroft tới Bộ tư lệnh Hải quân, tới nội các, tới viên chức cao cấp đang đợi tin. Chúng ta phải hành động thôi.
      Để trả lời, tôi đứng lên:
      - Anh có lý! Chúng ta phải hành động thôi.
      Holmes cũng đứng lên bắt tay tôi:
      - Tôi biết chắc rằng anh không bao giờ bỏ rơi tôi vào phút nguy nan.
      Trong chớp nhoáng tôi đọc trong mắt anh một tình cảm gần như sự trìu mến. Ngay sau đó anh lấy lại sự tự chủ và tỏ ra thực tế." (Trời ơi mấy màn đào tường khoét vách làm mình chết lên chết xuống cứ mỗi lần đi đột nhập là phải mùi mẫn thế này sao? "Chàng ơi chàng đi cho xa/Thiếp ở nhà chờ không sao cả." Chẳng lẽ thế này?)

      28. Các hình nộm đánh bài: "Tôi khá hài lòng tìm lại được bầu không khí ấm áp trong căn phòng của Holmes. Nhưng tôi buồn rầu khi thấy Holmes đã đứng lên đi lại.Anh đứng trước bàn làm việc, tựa người trên một cái nạng ở cánh tay phải và đang xem xét quyển bản đồ với vẻ chăm chú nhất trên đời.
      Trước lời khiển trách của tôi, anh đáp: ..." - Holmes không thể tự chăm lo sức khỏe của mình, và Chúa không thể ở bên anh mọi lúc mọi nơi, có lẽ vì thế mà ngài tạo ra Watson.

      [...]

      Theo bản năng, Holmes đứng dậy. Anh ta kêu lên một tiếng vì mắt cá chân đau buốt, hắn xô đẩy anh, làm anh ngã xuống trường kỉ.
      - Dali, tôi cho ông lời cảnh cáo cuối cùng - Tôi nói
      - Anh sinh viên y khoa lùn tịt muốn làm anh hùng. Tao sẽ cho mày...

      [...]

      Mặc dù chân đau, Holmes cũng nhảy dựng lên ghế trường kỉ.
      - Watson! Tôi chưa bao giờ thấy cú direct đập vào cằm lại mạnh đến thế. Anh đánh rất chính xác và rất mạnh khiến hắn phải mất đến 10 phút để ra khỏi xứ sở của các giấc mộng." - "Giặc đánh chồng bà/Bà cũng đánh cho"

      29. Chiếc đồng hồ báo thức: "Anh ngồi thụp xuống chiếc ghế bành duy nhất trong phòng. Tôi phản kháng bằng cách không chiu ngồi trên giường người chết. Tôi phản kháng cho đến khi...

      - Watson!

      Tôi choàng tỉnh ngồi dậy, đầu óc còn bàng hoàng. Ánh nắng ban mai đã ngập tràn và chiếc đồng hồ của người quá cố vẫn vang lên tích tắc..." - Đây là báo động của bác Doyle cho biết mối quan hệ hai người đã tiến xa đến mức nào Holmes đã làm việc gì đó khiến Watson không thể phản kháng được, hành động đó liên quan tới cái giường, và khiến đầu óc anh Watson bàng hoàng (bác Doyle à, bác còn thiếu đau hông nữa.)


      WATSON WAS A WOMAN...?



      Watson was a woman, là một bài viết của Rex Stout. Tên của người phụ nữ đó là IRENE WATSON, ghép từ chữ đầu tiên của 11 tiêu đề. Nhưng bài này đọc cho vui thôi, không có gì nghiêm túc cả, đùa, nhưng đùa rất thông minh.

      Có thể nói Sherlock Holmes là tác phẩm có hint SA sớm nhất trong lịch sử, thế giới dị nghị hai người từ trước khi shounen ai của Nhật và slash của phương Tây ra đời khoảng 80 năm. Đến bây giờ lượng fan Holmes/Watson và "thành quả" của họ đã dữ dằn lắm rồi. Nhưng thâm tâm mình có chỗ vẫn ko đồng ý với họ. (Oa Oa)

      Các bản dịch cũng cắt bỏ rất nhiều, không biết các bạn có nhận ra không. Vì bộ của mình có cũng cắt khúc mấy đoạn mô tả Holmes dùng cocaine (chắc sợ ảnh hưởng độc giả) và dịch tuy khá ổn nhưng thoáng quá, không sát, nên thấy độ hint không nặng. Chứ như đoạn Watson bị bắn vào đùi ấy, đọc nguyên bản tiếng Anh của cụ Doyle mà mình tự hỏi cụ nghĩ gì mà viết thế này:

      “You’re not hurt, Watson? For God’s sake, say that you are not hurt!”
      It was worth a wound–it was worth many wounds–to know the depth of loyalty and love which lay behind that cold mask.''





      Trong truyện Dấu hiệu bộ tứ, đoạn đầu Holmes và Watson cãi nhau vì Watson can mãi Holmes vẫn chơi thuốc, sau đó Watson gặp Mary Morstan và fall in love trong vòng vài ba ngày kể từ lần đầu gặp gì đó, rồi quyết định đính hôn và goodbye Holmes, cũng bị cắt mất.

      Về bác sĩ Watson mà nói, nhân vật này khá đa cảm và ngưỡng mộ Holmes quá mức bình thường, cộng thêm tính lặng lẽ, nhút nhát và ngây ngô mà như Holmes có lần đã nói: "Bác sĩ Watson đây là hiện thân của sự e dè", nên không bao giờ đưa ra quyết định gì cả. Holmes thì ngược lại, chỉ trong một đoạn văn mà Watson dùng tới 3 lần từ "masterful" để miêu tả Holmes. Watson hầu như suốt buổi chỉ quan sát Holmes và ngóng chờ những biểu hiện tình cảm của con người lạnh lùng này.

      Không thể chối cãi cái điều phần nữ tính trong con người Watson bộc lộ mạnh mẽ khi có Holmes bên cạnh. Đến nỗi Rex Stout (tác giả truyện trinh thám nổi tiếng của Mỹ, cha đẻ thám tử Nero Woft) viết hẳn một bài: Watson was a woman, bàn về việc này. Bài viết này hài hước nhưng mà bạn biết đó, ông ta là nhà văn chuyên viết trinh thám, nên phân tích và soi mói rất dữ dằn. Moi hint giỏi kinh. Ông này chắc fanboy.


      VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH GIA ĐÌNH NHÀ JOHNLOCK



      Nghi án của chúng ta bắt đầu từ lời tâm sự của Watson trong truyện Sherlock Holmes hấp hối (The Dying Detective):

      “Tuy nhiên anh thanh toán tiền thuê nhà một cách vương giả. Tôi chắc chắn rằng với tiền thuê căn hộ đó trong mấy năm thì bằng với số tiền mua toàn bộ ngôi nhà của bà Hudson.”

      Đầu tiên mình xin được nhắc rằng tài chính là vấn đề riêng tư, nhạy cảm. Bạn hưởng lương bao nhiêu/tháng, tài khoản ngân hàng của bạn có bao nhiêu, bạn tiêu xài như thế nào… không phải là những vấn đề có thể dễ dàng chia sẻ với bất cứ ai. Vì vậy mà chúng ta không biết lương của đồng nghiệp, không bao giờ tự nhiên đếm tiền trước mặt người lạ. Và với hai người đàn ông, đây lại là chuyện tế nhị hơn nữa.

      Quay lại với Watson và Holmes, Watson biết rằng Holmes “thanh toán tiền thuê nhà một cách vương giả” thậm chí còn biết “tiền thuê căn hộ đó trong mấy năm thì bằng với số tiền mua toàn bộ ngôi nhà”. Câu hỏi đặt ra ở đây là Watson biết được thông tin này như thế nào? Bạn có thể nói rằng họ ở với nhau quá lâu đủ để biết tất cả về nhau, nhưng hãy nghĩ kĩ một chút:

      Đầu tiên, trong Dying Detective, Watson không nói chính xác sự việc xảy ra vào năm nào, nhưng có đề cập rằng đó là năm thứ 2 kể từ khi anh có vợ (1890). Vậy trong khoảng thời gian này, Watson đang sống xa Holmes. Holmes và Watson sống cùng nhau vì muốn chia sẻ tiền thuê nhà, vậy sau khi Watson dọn đi, Holmes mới bắt đầu một mình thanh toán số tiền này. Điều đó có nghĩa là, Watson không còn can dự gì vào những lần thanh toán tiền nhà cho bà Hudson, anh chỉ có thể biết thói quen phóng khoáng này của Holmes, nếu như, Holmes kể cho anh nghe.

      Holmes kể với Watson về việc anh thanh toán tiền nhà như thế nào? Và thậm chí là cụ thể đến mức Watson có thể kết luận rằng số tiền đó đủ lớn để mua cả căn nhà? Thật là một chủ đề kì cục trong các cuộc nói chuyện giữa bạn bè. Bạn có thể thấy rằng, trong hầu hết các tình huống, những gì Holmes nói về cách tiêu tiền của mình như trên đây, rất có thể gây liên tưởng về một con người khoe mẽ. Mình lại không nghĩ Holmes là người như vậy.

      Chúng ta chỉ có thể nói về việc này mà không bị cho là khoe khoang khi chúng ta nói với những người trong gia đình: anh chị em, cha mẹ hoặc vợ chồng. Bạn hãy thử nghĩ lại, bạn có ý định nói với bạn thân nhất của mình trong tài khoản của bạn có bao nhiêu không? Chỉ với những người trong gia đình, bạn mới cảm thấy cần cho họ biết về khả năng tài chính của mình. Đề tài mà Holmes và Watson trò chuyện quả là kì cục đối với những người bạn bình thường, bạn bè không chia sẻ mọi thứ, đó là điều không thể chối cãi. Đề tài này chỉ không kì cục khi bạn nhắc đến nó trong bữa ăn gia đình hoặc là khi bạn gối đầu lên tay chồng bạn, nói chuyện trước khi đi ngủ, lúc đó thì chẳng có đề tài gì là kì cục nữa cả, mọi thứ đều đc nhắc đến.

      Đến đây chúng ta chỉ có thể kết luận: đối với Holmes, Watson hoàn toàn được xem là một thành viên trong gia đình.

      Trường hợp thứ 2, nếu Watson biết được thói quen tiêu tiền của Holmes không phải qua lời kể mà do quan sát thấy như hầu hết mọi thông tin khác về Holmes mà anh thu thập được thì sao? Như mình đã nói ở trên, điều này rất khó xảy ra, vì Holmes chỉ bắt đầu một mình thanh toán tiền nhà từ khi Watson dọn đi, Watson không có cơ hội chứng kiến, chỉ trừ khi: ngay từ khi Watson còn sống chung với Holmes, tiền nhà đã do một mình Holmes thanh toán.

      Điều này rất khó xảy ra, vì sao thì không cần giải thích. Nhưng có khả năng không? Có.

      Quay lại năm 1881, khi họ gặp nhau lần đầu, Watson nói rõ: “chính phủ cho tôi nghỉ chín tháng để lấy lại sức” nhưng sau đó, chúng ta đều biết Watson xuất ngũ và ở lại London trọn đời, và Watson cũng không đề cập gì đến việc hành nghề của mình. Chỉ sau khi lấy vợ mới nói rằng “hành nghề y tại nhà riêng”. 221B Barker St. không phải là phòng mạch rồi, có thể Watson thuê một chỗ khác để làm việc hoặc làm tại bệnh viện, nhưng chưa một lần nào nghe anh nhắc tới, trong khi việc hành nghề sau kết hôn đc đề cập nhiều lần, ngay cả việc ăn sáng, vệ sinh tẩu thuốc lẫn đi tắm hơi cũng đề cập tỉ mỉ, mà hành nghề y sau khi xuất ngũ, lại không có một dòng nào. Tại sao? Đơn giản vì nó không tồn tại, Conan Doyle chưa bao giờ nghĩ đến Watson làm việc như một bác sĩ trong thời gian ở cùng Holmes.

      Xuất ngũ và bỏ việc. Điều gì, sự kiện gì trong đời có thể làm bạn thay đổi cả một kế hoạch lâu dài như thế, thậm chí gác công việc sang một bên? Vâng, lấy chồng.

      E hèm, nói vậy sẽ làm bạn Watson đỏ mặt. Nhưng thôi cứ tiếp tục: sau chín tháng nghỉ phép, xuất ngũ đương nhiên là không còn lương của quân đội nữa. Watson cũng không đi làm, thu nhập duy nhất chúng ta biết anh có là từ nhuận bút của những bài báo về chiến công của Holmes. Thu nhập của Watson dựa vào Holmes. Suy nghĩ thực tế một chút, chúng ta biết rằng, tác giả nào cũng phải chịu một giai đoạn đầu túng thiếu, nhuận bút chưa đáng là bao vì tác phẩm của mình chưa đc nhiều ng biết đến. Tác phẩm nào cũng cần phải có thời gian mới phổ biến rộng đc. Nhất là trường hợp đăng báo kì như Watson, người đọc cần phải thử thách tác phẩm qua nhiều lần, chứ không phải dễ dàng phổ biến do được các nhà phê bình đánh giá như một cuốn sách. Vậy…trong thời gian thu nhập của Watson còn ít ỏi như thế, mà anh vẫn không nghĩ gì đến chuyện kiếm việc làm? Watson còn phải gánh phân nửa tiền thuê nhà nữa nha, đâu phải thảnh thơi gì. Nhưng anh vẫn hoàn toàn yên tâm toàn tâm toàn ý làm người cộng sự của Holmes. Chỉ có thể bởi vì, có người nào đó đã bảo đảm tài chính cho Watson rồi. Mình liều lĩnh nói “người nào đó” chính là Holmes, nếu bạn nghĩ đến ai khác, mình rất vui long được biết. Vì sao Holmes lại bảo đảm tài chính cho Watson? Nói nghiêm túc, vì Holmes muốn có một người chép sử cho mình, anh muốn Watson không được bỏ sót các vụ án của anh, vì vậy “giúp đỡ” bạn mình trong thời gian tác phẩm chưa ăn khách là dễ hiểu. Và bạn biết rồi đó, Watson thì Holmes nói sao bạn ấy nghe vậy, chưa cãi bao giờ. Hay chúng ta cũng có thể hiểu thế này: trong 9 tháng nghỉ phép đã có biến chuyển gì đó giữa hai người bạn cùng nhà, và họ quyết định thay đổi tình trạng tài chính từ 2 thành 1. Tùy bạn lựa chọn cách hiểu nhá.

      Thêm một ý nhỏ ở đây: trong Tục lệ Musgrave, Holmes có nói: “Ngay từ khi mới quen anh, tôi đã có một phạm vi hoạt động đáng kể, mặc dầu không thật sinh lợi nhiều lắm. Cho nên chắc anh không thể tưởng tượng đc là vào thời kì đầu, tôi phải sống thiếu thốn thế nào, và tôi phải chờ đợi ngày thành đặt lâu ra sao”. Theo cách nói của Holmes, Watson biết rõ khả năng tài chính hiện tại của Holmes thế nào. Cụ thể là biết rằng hiện nay Holmes dư dả ra sao. Haha, truyện này có đoạn mở đầu thật dễ thương: Watson cằn nhằn Holmes bừa bãi (y như vợ phải chịu đựng chồng), tiếp đến Holmes miễn cưỡng nghe lời, xong đang dọn dẹp thì lục ra món đồ cũ, gạ kể chuyện cho Watson nghe, rồi lại giận hờn mà nói “ Lưu lại mấy món đồ cũ này làm chi, anh ngăn nắp lắm kia mà”. Tiếp đó là cái tiết lộ rất đáng chú ý về chuyện tiền bạc ở trên và sau cùng là một đêm kể chuyện tỉ tê (làm mình nhớ đến câu nói đùa tân nương tân lang’s life của Mr. Casablanca)


      Kết luận(1): Holmes và Watson như một gia đình: thu nhập của Watson dựa vào Holmes, Watson biết rõ tình hình tài chính lẫn cách Holmes tiêu tiền. Thậm chí có thể trong một khoảng thời gian nào đó, Holmes là người chu cấp cho Watson.


      SHERLOCK BBC - NGƯỜI ĐẸP VÀ QUÁI VẬT



      Sherlock Holmes không phải chỉ một thám tử cũ kĩ của thế kỉ 19 thôi đâu, anh ấy còn làm mưa làm gió dữ dội lắm. Giống như hội những người theo "Chủ nghĩa Jule Verne", gọi là Vernian thì cũng có đông đảo những người đc gọi là Sherlockian (in US) và Holmesian (in UK). Mà đã nổi tiếng như vậy dính scandal là chuyện tất nhiên. Hint Holmes/Watson thuộc loại scandal bự nha, dù tán thành hay không, nếu bạn quan tâm đến Holmes thì cũng nên biết qua phần còn lại của thế giới nghĩ gì về Holmes và Watson.

      Nhờ chúng em mà độ hot của anh càng ngày càng tăng, bằng chứng là đây: Năm 2010, vai Sherlock Holmes đc giao cho một diễn viên đẹp trai ngời ngời: Benedict Cumberbatch. Tuy xinh tươi như thế nhưng Sherlock của anh ấy thuộc loại quỷ nhất từ trước tới nay, nên fan thường hay gọi Watson và anh ấy là "Beauty and the beast"

      Benny Cumberbatch aka Sherlock Holmes:


      Martin Freeman aka John Watson:



      Editor's note: Cái miệng John ; A: Mà 1m69 đúng cạnh Benedict trông nhỏ bé dã man ; A:
      Sẵn tiện nói luôn là mình ship Johnlock vì bản Sherlock BBC trước nên có rất nhiều cái muốn nói nhưng giờ chưa tiện.
      Cũng vậy mà bài viết này toàn là hình minh họa Johnlock BBC không, hy vọng các bạn không phiền vì nó =]]

      The famous pair:


      Khoảnh khắc ấy:


      Cảm giác của fangirl:


      H: Close your eyes!
      W: What? Why? Why! What are u doing? Oh, poor John









      Sửa lần cuối bởi Ngố Ăn Hại; 05-12-2014 lúc 09:21.
      Trả lời kèm trích dẫn







    2. ๖ۣۜThe most ๖ۣۜFamous ๖ۣۜCouple in ๖ۣۜDetective ๖ۣۜNovel ๖ۣۜHistory



      Warning:

      1. Spoiler!!!Những bài trước không có spoiler nhiều, có thì cũng chỉ liên quan đến chuyện của hai bạn ấy, bài viết lần này có thể tiết lộ tình tiết của các vụ án. Cân nhắc trước khi đọc, kẻo sau này đọc truyện mất hay.

      2. Bạn nào có tiền sử chảy máu mũi vì những thứ dễ thương, ngất xỉu khi thấy người dễ thương, nói chung là mẫn cảm với dễ thương hãy cẩn thận, mọi tổn thương do show diễn gây ra không đc khiếu nại ban tổ chức.

      3. Bởi vì mình bắt đầu có cảm tình với các bạn fangirl ở đây nên show diễn này chủ yếu phục vụ các bạn ấy. Bạn nào dị ứng trầm trọng thế giới fangirl, hoặc bẩm sinh thiếu khả năng đùa, xin giữ yên lặng rời khỏi đây để những người còn lại tự do thưởng thức. Rất biết ơn sự tôn trọng của các bạn.

      Rồi, vào đề đi thôi. Mời các bạn ổn định chỗ ngồi, nhớ ngồi cạnh người quen, để có ngất thì còn có người vác về… Mr. Holmes, xin mời ngồi xem luôn! Hôm nay không có vai gì cho anh cả! Vâng, yên tâm, không ai làm gì bạn ấy đâu, chỉ xem bạn ấy diễn thôi mà, hứa với anh không ai làm gì hết!…E hèm, trước khi show diễn bắt đầu, xin nhắc lại lần nữa, bạn nào đã có triệu chứng mất máu khi đọc những bài viết trước trong topic này thì nên rời khỏi đây ngay. Chớ có xem thường John Watson, hãy nhớ rằng tuy giản dị tầm thường, nhưng bạn ấy là người chinh phục được cả trái tim sắt đá nhất ( đừng cười như vậy chứ, Holmes).

      Vâng, xin được giới thiệu: JOHN WATSON's SHOW - NHÂN VẬT HƯ CẤU DỄ THƯƠNG NHẤT MỌI THỜI ĐẠI



      MÀN MỘT: ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN



      Như tất cả mọi người, Sherlock Holmes thu hút tất cả sự chú ý của mình. Khi đọc truyện, mình không để ý nhiều đến bác sĩ Watson, nhưng mấy lúc rảnh rỗi bất chợt nhớ đến ảnh, đột nhiên mình nhận ra người này cũng giống như Holmes: Anh ta có một không hai.

      Có thể các bạn cũng rơi vào tình trạng của mình trước đây, không để ý lắm đến các tiểu tiết về Watson, vậy thì bây giờ cùng nhau nhìn lại cho kĩ.

      Đầu tiên: Watson xuất hiện như thế nào?

      Trẻ tuổi, nhưng yếu ớt, cô đơn, thiếu thốn và không có hi vọng vào tương lai

      Nhiều bạn sẽ không đồng ý với mình. Nhưng mình có cơ sở để nói như vậy:

      Về sức khỏe của Watson, có quá nhiều chi tiết để khẳng định thể trạng anh lúc đó quả thực là tồi tệ:

      “Trong hàng tháng trời, người ta ra sức cứu sống tôi; đến ngày khỏi bệnh, tôi gầy yếu đến nỗi Cục quân y phải đưa tôi về Anh ngay lập tức” – Study in Scarlet.

      Watson bị thương ở vai và chân, vừa mới bình phục một chút thì bị tiếp bệnh thương hàn. Những biến cố này gây ra cho anh tình trạng phải nói là chẳng khỏe khoắn gì, nó kéo dài cho đến khi Watson gặp Stamford và Holmes. Bằng chứng là khi gặp lại Stamford, anh này nhìn Watson mà kêu lên “You are as thin as a lath and as brown as a nut.", mô tả của cụ Doyle làm mình hình dung một thanh niên gầy ốm và đen đủi. Nhờ Holmes mà chúng ta biết thêm lúc đó tay Watson vẫn chưa lành hẳn, dù đã nhiều tháng trôi qua: “Anh ta đã bị thương ở cánh tay, vì cánh tay cử động hơi gượng gạo”. Cũng nhờ cái bắt tay của họ và con mắt chuyên nghiệp của Holmes mà chúng ta biết rằng ngoài những chỗ rám nắng thì da bạn ấy thực ra rất trắng.

      Tình trạng sức khỏe như thế, nhưng Watson không trở về với gia đình hoặc chí ít là một người nào đó có thể cho anh cuộc sống thoải mái và yên tâm , điều này làm mình hoài nghi: phải chăng Watson không có nơi nào để đi? Đang trong lúc dưỡng bệnh, mà không có người nào đủ thân thiết để quan tâm đến anh, ngay đến chuyện tiền bạc cũng làm anh phải bận tâm: “chẳng bao lâu tôi thấy mình nên đi kiếm một nhà trọ xuềnh xoàng và đỡ tốn kém hơn”.

      Watson cô đơn.

      “Trước đây tôi chưa bao giờ thật thân với Stamford, nhưng bây giờ tôi vồ vập, chào đón anh ta”, câu này đủ để mình biết Watson đã trải qua những ngày đơn độc, buồn bã đến thế nào giữa London xa hoa và hiện đại. Nếu như bạn đến một nơi không có người thân quen nào với tâm trạng thoải mái hoan hỉ, thì nó chẳng những không có vấn đề gì mà lại còn thoải mái, tự do vì không vướng bận. Nhưng Watson thì khác, không cần phải bàn cãi về mức độ nhọc nhằn của bác sĩ quân y phục vụ tại mặt trận, tất cả chúng ta đều phải thừa nhận Watson đã trải qua những khó khăn về thể xác lẫn tinh thần. Anh đã phải chứng kiến sự tàn khốc của chiến tranh, hầu hết bác sĩ quân y đều chịu sự dày vò vì cảm giác bất lực, không thể làm gì cho những người lính bị thương. Hoàn cảnh trên chiến trường giới hạn khả năng của họ, nhưng lương tâm họ lại không để họ thanh thản, bác sĩ mà phải nhìn bệnh nhân chết, dù có viện lí do gì đi nữa, cũng không dễ dàng yên lòng. Cơ thể yếu ớt của Watson lúc đó rõ ràng chẳng làm anh bận tâm mấy, vì tâm trạng nặng nề ảnh hưởng đến anh nhiều hơn.

      Đến đây thì chúng ta có thể hình dung rõ hơn những ngày ảm đạm đầy mây và sương mù, Watson sống tạm bợ trong một khách sạn giữa London xa lạ, vết thương trên cơ thể và trong tâm hồn không cho phép anh có những suy nghĩ tích cực. Không kết bạn, không tìm kiếm thú vui gì trong những ngày mà đáng ra anh cần phải thư giãn và khuây khỏa. Watson bế tắc. Liệu sau chín tháng nghỉ phép, Watson có còn muốn quay lại công việc trước đây không? Đối với 1 người nhạy cảm như Watson, việc đó quả là khó khăn. Nhưng lựa chọn của anh là gì? Từ bỏ hay tiếp tục. Watson không biết, anh không phải là dạng người thích chống lại số phận, Watson không dám nghĩ đến những quyết định táo bạo. Anh không biết điều gì sẽ đến với mình, hay chính xác hơn là mình sẽ làm gì, anh không có hi vọng vào tương lai. Và một điều mà mình muốn nhấn mạnh rằng, Watson khi đó chưa đến 30 tuổi, những người lớn tuổi nhiều kinh nghiệm sống còn không dễ vượt qua những ngày buồn chán lê thê như thế này thì huống gì 1 chàng trai trẻ như Watson.

      Điểm lại bấy nhiêu cũng đủ thấy Watson không phải là kẻ may mắn sống trong nhung lụa, bạn ấy thuộc loại phải trải qua nhiều bất hạnh khổ đau. Tuy Watson không yếu đuối, nhưng nhạy cảm và có phần ngây ngô. Không muốn làm câu chuyện trở nên u ám, nhưng mình buộc lòng phải nói rằng Watson xuất hiện trong tình trạng thê thảm: yếu ớt, cô đơn, thiếu thốn, không có hi vọng vào tương lai.

      Và chính trong hoàn cảnh như thế, John Watson gặp Sherlock Holmes

      Mình không nói quá đâu, cuộc đời bạn ấy thay đổi hoàn toàn. Watson có một mối quan tâm mới, lớn đến nỗi chiếm hết tâm trí. Cả lúc có Holmes ở bên lẫn khi không có, Watson chỉ nghĩ đến Holmes. Đương nhiên, bởi vì anh ta hết sức hấp dẫn và bí ẩn. Ngay cả những người như chúng ta còn bị thu hút, huống hồ là Watson khi đó như đứng trong một màn sương dày nặng nề, có thể nói rằng John Watson không nhìn thấy thứ gì khác, ngoài Sherlock Holmes. Khi gặp Holmes, Watson như nhìn thấy 1 ngã rẽ hứa hẹn mang lại nhiều hứng thú cho cuộc đời mình

      Chúng ta có thể thấy ngay từ lần đầu gặp mặt, Watson đã dễ dàng choáng ngợp:

      “Holmes thân mật bắt tay tôi với một sức mạnh mà tôi không nghĩ có thể có ở anh ta.”

      “Sự quan tâm và tò mò ban đầu của tôi muốn biết mục đích các công việc của anh mỗi ngày mỗi thôi thúc tôi hơn”

      “Sự kinh ngạc của tôi lên đến tột đỉnh khi tôi phát hiện ra Holmes không biết nhiều về học thuyết Copernic và cấu tạo của hệ Mặt trời”

      Thậm chí Watson soạn ra 1 bản những năng lực của Sherlock Holmes và khi đọc lại, bạn ấy mỉm cười 1 mình (mơ mộng quá nhỉ).


      Tuy nhiên, chỉ như thế thì chẳng có gì đáng để chúng ta khen là đáng yêu, cái đáng yêu của Watson là ở đây: “tôi đưa mắt nhìn sang Holmes với vẻ chế giễu”.

      Mặc dù đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, bị lôi cuốn hoàn toàn, nhưng Watson vẫn chưa cho phép mình tin vào tài năng xuất chúng của Holmes. Watson vẫn còn hoài nghi, mà cảm giác hoài nghi đó lại được đáp lại bởi cái phong thái ngạo mạn của Holmes: “Có lẽ anh tưởng so sánh tôi với Dupin là khen tôi chăng? Theo tôi, Dupin là một kẻ rất tầm thường…Ông ta có lẽ có đôi chút năng khiếu phân tích. Thế thôi!”, “Lecoq à? Ông ta giỏi về tay chân hơn đầu óc. Ông ta chỉ có mỗi một điều đáng khen là nghị lực. Cuốn sách ấy thực sự làm tôi phát ngán. Vấn đề đặt ra cho ông ta là xác định thủ phạm trong một đám tù nhân. Việc ấy, tôi sẽ giải quyết trong hai mươi bốn giờ, còn ông ta đã phải mất một tháng.”- Holmes nhận xétt như vậy về hai thám tử mà Watson khâm phục. Ai lại đi coi thường hai thần tượng của người ta một cách trắng trợn như thế. Watson đương nhiên là tức giận. Bạn ấy kinh ngạc vì tài năng của Holmes, nhưng chưa chứng kiến anh ấy phá án lần nào nên còn hoài nghi, ngay cả khi nghe Holmes giải thích làm sao anh ấy biết Watson ở Afghanistan về cũng chưa tin, lại nghe những lời ngạo mạn kia đương nhiên là khó chịu.

      Watson một mặt vừa bị Holmes thu hút, một mặt lại khó chịu vì cái sự huênh hoang quá đáng của Holmes, nên đâm ra vừa thích vừa ghét. Thế là bạn Watson hiền như cừu nhưng cũng liên tục dành cho Sherlock Holmes nổi tiếng gian hùng những ánh mắt chế giễu, chau mày khó chịu và mấy lời nhận xét thầm kiểu như “ lại huênh hoang khác lác nữa rồi”. Đỉnh điểm là hành động này đây: “tôi đưa mắt nhìn sang Holmes với vẻ chế giễu”. Cái liếc mắt này quả thực là 1 sự thách thức. Watson thách thức Holmes! John Watson?! với cái khả năng của 1 người bình thường như chúng ta, lại còn hiền lành và rụt rè hạng nhất, mà đi thách thức Sherlock Holmes?! Ôi, mình mới thương cho cái sự ngây ngô của bạn Watson biết bao nhiêu, rõ ràng bạn ấy chẳng biết mình đang đối diện với ai. Báo cho bạn Watson biết, nếu là đứa khác anh Holmes đã xử đẹp nó rồi, chỉ vì đó là bạn anh ấy mới điềm tĩnh nhẹ nhàng thế thôi.


      Watson đúng là đã vào tay sói rồi mà cứ nghĩ mình đang ở bên thỏ, bạn ấy ngây thơ nên cứ mặc sức mà giễu cợt với thách đố. Nhưng cũng may, chẳng có nguy hiểm gì xảy ra cho Watson ngây thơ cả, vì với cái độ đáng yêu của bạn thì cho dù bạn ca tụng hay chế nhạo, Sherlock Holmes cũng sẵn sàng đón nhận bạn bằng cả tấm lòng.


      MÀN 2: KẺ MAY MẮN MANG TÊN SHERLOCK HOLMES



      Thông minh hơn bất cứ người nào từng sống, đang sống và sẽ sống trên thế gian. Thế là thần bắt tay vào làm việc, thần tạo ra một người tên là Mycroft Holmes. Thông minh tuyệt đỉnh, Mycroft có thể tính toán được những sự việc diễn tiến trong tương lai, vì vậy hắn nắm lấy vận mệnh trong tay, sắp xếp mọi sự kiện trong đời như ráp đường ray xe lửa. Vừa được tạo ra, hắn đã nhìn thấy mọi sự việc trong đời, kể cả kết thúc. Sau khi hài lòng với lộ trình đã định, hắn tạm biệt cha hắn là thần Doyle và chẳng bao giờ gặp lại ông nữa.

      “Không được, không phải thế này! Mycroft thông minh thật đấy, nhưng hắn vẫn chưa dùng hết trí thông minh của mình. Hắn có tình cảm, hắn bị cảm xúc chi phối, trí thông minh của hắn chỉ để nhận ra rằng không nên sống quá thông minh làm gì, hãy hướng tới những điều yên ổn và hạnh phúc. Ta không muốn như vậy.”

      Bực bội một hồi, thần quyết định làm lại.

      “Thông minh, kiêu hãnh, hiếu thắng, đam mê thử thách, lý trí, thật nhiều lý trí! Cái gì đây? Tình yêu à? VỨT!!!”

      Thế là Doyle cho ra đời Sherlock Holmes. Cũng như anh mình, Sherlock Holmes bái biệt Doyle và bắt đầu cuộc sống. Hắn sử dụng trí thông minh của mình vào các vụ án, hắn cần những vấn đề hóc búa và chưa bao giờ hắn thỏa mãn. Hắn sống cho niềm đam mê công việc, hắn dư thừa lý trí để tránh xa những thứ gây mất thời gian mà chỉ đem lại rắc rối, những thứ hắn ko có hứng thú kể ra.

      Ở trên cao, Doyle nhìn ngắm con trai của mình, và biết là mình đã tạo ra một con người khiếm khuyết. Thần rất buồn, thần đã để trái tim của Sherlock Holmes lại ở đây, và bây giờ thì hắn sống với bộ não thần kì, còn lồng ngực lại trống rỗng. Thần quyết định sửa sai, không thể để Holmes sống như thế được.

      Lần đầu tiên Doyle phái một người tên là “cô giáo” đến khi Holmes còn là chú bé. Hắn trả lời thế này:

      “Thưa cô, em trân trọng lời khuyên của cô, nhưng cô thấy đấy, có vài vấn đề đang chờ em làm sáng tỏ, nếu có bạn nào bảo với cô rằng muốn kết thân với em thì xin cô nhắn lại với họ rằng họ có thể gặp em ở “CLB những người hâm mộ tài suy luận của Sherlock Holmes”, chúng em có thể trò chuyện ở đó mà ko mất nhiều thời gian của em.”

      Lần thứ hai, khi Holmes là một thiếu niên, Doyle phái một người tên là “linh mục”, hi vọng ông ta có thể dạy hắn về nhân đạo và tình yêu giữa người với người. Holmes trả lời:

      “Con nghĩ đến chuyện yêu thương hằng ngày thưa cha, rõ ràng tình yêu là động cơ của rất nhiều vụ án, từ lớn đến nhỏ, đơn giản đến phức tạp, lại thường được che giấu. Quả thực nó chính là khía cạnh thú vị để nghiên cứu.”

      Lần thứ ba, khi Holmes đã là người đàn ông trưởng thành, Doyle cố gắng cử đến một người có tên là “người phụ nữ muốn làm vợ anh”. Holmes mỉm cười:

      “Thưa tiểu thư, tôi đọc được trong mắt cô một ý định kì lạ. Với tất cả sự chân thành và ý muốn bảo vệ phái yếu của một người đàn ông như tôi, tôi sẽ phân tích cho cô thấy cô ko có đủ khả năng để làm tròn vai vò mà cô muốn làm: tôi say mê mạo hiểm, cô ko thể dấn thân cùng tôi, cô sẽ suốt ngày chờ đợi trong lo lắng hay sao? Tôi lạnh lùng và say mê công việc, liệu cô có hứa ko đòi hỏi của tôi một phút nào nếu tôi ko muốn? Tôi…”

      Sherlock Holmes chưa nói hết, người phụ nữ đã chạy về chỗ thần Doyle, quăng trả trái tim của Holmes lại cho thần như hai lần trước. Ko cách gì đặt được trái tim lại trong ngực hắn. Doyle cầu cứu Thượng Đế, thần đã hết cách.

      Thượng Đế nhìn Doyle tội nghiệp mà nói rằng:

      “Quả thực lý trí của hắn quá mạnh mẽ, nó đánh bật mọi kẻ muốn làm nó suy yếu khi chúng tới gần. Người phàm ko thể chịu nổi những chướng ngại đó.”

      Thượng Đế chọn một thiên thần, lấy đi đôi cánh, vòng hào quang, sức mạnh, sắc đẹp và thêm vào nhẫn nại, dịu dàng, ngoan ngoãn, trung thành,vân vân các đức tính nhằm tạo ra sự bao dung vượt bậc.

      “Đây là trái tim của Sherlock Holmes, con hãy trả nó về chỗ của nó, đó là sứ mạng mà con nhất định phải hoàn thành.”

      Thế là, Holmes trở thành kẻ duy nhất có một thiên thần hiện hữu bên cạnh. Hắn nghiễm nhiên trở thành kẻ may mắn nhất thế gian. Còn thiên thần của hắn thì ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, thực hiện sứ mạng của mình.

      Thần Doyle vẫn chưa thấy thiên thần thất bại trở về, thần rất lo sợ điều đó sẽ xảy ra. Nhưng không, Holmes vẫn chưa từ chối thiên thần như đã làm 3 lần trước. Bằng cách nào thiên thần ko bị từ chối? Mạn phép trích vài hint giải thích cho điều này:



      1. Ngoan ngoãn:


      Khỏi nói cũng biết, Watson rất nghe lời Holmes, chính Watson tự nhận rằng anh luôn tuân lệnh Holmes, kể cả những lệnh mà anh ko hiểu (Bảo gì cũng làm thế này thì nguy hiểm quá, Watson à, đầu óc Holmes ko có bình thường đâu). Thừa nhận sự thật là Holmes rất có uy, những người khác cũng ít khi trái ý anh, nhưng chỉ có Watson mới tuân theo anh bất cứ khi nào, bất kể vì sao như thế. Nhưng nó ko giống kiểu chủ-tớ như Don Quixote và Sancho Panza. Sự vâng phục này xuất phát từ niềm tin tuyệt đối. Bạn chỉ dành niềm tin đó cho người luôn đứng về phía bạn, luôn nghĩ cho bạn, ko bao giờ làm hại đến bạn, bạn cảm nhận đc rằng đối với họ sự an nguy của bạn còn quan trọng hơn của chính bản thân họ, và quan trọng nhất là: họ có đủ khả năng để lèo lái qua mọi chướng ngại trong cuộc sống. Watson dành cho Holmes một niềm tin như vậy.

      Trong Dying Detiective, khi Holmes ko cho Watson đến gần, Watson đã nói rằng: “ Trong tất cả các phạm vi khác anh ấy là chủ tôi, nhưng trong căn phòng này và bệnh nhân này, tôi lại là chủ anh ấy.” Đó là lần duy nhất Watson ko nghe lời Holmes, lí do là bởi vì Holmes đang hấp hối và ko cho Watson lại gần xem bệnh. Nên Watson mới cãi lại, đúng vậy, đó là lần duy nhất. Chỉ có an nguy của Holmes mới đủ sức làm Watson dẹp bỏ sự vâng phục tuyệt đối. Watson ko bao giờ dám cãi lời, mà cho dù có cãi lệnh, thì cũng chỉ vì Holmes. Trước sau cũng chỉ có Holmes mà thôi.

      Cái vẻ ngoan ngoãn vâng lời của Watson đôi khi làm mình nghĩ đến một đứa trẻ. Ví dụ như đoạn này, trích trong Dying Detective:

      “Vài phút đầu, tôi ngồi nhìn đăm đăm cái hình dạng người nằm trơ trơ trên giường. Tấm ra che phủ gần hết khuôn mặt và hình như anh đang ngủ. Rồi vì không thể đọc được gì, tôi chậm rãi đi giáp phòng, nhìn chân dung các tên sát nhân nổi tiếng trang hoàng nơi các bức tường. Cuối cùng, tôi tới trước lò sưởi. Một mớ hổ lốn gồm có ống vố, bao da đựng thuốc sợi, ống tiêm, dao nhỏ, vỏ đạn súng lục nằm la liệt trên kệ...

      Ở ngay giữa một hộp nhỏ bằng ngà voi, có nắp, có khe trượt. Thấy một đồ vật đẹp nên tôi thò tay cầm lấy thì... anh la lên một tiếng vang rền như sấm, ngoài đường cũng nghe được.

      Tôi nổi da gà, tóc dựng đứng. Tôi quay lại và hoảng vía trước cái nhìn hoang dại trong khuôn mặt nhăn nhó. Tôi đứng như trời trồng, với cái hộp nhỏ trong tay.

      - Để nó xuống ngay tức khắc! Tức khắc!

      Đầu Holmes rơi lại xuống gối và anh thở phào nhẹ nhõm khi tôi đã để cái hộp trên lò sưởi trở lại.

      - Tôi không thích người ta sờ vào đồ đạc của tôi. Anh biết mà, anh làm tôi giận quá mức. Y sĩ chọc bệnh nhân phát điên. Ngồi yên ông bạn, và để tôi nghỉ ngơi!”

      Holmes bảo Watson ngồi đợi trong phòng trong khi anh ngủ. Watson bồn chồn lo lắng vì tình trạng của Holmes, muốn đi mời bác sĩ khác, mà lại bị Holmes nhốt trong phòng, ko làm được gì nên sau khi ngồi nhìn Holmes một lúc bèn đứng dậy đi quanh. Bạn ấy bắt đầu táy máy tay chân, đang mân mê cái hộp thì bị Holmes quát cho một tiếng thất thần.

      “Tôi nổi da gà, tóc dựng đứng. Tôi quay lại và hoảng vía trước cái nhìn hoang dại trong khuôn mặt nhăn nhó. Tôi đứng như trời trồng, với cái hộp nhỏ trong tay.”

      Watson sợ, sợ khi nhìn vào ánh mắt giận dữ đến độ ko kìm chế được của Holmes. Người nào đó luôn dịu dàng với bạn, thì khi họ nổi giận, bạn sẽ sợ biết chừng nào. Watson cũng ở trong tình huống đó. Sợ đến nỗi tê cứng chân tay, nắm chặt cái hộp và thảng thốt nhìn Holmes. Khi Holmes bảo bỏ cái hộp xuống, Watson cũng ko dám thắc mắc một lời, trong khi đặt cái hộp về vị trí cũ, Watson vẫn ko rời mắt khỏi Holmes. Watson làm mình liên tưởng đến một đứa trẻ bị mắng. Mà trong trường hợp này quả giống vậy, Watson ko ý thức cái hộp đó nguy hiểm như thế nào. Tội nghiệp Watson, đừng sợ, Holmes ko giận đâu, trong hộp có độc tố chết người nên anh ấy sợ bạn chạm phải thôi, anh ấy lo cho bạn lắm nên mới hốt hoảng như vậy. Holmes, sau khi vụ án đc giải quyết là anh phải dỗ bạn ấy đi đấy. Watson hoàn toàn tin tưởng, phó thác số phận trong tay anh, chỉ cần anh nói là bạn ấy vâng lời, nên khi anh giận dữ quát tháo, đương nhiên bạn ấy sợ hãi và bối rối, ko hiểu vì sao anh lại giận. Anh mà ko giải thích chu đáo chắc Watson còn buồn tủi cả đêm.


      2. Hồn nhiên:


      Mình sẽ ko mất thời gian cho việc phân tích Watson enjoy cuộc sống đầy chất phiêu lưu của Holmes như thế nào, mình chỉ nêu nhận xét cá nhân là dường như Watson chỉ thỏa mãn hoàn toàn khi được làm người đồng hành của Holmes. Mặc dù sự thật là đôi khi bạn ấy chẳng giúp ích gì nhiều, Watson chỉ đơn giản rong chơi trong khi Holmes làm việc, ví dụ như đây:

      Trong “ Thung lũng khủng khiếp” :

      “Trong khi ba nhà thám tử đi thẩm tra lại một số chi tiết, tôi đi dạo một vòng khu vườn ở bên hông lâu đài.”

      Holmes bận làm việc, để Watson dạo chơi một mình, Watson lại gặp phải những kẻ liên can đến án mạng, hai người này kéo Watson vào cuộc nói chuyện, hỏi bạn ấy:

      "Ông hiểu biết ông Holmes và những mối quan hệ của ông ta với cơ quan cảnh sát hơn ai hết. Nếu có một sự việc nào đó đem nói riêng với ông ta, thì ông ta có luôn luôn đem báo cáo lại với các thám tử của chính quyền không?"

      Sau đó Watson về khách sạn chờ Holmes, bạn ấy kể là “mãi 5 giờ anh ấy mới về”, 5 giờ chiều theo mình ko phải là thời điểm quá muộn để kết thúc một ngày làm việc, nhưng với Watson thì Holmes về quá muộn. Ok, mình có thể hiểu được tâm trạng của người chờ đợi, một giây một khắc cũng là quá dài. Lưu ý Holmes và Watson là thám tử và người ghi chép vụ án, đáng ra họ phải đề cập đến kết quả làm việc của Holmes ngay khi Holmes về. Nhưng không, vì Watson đã kể lại buổi đi dạo với Holmes, nên anh lo lắng:

      “Anh còn nhắc lại lần nữa:
      - Này Watson, không có tâm sự gì cả đấy nhé. Những tâm sự này sẽ trở nên rất cộm nếu sau này có sự bắt bớ về tội đồng lõa.”

      Holmes sợ Watson trao đổi với những kẻ liên quan đến án mạng những điều ko nên, sẽ liên lụy về sau. Nên phải dặn đi dặn lại chớ có nói chuyện riêng với họ. Đau đầu thế đấy, đã phải lo vụ án, lại còn lo Watson bị kẻ xấu dụ dỗ. Thế mà cứ ráng dẫn theo. Lần sau đi chơi chớ có đi xa Holmes quá, hiện trường án mạng ko phải là nơi an toàn để rong chơi đâu, Watson à. Nhỡ mà bị đứa nào bắt cóc hay bị chúng nó dụ rồi dính líu vào tội sát nhân thì lớn chuyện.

      Đâu phải chỉ có một lần, hồn nhiên là bản chất của Watson. Trong “Những cây dẻ đỏ”:

      ‘’Bầu trời xanh nhạt, những đám mây trong, trôi êm ả từ tây sang đông, mặt trời chói lọi, có thể ngửi thấy mùi nhựa sống trong không khí. Vạn vật mời gọi con người hoạt động. Trên những cánh đồng trải dài đến các ngọn đồi quanh Aldershot, những mái ngói đỏ tươi hoặc trắng xám của các trang trại in hình lên màu xanh lá mới.

      - Tươi mát và xinh đẹp tuyệt vời, có phải không? - Tôi bất giác thốt lên, với sự phấn khởi của người thường giam mình trong thành phố. Holmes khẽ gật đầu.’’

      Holmes và Watson đang trên đường đến gặp một thân chủ, Holmes thì đọc báo và suy nghĩ, Watson thì ngắm cảnh và mơ màng. Bạn ấy thật là sung sướng.

      “- Anh có biết không, Watson. Đầu óc tôi bị ám ảnh đến nỗi cứ nhìn mọi vật dưới khía cạnh nghề nghiệp. Tôi cũng nhìn thấy những ngôi nhà đó như anh, nhưng chỉ có một ý nghĩ độc nhất ở trong đầu tôi. Chúng ở lẻ loi quá, hẻo lánh quá, nên tội ác xảy ra ở đây dễ dàng thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật.

      - Trời đất ơi! - Tôi nói lớn, giận hờn (giận hờn cơ đấy) - Tại sao anh lại ghép chung tội ác với những tổ ấm thân thiết kia?”

      Bạn có bao giờ bắt gặp một trợ lí thám tử nào như thế này chưa? Trong khi anh thám tử đang truyền đạt kinh nghiệm và thì anh trợ lí ko những ko nghe mà còn giận hờn, mà chuyện có gì đâu, chỉ vì anh thám tử chẳng có lãng mạn chút nào.

      “- Những ngôi nhà như vậy luôn luôn làm tôi kinh sợ. Dựa theo kinh nghiệm, tôi có cảm giác những con hẻm tồi tàn nhất ở Luân Đôn còn ít chứa chấp tội lỗi hơn cánh đồng xinh tươi này!

      - Anh làm tôi kinh hãi đấy, Holmes.”

      Đúng là trong giới thám tử, Holmes có nhiều cái nhất, điển hình là đây: anh ấy có một trợ lí tung tăng vô đối. Trong khi anh ấy đang giảng giải kinh nghiệm nghiệp vụ cho trợ lí của mình thì bạn ấy ko thèm tiếp thu mà còn giận hờn trách móc anh ấy đã làm bạn ấy kinh hãi. Vâng, Watson quả là có phong cách. Mình nói bạn ấy có một không hai đâu có sai. Nhưng mà thôi, cho dù người đời nói gì cũng mặc, Watson càng tung tăng thì Holmes càng thích thú. Đây, anh ấy ko ngần ngại bày tỏ trong “Con chó của dòng họ Baskerville”:

      “- Anh Watson, sự hồn nhiên của anh quả là đáng mến!”

      Đồng ý với Holmes, sự hồn nhiên của Watson rất đáng mến.

      Từ hai đoạn trên chúng ta rút ra một điều:

      Bí quyết để được thành công như Sherlock Holmes:

      Bước 1: chọn một bạn trợ lí dễ thương
      Bước 2: mang bạn ấy theo đi điều tra
      Bước 3: cho bạn ấy tung tăng bên cạnh
      Bước 4: thỉnh thoảng ngắm nhìn bạn ấy, nghe bạn ấy nói chuyện


      3. Dịu dàng, tận tụy, trung thành:


      Cũng trong Dying Detective (truyện này là một kho hint, thật đến ngất với cụ Doyle), Holmes giận dữ quát: “Nếu anh đứng yên tại đó, thì tôi tiếp chuyện với anh. Bằng không thì anh về đi!” Nếu là mình thì đã tức điên lên rồi, sắp chết còn lì. Nhưng Watson chẳng những không giận lại hết sức dịu dàng: “Holmes à, một người bệnh chỉ như trẻ thơ…”

      Sherlock Holmes đương nhiên cũng dao động trong lòng nhưng kịp định thần lại trước khi vai diễn bị phá hỏng. (Lát sau vì kìm lòng ko đặng, Holmes có nhảy tới ôm Watson một cái, chỗ đó lộ tẩy thấy rõ, mà thôi, kìm lòng ko đặng). Tuy Doyle ko có miêu tả những đoạn Watson chăm sóc các vết thương cho Holmes nhưng chúng ta cũng có thể hình dung Watson làm việc đó như thế nào (cái này trong phim có) nhờ vào cái lối ăn nói ngọt ngào của bạn ấy với người bệnh là đủ biết. Holmes, anh thiệt đáng ghen tị nha.
      “A sick man is but a child…”:

      Watson chú ý đến từng miếng ăn giấc ngủ của Holmes. Trong “Viên đá của Mazarin”:

      “…Tôi hi vọng anh chưa tập xong thói quen ghét cái tẩu và mùi thuốc khen khét của tôi. Mấy bữa rày, nhờ nó mà khỏi ăn cơm.
      - Tại sao không ăn?”

      Watson hiểu rõ Holmes thường bỏ ăn vào những lúc quá tập trung cho vụ án, vậy tại sao vẫn hỏi? Câu hỏi đó thực ra có nghĩa thế này : tại sao tôi đã dặn ăn uống đàng hoàng mà vẫn ko chịu nghe?

      Watson theo dõi chuyện ăn uống ngủ nghỉ của Holmes sít sao, kể ra cả loạt chi tiết:

      Thung lũng khủng khiếp:

      “Anh ta nhai nhồm nhoàm một cái bánh ngọt, hai mắt long lanh tinh nghịch:trông anh ăn ngon như thế cũng đủ biết là công việc tiến hành tốt rồi”

      Vương miện ngọc Berryl:

      “Anh cắt một lát thịt bò nướng , kẹp nó vào giữa hai miếng bánh mì và ra đi”

      Năm hạt cam:

      “Anh bước lại bên cái tủ buýp-phê, xé một miếng bánh mì nhai ngấu nghiến, rồi uống một ngụm nước.
      - Anh đang đói!
      - Đói meo. Từ sáng tới giờ chưa có gì trong bụng cả.”


      Ngay cả tiểu thuyết dài tập, thậm chí là tiểu thuyết dài tập thế kỉ 19 cũng hiếm khi đề cập tỉ mỉ những chuyện thế này, thường thì chúng ta bắt gặp những đoạn văn tả cảnh uống trà, đi dạo, vài câu cho bữa tối làm chức năng liên kết các sự kiện, chứ cái kiểu “anh ấy ăn gì, anh ấy ăn có ngon không, anh ấy phải nhịn đói bao lâu” thế này thì không có. Xem lại Holmes và Watson của chúng ta đang ở đâu: trong một truyện ngắn thuộc thể loại trinh thám. Những cái được nhân vật kể quan tâm nhất mới được nêu trong truyện, thế mà... Mình chưa kế hết đâu nhá, tần suất Watson để mắt đến chuyện ăn ngủ của Holmes nhiều lắm, lập đi lập lại ở nhiều truyện. Watson lúc nào cũng bảo là Holmes gầy, tâm lý thường thấy của các bà nội trợ, chẳng bao giờ hài lòng về thể trạng của những người mình chăm sóc. Thế mới thấy Holmes có Watson bên cạnh bớt cô quạnh biết bao nhiêu, ăn uống có người lo cho, nhà cửa có người dọn dẹp, về trễ có người thức chờ. Thế này thì khỏi cần lấy vợ.

      Sự nhiệt tình và tận tụy khiến đôi khi Watson chăm sóc cho Holmes quá mức cần thiết, đến độ gần như là ràng buộc. Trong “Bàn chân của quỷ”, có đoạn này:

      “…không lâu sau bữa cơm sáng, lúc chúng tôi đang hút một điếu thuốc trước khi ra rừng dạo chơi theo lệ thường (ngày nào cũng vào rừng nhá), thì hai người đàn ông ấy đến. Linh mục chánh xứ nói với giọng xúc động:

      - Thưa ông Holmes, đêm hôm qua xảy ra sự việc bi thảm, làm chấn động nhất từ trước đến nay. Chúng tôi xem sự có mặt của ông tại đây, xứ đạo này, là phước lành, vì kiểm lại trên toàn nước Anh, ông là người duy nhất mà chúng tôi cần trong giây phút này.

      "Tôi nhìn nhà tu hành với cái nhìn thiếu thiện cảm."

      Bình thường Watson rất hiền, có ghét ai thì cũng chỉ tránh đi chứ chẳng bao giờ khó chịu ra mặt. Thế nhưng lôi kéo Holmes của bạn ấy đi làm trong khi đang bệnh là bạn ấy ko chịu được. (Trời, mình thích mấy cái liếc mắt của Watson quá đi. Thật là dễ thương mà, mất bao nhiêu tiền mới được cắn bạn ấy một miếng nhỉ?) Watson thích các vụ án, nhưng nếu vì vụ án mà Holmes bệnh thì bạn ấy chẳng thèm. Holmes là ưu tiên số một.

      Tớ thích nhất Watson ở chỗ Watson luôn tin tưởng tài năng của Holmes, thậm chí bỏ qua lòng tự tôn của mình để ngưỡng mộ Holmes. Watson ko hề ngu, đương nhiên, bạn ấy là một bác sĩ giỏi, và sự thực là phải thông minh ở một mức nào đó, Watson mới có thể nhìn ra chỗ tài giỏi của Holmes. Trong khi biết bao nhiêu người chứng kiến tài năng của Holmes, nhưng chỉ có Watson là nhận thấy đầy đủ sự sâu sắc của Holmes. Trong lúc mọi người xung quanh đều nói Holmes sai lầm thì Watson vẫn một lòng một dạ tin là Holmes đúng.

      Watson lúc nào cũng lặng lẽ ủng hộ Holmes. Ví dụ như trong “Thung lũng Boscome”:

      “Lestrade và tôi theo sau anh, người thám tử này có vẻ thờ ơ chế nhạo, trong khi tôi quan sát bạn tôi một cách chăm chú, vì tôi tin rằng mỗi hành động của anh đều hướng đến một cái đích nhất định”

      Nhiều lúc ko hiểu gì về vụ án, mười mươi là Holmes ko có cơ sở để giải quyết vấn đề, thế mà vẫn dũng cảm chống lại bất cứ ai dám nói xấu Holmes. Như trong “Ngọn lửa bạc”:

      “-Tôi thất vọng về ông Homes. Từ khi ông ta đến đây, ta chẳng có một tiến bộ nào.

      -Con ngựa của ông sẽ dự cuộc đua!-tôi nói.

      -Phải, tôi đã được lời cam đoan của ông ta,-đại tá nhún vai- Có điều, tôi mong được nắm con ngựa trong tay hơn là lời hứa.”

      Tôi trực bênh vực cho Holmes thì anh ấy lại trở vào.”

      Holmes, anh đến đúng lúc lắm. Để Watson phải một mình đối đầu với mấy người kia thì tội bạn ấy quá.



      4. Sống tình cảm:


      Watson hướng nội, đa sầu đa cảm, ít khi bộc lộ bản thân vì rụt rè, nhưng lại không thể kiềm chế cảm xúc, khác hẳn Holmes. Mình có thể kể ra hàng loạt chi tiết chứng minh cho việc Watson dễ xúc động đến thế nào. Nhưng nó quá hiển nhiên lại quá nhiều, nên kể ra không hết mà cũng chẳng để làm gì. Mình chỉ chọn hai chi tiết hay để phân tích: sự kiện Reichenbach và đoạn Watson bị bắn trong “ Ba người họ Garridebs”, nhưng đáng tiếc là mình làm mất cái bản dịch ưng ý của “ Công việc sau cùng của Holmes” mất rồi, tìm trên mạng thì toàn bản dịch mình không thích. Nên chỉ có thể phân tích cái Garridebs thôi, cái kia để sau vậy.

      Dù bạn là fangirl hay slashgirl hay girl, boy, man, woman, old man, old woman gì đi nữa thì khi bạn đọc đến đoạn Watson bị bắn trong “Ba người mang họ Garridebs” bạn cũng phải tròn mắt ra. Đừng tự hỏi bản thân bạn có vấn đề gì không, bạn có lập dị hay không. Không, bạn hoàn toàn bình thường, chỉ là bạn không chịu đựng được sức tấn công của cái hint SA kinh điển nhất mọi thời đại.

      Mình đã từng trích cảnh đó ngay bài mở đầu topic, bạn có thể xem ở đó, nhưng lần này mình sẽ phân tích nó và bởi vì mình rất rất không hài lòng cách dịch đoạn đó của các bác dịch giả nên cho phép mình trích vài câu nguyên văn cụ Doyle trong quá trình phân tích.

      Sự việc xảy ra cuối vụ án, khi Holmes và Watson đối đầu với tên sát thủ khét tiếng Killer Evan. Watson bị bắn. Mình cho rằng đối với Holmes đó là cơn ác mộng thành sự thật. Mặc cho cả hai người đều biết rằng Watson tự nguyện trở thành người công sự của Holmes trong công việc bảo vệ công lý, đó là việc đáng làm, đáng mạo hiểm, thậm chí đáng hi sinh. Nhưng Holmes vẫn cảm thấy có lỗi nếu Watson vì theo anh trong các vụ án mà gặp nguy hiểm. Lúc đầu Holmes sợ vì không muốn mang món nợ tình nghĩa với Watson, nhưng thời gian trôi qua, không còn là sự ái ngại món nợ ân tình nữa, nỗi sợ của Holmes lớn lên bởi vì một lí do khác: anh sợ sẽ mất Watson. Điều ám ảnh Holmes không còn là “nếu Watson gặp nguy hiểm vì giúp mình phá án” nữa mà bây giờ là “Nếu Watson bị thương, nếu Watson chết…”. Đối với Holmes, nó là cơn ác mộng khiến anh phải lo ngại. Chúng ta biết rằng vụ án này xảy ra năm 1902, ngay năm sau (1903) Holmes nghỉ hưu, thời đại của chúng ta thì Holmes nghỉ hưu quá sớm (chưa đến 50 tuổi), thời Victoria thì mình không chắc. Nếu quả thực sự việc Watson bị bắn có tác động đến chuyện Holmes nghỉ hưu thì chúng ta phải lưu ý rằng: Holmes là người say mê công việc, Holmes sống vì công việc, trong bản TV show của BBC, Holmes nói rằng “I married to my job”, nhưng anh lại quyết định từ bỏ cái anh say mê nhất, anh chấp nhận sự nghiệp dừng lại ở đó, vì anh không muốn mạo hiểm mạng sống của Watson. Phải chăng giờ đây Watson còn quan trọng hơn cả cái công việc mà Holmes từng cho rằng mình sống vì nó, “kết hôn” với nó? Phải chăng sự thực là như thế? Với hàng loạt phản ứng của Holmes khi Watson bị bắn thì có thể nói nhiều hơn nữa, nhưng mình muốn tập trung vào Watson hơn.

      Holmes một phen hoảng vía khi Watson bị bắn, nhưng người xúc động nhiều hơn trong tình huống này lại là Watson:

      “It was worth a wound–it was worth many wounds–to know the depth of loyalty and love which lay behind that cold mask.”

      Watson sẵn sàng chịu đựng một vết thương, không, hàng ngàn vết thương, chỉ để nhìn thấy tình yêu và lòng thành của Holmes dành cho mình. Có sự khao khát nào mãnh liệt hơn thế này không? Đó là điều hợp lí, khi mà một người giàu tình cảm và nhạy cảm như Watson phải sống suốt đời với một người lạnh lùng và cứng rắn như Holmes.

      “All my years of humble but single-minded service culminated in that moment of revelation.”

      Watson mô tả những năm tháng ở cạnh Holmes với hai từ: khiêm nhường (humble) và theo đuổi một mục đích duy nhất (single-minded). Watson chấp nhận vị trí khiêm tốn, mờ nhạt khi ở bên cạnh Sherlock Holmes xuất chúng chỉ vì một mục đích duy nhất. Và Watson đã đạt được mục đích đó vào cái giây phút này, khi anh nhìn thấy đôi mắt luôn chứa đựng cái nhìn nghiêm khắc của Holmes lần đầu tiên rướm lệ, khi anh nhìn thấy đôi môi cương nghị run lên trong sự đau xót và lo sợ. Holmes đã đạt được đỉnh cao của sự nghiệp khi đánh bại Moriaty, còn Watson, đỉnh điểm thõa mãn của những năm tháng trong vai trò người cộng sự của Holmes là giây phút phát hiện anh được Holmes thương yêu đến thế nào. Watson dành cả cuộc đời mình để theo đuổi, để trông mong một thứ duy nhất: tình cảm của Sherlock Holmes.

      Tiếp theo đó, Watson không giây nào rời mắt khỏi những biểu cảm trên gương mặt Holmes: khi anh vội vàng kiểm tra vết thương của Watson, khi anh nhẹ nhõm nhận ra vết thương không nguy hiểm, cả khi anh tỏ ra lạnh lùng và khắc nghiệt báo cho tên sát thủ biết rằng hắn vừa may mắn thoát cái án tử mà anh sẽ dành cho hắn nếu Watson có bề gì.

      Chỉ bấy nhiêu cũng đủ để chúng ta thấy tình cảm của hai người nồng nàn đến thế nào rồi. Nhưng chưa đâu, chi tiết sau cùng mới đắt giá. Bạn nói rằng bạn bè lo lắng cho nhau, yêu thương nhau là bình thường hả? Đợi chút, đọc tiếp đi đã.

      Với những gì mình phân tích ở trên thì Watson đang rất hạnh phúc, bạn ấy hạnh phúc đến nỗi quên hết tất cả mọi thứ. Quên tên sát thủ, quên 3 người tên Garridebs, quên cả sự thực là Holmes và bạn ấy đang ở hiện trường vụ án, Watson không quan tâm điều gì đang diễn ra. Bởi thế mà trong khi Holmes đang chất vấn tên sát thủ lần cuối, Watson lại làm một việc khiến cho mình không khỏi giật mình kinh ngạc: “Tôi tựa vào cánh tay Holmes.”



      Các bạn hãy hình dung tình huống này như thế nào nhé: Watson bị thương, nhưng đã ngồi vào một cái ghế, và vết thương cũng chỉ là vết trầy sơ sơ, điều đó có nghĩa là Watson không phải cố gắng đứng, cũng không vì đau và mất máu mà bị mệt đến không ngồi nổi. Watson khỏe mạnh, không cần tới sự trợ giúp về mặt thể chất. Vậy vì lí gì Watson lại dựa vào cánh tay Holmes? Rõ ràng hành động đó hoàn toàn mang tính cảm xúc, Watson không thể cưỡng lại sự xúc động mãnh liệt trong giây phút đó. Khi người ta cảm thấy mãn nguyện, người ta không còn nghĩ tới điều gì khác, không lo âu, không tham vọng, không tiếc nuối, người ta chỉ muốn tận hưởng trọn vẹn cảm giác đó. Hành động của Watson là rất tự nhiên, khi gần gũi Holmes-điều mà trước đây Watson không có được, Watson cảm thấy rõ tình cảm của Holmes hơn, và vì thế mà tận hưởng cái cảm giác hạnh phúc một cách viên mãn hơn.

      Cái chi tiết Watson dựa vào cánh tay Holmes và Holmes chấp nhận điều đó hết sức tự nhiên ( tớ biết vậy vì ngay sau khi Watson có cái hành động hết sức tình củm kia, họ cùng nhau nhìn về phía cái hầm nhỏ. “…together we looked down into the small cellar…”, hành động của họ diễn ra cùng một lúc, điều đó cho thấy Holmes hoàn toàn ko bất ngờ, dường như anh biết trước rằng Watson sẽ làm vậy và anh chờ đón nó diễn ra, sau đó cả hai người mới đồng bộ chuyển sang một hành động khác.) đã đẩy mối quan hệ tình cảm của họ lên khỏi tình bạn thông thường. Bạn có bao giờ dựa vào vai hay vào cánh tay của bạn mình chưa? Ồ, có chứ, ai cũng đã từng làm vậy với bạn mình, vậy thì hãy nhớ lại xem, bạn dựa vào bạn mình trong trường hợp nào, vì lí do gì? Khi bạn buồn, và được bạn mình an ủi, khi bạn mệt mỏi sau cả ngày học hành vất vả, khi bạn đang tức giận kẻ nào đó và bạn của bạn thì đang trù ẻo kẻ đó hết mức, nên bạn hài lòng và biết ơn mà dựa vào người nó. Bạn nhận ra sự quan tâm của nó, tình thương của nó và rất cảm động, nhưng những trường hợp đó đều thông qua một sự kiện khác: nó an ủi bạn vì bạn buồn chuyện gia đình, người yêu, công việc thất bại…Bạn biết ơn và cảm thấy nhẹ nhõm vì nỗi buồn được xoa dịu, vì còn có người bên cạnh nâng đỡ bạn. Điều làm bạn trở nên mềm yếu là cái sự kiện mà bạn và bạn của bạn đang đề cập trong cuộc nói chuyện, chứ không phải tình thương của người bạn kia. Hãy nhớ lại đi, chưa có và không có một sự kiện nào chỉ thuần túy liên quan đến hai người mà khiến bạn phải mùi mẫn dựa vào bạn mình như Watson làm với Holmes.

      Bạn bè thể hiện “tao thương mày quá” như thế nào? Ôm nhau, xiết chặt tay nhau, cú đầu nhau, thậm chí là hôn nhau, nhưng không có chuyện êm ái tựa vào nhau như thế này. Động cơ thúc đẩy Watson dựa vào Holmes làm cho cái hành động đó dù muốn hay không, tớ cũng phải liệt nó vào loại hành động chỉ có tình nhân mới làm với nhau.

      Ồ, mà thôi, chủ ý mình chẳng muốn chứng minh cái gì trong show này. Dừng ở đây và trở lại câu chuyện cổ tích của thần Doyle là được rồi:

      Sau sự kiện trong vụ án “Ba người mang họ Garridebs”, sau bao nhiêu cố gắng và kiên nhẫn, thiên thần biết rằng đã đến lúc kết thúc sứ mạng. Thiên thần nói:

      "Holmes à, đây là trái tim của anh, tôi biết anh tin tưởng tôi, vậy hãy tin lời tôi lần này: trái tim không làm cho lí trí suy yếu đi, đừng sợ, hãy nhận lấy nó."

      Sherlock Holmes mỉm cười:

      "Thiên thần của tôi, tại sao tôi lại cần có một trái tim?"

      "Bởi vì anh sẽ tặng trái tim cho người anh yêu, nếu không có trái tim thì không thể yêu ai hết, anh không thể sống mà không có tình yêu."

      Vẫn luôn mỉm cười, Holmes nói với thiên thần:

      "Ồ, vậy thì tôi chẳng cần nhận lại trái tim của tôi làm gì, bởi vì tôi có lấy về thì cũng sẽ trao nó lại trong tay người đang giữ nó thôi."

      Sự việc diễn biến ngoài dự đoán làm thiên thần hết sức bối rối, vậy là sứ mạng đã hoàn thành hay chưa? Trái tim của Sherlock Holmes vẫn chưa được trả về chỗ của nó.

      "Nhưng mà…sứ mạng của tôi phải được hoàn thành, anh phải nhận lấy trái tim, Thượng Đế ra lệnh tôi phải…"

      "Thì ra anh đến với tôi chỉ vì mệnh lệnh của cấp trên, phải không?"

      Gương mặt đau khổ (giả tạo) của Holmes làm thiên thần rối rít:

      "Không, đương nhiên không phải, nếu tôi không muốn đến với anh thì tôi đã có thể từ chối mệnh lệnh…"

      "Vậy thì chẳng có lí do gì thiên thần từ chối món quà của tôi, hãy giữ lấy nó."

      "Nhưng…tôi…"

      BoommM! Thần Doyle đột ngột hiện ra, nghiêm nghị bảo:

      "Đủ rồi, Holmes, nhận lấy trái tim của ngươi và mọi việc sẽ ổn thỏa, đừng làm rối tinh lên nữa."

      "Ông không thể ép buộc tôi.- Holmes nói với vẻ mặt bình thản.-và để tôi nói cho ông nghe, ông muốn tôi biết yêu à? Rất đơn giản, cứ để trái tim của tôi trong tay thiên thần, rồi đây tôi sẽ nhận lấy trái tim của chính thiên thần và giữ nó làm của riêng tôi. Kết thúc vấn đề của ông rồi nhé."

      BoommM! Thượng Đế hiện ra:

      "Không được! Watson! Ta đã ra lệnh cho con, một sứ mạng rõ ràng, ko được làm sai một chút nào!"

      Thiên thần quay sang Holmes:

      "Xin lỗi Holmes, mặc dù tôi…nhưng không được đâu…tôi xin lỗi…"

      Holmes nhìn dáng vẻ thất vọng và đôi mắt rưng rưng của thiên thần đã ở cạnh mình bấy lâu nay mà thở dài, tội nghiệp cho cái sự ngây thơ ngoãn ngoãn. Holmes nói:

      "Thôi được rồi, không cần phải làm trái lệnh Thượng Đế. Tôi sẽ không nhận lại trái tim, vậy thiên thần vẫn phải tiếp tục sứ mạng ở cạnh tôi. Thiên thần cũng sẽ ko cần phải tặng trái tim cho tôi, để khỏi làm trái lệnh Thượng Đế. Thay vào đó tôi sẽ lên kế hoạch đánh cắp nó…hãy chờ xem tôi có thể làm gì…Nào, về Barker St. thôi!"

      Đừng lo, hãy để Sherlock Holmes giải quyết mọi rắc rối:

      Thần Doyle:

      "Hắn đã biết yêu, con xong việc rồi. Con để lại vấn đề của Sherlock Holmes khôn như quỷ cho ngài. Rất tiếc vì Ngài đã dùng đến thiên thần đáng yêu nhất mà vẫn thất bại (và giờ thì nó đã đi luôn)."

      Trên đường trở về Barker St. Sherlock Holmes bắt đầu bước đầu tiên của kế hoạch. Khi hai người đang đi trên đường, trở về sau khi xem Watson’s show, Holmes nói:

      "Tôi không phải người có đầu óc kinh doanh, nhưng tôi nghĩ rằng anh nên ngưng ghi chép các vụ án và chuyển sang viết cẩm nang hướng dẫn “ Làm thế nào để được dễ thương như John Watson”, nhất định sẽ là tác phẩm có giá trị và ăn khách."

      Không đáp lại lời trêu chọc của Holmes, Watson chỉ yên lặng để cho "những ngón tay gầy và lạnh lẽo” xiết quanh bàn tay mình và họ cùng nhau đi qua con phố ban đêm. Trong đầu Holmes tính toán bước tiếp theo…







      Sửa lần cuối bởi Lonely Leaf; 04-12-2014 lúc 05:37.
      Trả lời kèm trích dẫn

    3. #3
      Mình kết cp này là từ cái đợt xem phim do Robert Downey Jr đóng kết cái tính ông này sẵn rồi, nhớ lại cái đoạn S giả gái trong tàu hoả rồi cùng W khử bọn địch nói chung là W toàn bị S làm khổ lây
      Trả lời kèm trích dẫn

    4. #4
      Tham gia ngày
      23-11-2014
      Bài viết
      19
      Cấp độ
      1
      Reps
      1
      Hồi mới đọc truyện đã soi ra được cả đống hint rồi, dù hồi đó cũng chưa để ý lắm..... Và giờ thì sao, chỉ mong cụ Doyle sống lại và cho cặp này thành offical...
      Trả lời kèm trích dẫn

    5. #5
      Tham gia ngày
      13-11-2014
      Bài viết
      59
      Cấp độ
      8
      Reps
      359
      Ôi trời, đọc bài phân tích này mà mình cười suốt đêm Couple này dễ thương quá~~~ :love2:
      Trả lời kèm trích dẫn

    6. #6
      Tham gia ngày
      17-11-2014
      Bài viết
      50
      Cấp độ
      1
      Reps
      0
      uốn éo uốn éo
      Trả lời kèm trích dẫn

    7. #7
      ựa, dài quá, bookmark lại đọc sau, cơ mà cái này thì bí ẩn gì nữa, mọi chuyện đã quá rõ ràng rồi ) tuôi là tuôi nghi ngờ cụ Doyle là hủ nam lắm nhé )))
      tắt đèn, nhìn nhao...
      Trả lời kèm trích dẫn

    8. ôi cuồng Johnlock từ bấy đến giờ nên nhìn thấy topic này là cười không khép miệng được.

      Cơ mà bạn chủ topic cũng cuồng Sherlock BBC đúng không? Hình minh họa toàn ảnh cặp đôi đó thôi à. Nhưng mà nói trước là mình like nhiệt tình nhé~
      Trả lời kèm trích dẫn

    9. #9
      Cái này chính là dream comes true...
      Đọc cả bài mà phải lau kinh mấy lần, hết hồn cứ tưởng mình đang đọc top hit fanfic trên ao3 So với 1 tá fanfic dj mình đã đọc thì tình cởm của 2 người trong truyện gốc nó lồng làn ngọt ngào xoắn vặn mà nhất là kết thúc bằng cái chết của Sherlock anh nữa TT^TT
      :nói nhảm xong lăn đi ném dép:
      Trả lời kèm trích dẫn

    10. #10
      khâm phục cực kì chủ pic

      2 bác này là 1 trong những cp mà em ko muốn tách ra nhất , thật sự rất cute
      Trả lời kèm trích dẫn

    Đánh dấu

    Quyền viết bài

    • Bạn không thể đăng chủ đề mới
    • Bạn không thể gửi trả lời
    • Bạn không thể gửi đính kèm
    • Bạn không thể sửa bài
    •  

    Theo giờ GMT +7. Bây giờ là 17:19.

    Powered by vBulletin.
    Copyright© 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.
    Board of Management accepts no responsibility legal of any resources which is shared by members.