oOo VnSharing oOo

Go Back   Diễn đàn > Thư viện Kiến thức > Light Novel >

Đã đóng
Kết quả 1 đến 3 của 3
 
  • Công cụ
  • Hiển thị
    1. Light Novel và những điều bạn cần biết (Г・ω・)г

      BBCode: HËTΔLLĪES
       
      Dịch: Thịt Hun Khói
       
      Nguồn: Wikipedia
      Light
      Novel
      và những điều cơ bản
      Light Novel (ライトノベル; raito noberu) là một dạng tiểu thuyết Nhật Bản chủ yêu nhắm đến đối tượng là học sinh trung học và phổ thông. Cái tên "Light Novel" là từ wasei-ego, một thuật ngữ Nhật Bản được biến tấu lại từ tiếng Anh. Tóm lại, Light Novel đôi lúc được gọi là ranobe (ラノベ) hoặc LN ở phương Tây. Thường thì một cuốn tiểu thuyết dài không quá 40,000 đến 50,000 từ (nếu ngắn hơn thì sẽ được coi tương đương là tiểu thuyết ngắn (novella) theo điều khoản xuất bản của Hoa Kỳ), nhưng những cuốn tiểu thuyết dài khoảng hơn vài trăm trang thì khá hiếm, đa số những cuốn tiểu thuyết có lịch in ấn nghiêm ngặt thường được in theo khổ bunkobon (cỡ A6, 10.5 cm x 14.8 cm) và có tranh minh họa đính kèm.
      Chi tiếtLight Novel là một sự tiến hóa của tạp chí giấy. Để làm độc giả hài lòng, vào năm 1970, hầu hết những tạp chí giấy của Nhật Bản mà chuyển hình bìa có phong cách cổ điển sang phong cách anime bắt đầu đặt những tranh minh họa vào phần mở đầu của mỗi câu chuyện và bao gồm cả những bài báo về anime, manga hay video games nổi tiếng. Sự tiến hóa này là để làm hài lòng thế hê trẻ và càng có nhiều tranh minh họa hơn với những phong cách đa dạng. Còn những sê-ri nổi tiếng sẽ được in thành tiểu thuyết.

      Trong vài năm trở lại đây, những sê-ri light novel ăn khách thường được chuyển thể thành manga, anime hay live-action, nhưng trong nhiều trường hợp thì chỉ có hai phần tiểu thuyết đầu tiên được chuyển thể. Light Novel thường được in dài kỳ trong các tạp chí văn chương như Faust, Gekkan Dragon Magazine, The Sneaker và Dengeki hp, hoặc tạp chí truyền thông franchise như Comptiq và Dengeki G's Magazine.

      Các công ty xuất bản luôn không ngừng tìm kiếm những tài năng mới bằng các cuộc thi hằng năm, rất nhiều người đã đoạt giải thưởng lớn sản xuất tiểu thuyết của riêng họ. Cuộc thi lớn nhất là Dengeki Novel Prize, với hơn 6,500 lượt đăng ký dự thi hằng năm.

      Dạo gần đây đã có nhiều bản dịch tiếng Anh có giấy phép của light novel Nhật Bản được phát hành. Những bản dịch ấy được xuất bản theo tiêu chuẩn thị trường đại chúng bằng bìa mềm hoặc chất liệu tương tự khác như bìa manga, tankōbon, nhưng bắt đầu từ tháng tư, 2007, Seven Seas Entertainment là nhà xuất bản tiếng Anh đầu tiên in light novel theo định dạng bì bunkobon Nhật nguyên gốc. Còn những nhà xuất bản tiếng Anh khác sản xuất light novel là Tokyopop, Viz, DMP, Dark Horse, Yen Press, và Del Rey Manga. Người sáng lập của Viz Media, Seiji Horibuchi phỏng đoán rằng thị trường light novel ở Hoa Kỳ sẽ trải nghiệm sự nổi tiếng tương tự như nét đẹp văn hóa của Nhật Bản một khi nó được chú ý đến bởi người tiêu dùng/khách hàng.

      Lịch sửVăn chương là một nét đẹp truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản. Tuy giá thành chưa cao, tiểu thuyết giấy giống ranobe đã xuất hiện ở Nhật Bản từ nhiều năm trước, sự sáng tạo Soronoma Bunko vào năm 1975 được coi như là một biểu tượng cho điểm xuất phát. Những nhà văn khoa học viễn tưởng và kinh dị như Hideyuki Kikuchi hay Baku Yumemakura đã bắt đầu dấu ấn sự nghiệp của mình từ đó.

      Vào năm 1980, những cuốn tiểu thuyết vĩ đại bởi Yoshiki Tanaka - The Heroic Lengend of Arslan - đã làm mưa làm gió đối với các độc giả Nhật Bản trẻ tuổi. Không những vậy, tiểu thuyết Record of Lodoss War lấy từ cảm hứng game RPG, cũng sở hữu được sự nổi tiếng của riêng nó. Những cuốn tiểu thuyết trên cũng được chuyển thể thành hoạt hình không lâu sau.

      Thế hệ 1990s đã diện kiến được sê-ri ăn khách Slayers, được kết hợp bởi những yếu tố fantasy từ RPG và thể loại hài hước. Vài năm về sau, MediaWorks đã tìm được một nhà xuất bản pop-lit gọi là Dengeki Bunko, hiện đã và đang xuất bản nhiều sê-ri light novel nổi tiếng cho đến bây giờ. Sê-ri Boogiepop là một hit lớn, sớm được chuyển thể hoạt hình và đã làm nhiều anime fan quan tâm tới văn chương hơn.

      Những nhà văn Dengeki Bunko vẫn chưa đạt được sự chú ý cho đến khi năm 2006. Sau thành công vang dội từ sê-ri Haruhi Suzumiya, số lượng nhà xuất bản và độc giả quan tâm tới light novel bỗng dưng tăng nhanh với tốc độ chóng mặt.

      Light novel trở thành một phần quan trọng trong văn hóa 2D Nhật Bản vào cuối những năm 2000s. Số lượng sê-ri ranobe tăng vọt hằng năm, nhiều họa sĩ nổi tiếng đến từ Pixiv vẽ tranh minh họa hơn và những tác phẩm thành công nhất sẽ được chuyển thể thành anime, manga và live-action.
      /*

      HËT
      ΔLL
      ĪES

      */

      Sửa lần cuối bởi Thịt Hun Khói; 09-08-2016 lúc 16:43.

    2. BBCode: HËTΔLLĪES
       
      Dịch: Thịt Hun Khói
       
      Nguồn: Mcha-jp
      Light
      Novel
      và những đặc điểm riêng
      Light novel có các đặc điểm mà các loại tiểu thuyết khác không có, bao gồm:

      → Đối tượng hướng đến là thế hệ trẻ trâu (cấp hai và cấp ba)
      → Gồm các thể loại Fantasy, SF, Phiêu lưu, Tình cảm
      → Có những tranh minh họa bên trong cũng như trên bìa
      → Có khá nhiều đoạn đối thoại trong văn bản
      → Nhân vật chính thường là thanh thiếu niên (học sinh trung học, v, v...)

      Vì light novel có nhiều đoạn đối thoại hơn tiểu thuyết bình thường, mọi người có thể đọc chúng tương tự như manga vậy. Ngoài ra, việc nhiều tranh minh họa còn giúp người đọc hiểu được tính cách nhân vât và cốt truyện.
      Light novel là những cuốn sách được thiết kế công phu mang hơi hướm manga và dành cho đối tượng không thích đọc tiểu thuyết quá nhiều chữ.
      /*

      HËT
      ΔLL
      ĪES

      */


    3. BBCode: HËTΔLLĪES
       
      Dịch: Thịt Hun Khói
       
      Nguồn: Quora.com
      light
      novel
      và sự khác biệt so với anime / manga
      Xét về quan điểm lý thuyết, Light Novel và Manga là hai khía cạnh hoàn toàn khác biệt về truyền thông, cho nên so sánh cả hai với nhau thì khá kỳ cục. Bằng cách nào đó và tôi nghĩ rằng đây là giả thiết cơ bản cho câu hỏi này - Trong ngành công nghiệp Nhật Bản chung, chúng ta có thể thấy rằng một trong hai đều có các đặc điểm trở thành nền tảng cho cái kia.

      Trường hợp phổ biến là một light novel nổi tiếng có trước rồi sau đó nó mới được chuyển thể thành manga (Không có ngược lại). Hoặc trong trường hợp nếu cuốn light novel đó quá ăn khách thì sẽ được chuyển thể thành anime luôn.

      Vậy việc chuyển thể có gây ra sự thay đổi gì nhiều chứ? Chà, thật ra thì không nhiều lắm đâu. Việc chuyển thể hầu như chả thay đổi gì nhiều so với những gì bạn mong đợi.

      Có lẽ bởi vì, khác với những thể loại sách "đại trà" khác, light novel (ít nhất 99% những cuốn được tái hiện thành anime/manga) bắt đầu được viết cho một nhóm đối tượng cụ thể yêu thích anime... cho nên khi chuyển thể thành anime/manga thì sự thay đổi giữa ba phiên này không nhiều.
      Cách mô tả nhân vậtTrái ngược lại so với những gì bạn có thể nghĩ đến, light novel tranh minh họa. Tranh bìa và tranh minh họa cách mỗi chương thường được vẽ rất công phu. Hầu như là do có khá ít tranh minh họa (thường thì dưới mười tranh) cho nên họa sĩ có thể dành thời gian chăm chút cho chúng nhiều hơn so với manga.

      So với những thay đổi, những chi tiết tỉ mỉ của nhân vật có thể sẽ bị miêu tả ít hơn (anime chủ yếu) vì các lí do cắt giảm chi phí. Nhưng nói chung, các họa sĩ vẫn cố gắng bám vào bản gốc để tránh tình trạng giảm số lượng người hâm mộ hiện có.

      Số lượng nhân vâtTrường hợp loại nhân vật khỏi dàn cast là rất hiếm. Nếu có, có thể là do sẽ thêm những nhân vật phụ để có thể kéo dài phiên bản anime/manga hơn. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ xảy ra sau khi tác giả đã cạn kiệt ý tưởng.

      Cốt truyệnCấu trúc cốt truyện cơ bản và cốt truyện chính thường giống nhau. Tuy vậy, hãy nhớ rằng light novel là tiểu thuyết dài tập, và (tương tự như anime và manga) cốt truyện có thể gặp "ngõ cụt" trước khi tiểu thuyết được hoàn thành xong. Trong trường hợp đó, những arc phụ sẽ được sinh ra để câu giờ. Đối với trường hợp tác giả quá dài dòng, arc của cốt truyện vốn có sẽ bị bác bỏ trong quá trình chuyển thể sang anime/manga, như Slayer chẳng hạn...

      Cuối cùng, một trường hợp phổ biến nữa là tiểu thuyết, anime và manga có những kết thúc hơi khác nhau một chút. Đôi lúc nhà sản xuất muốn một kết thúc "hay hơn lần đầu", nhưng thường chỉ đơn giản là do họ muốn giữ khán giả quan tâm luôn đến cả ba phiên bản (tiểu thuyết, anime và manga) hơn.

      Bối cảnhManga và Anime là những hình thức nghệ thuật tự do, cho nên thật may mắn khi không có sự biến chuyển nhiều giữa chúng. Mặc dù thế, bất cứ khi nào bạn tự nhiên muốn tiếp cận với đa dạng khán giả hơn, sẽ luôn có sự thúi giục khiến bạn có thể thay đổi tổng thể chung một chút xíu. Dựa theo khái niệm này, ta có thể thấy phiên bản manga có xu hướng bị "kiềm chế" hơn tiểu thuyết, và anime thì bị "kiềm chế" hơn manga một cách đáng kể.

      Phong cách kể chuyệnPhiên bản light novel thường yêu cầu người đọc xử lý thông tin, cho nên chúng thường miêu tả khung cảnh chi tiết, sâu đậm hơn. Đồng thời, light novel có nhiều hội thoại hơn những phiên bản khác, cho nên rất khó để những hội thoại ấy trở nên tối giản trong phiên bản anime và manga. Và cuối cùng, việc miêu tả, di chuyển bối cảnh này sang bối cảnh khác không thích hợp với hình thức hình ảnh, vì thế, sẽ có những biện pháp đơn giản hóa trình tự của các bối cảnh, bao gồm việc "thả thính" thông tin của một nhân vật nào đó rồi di chuyển tới bối cảnh khác.

      Tổng quanTổng quát chung, sự chuyển thể giữa light novel <-> manga <-> anime có vẻ không khác biệt gì mấy so với phiên bản gốc cả. Ví dụ như tiểu thuyết phương Tây được chuyển thể thành phim chẳng hạn. Tuy nhiên vẫn có những thay đổi đáng chú ý khi light novel được chuyển thể là:
      • Miêu tả nhân vật khá ít
      • Không có nhiều thông tin dẫn dắt
      • Cắt bớt độ dài đoạn đối thoại
      • Biện pháp đệm để câu giờ: thêm nhân vật khác
      • Biện pháp đệm để câu giờ: thêm arc phụ
      • Kết thúc khác so với bản gốc
      • Cắt những cảnh sex/gore vì mục đích phát sóng (chủ yếu là anime)
      Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, đối với những tựa anime gốc nổi tiếng, việc chuyển thể từ anime -> manga -> novel cũng khá phổ biến.
      /*

      HËT
      ΔLL
      ĪES

      */

      Sửa lần cuối bởi Thịt Hun Khói; 16-08-2016 lúc 20:10.

    Đánh dấu

    Quyền viết bài

    • Bạn không thể đăng chủ đề mới
    • Bạn không thể gửi trả lời
    • Bạn không thể gửi đính kèm
    • Bạn không thể sửa bài
    •  

    Theo giờ GMT +7. Bây giờ là 08:28.

    Powered by vBulletin.
    Copyright© 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.
    Board of Management accepts no responsibility legal of any resources which is shared by members.