Gubrand ở trên sườn đồi



Thông tin chung
Tên
Gubrand ở trên sườn đồi
Còn được biết đến như
Gudbrand i Lia
Xếp loại theo hệ thống Aarne-Thompson
1415, Trao đổi đồ
Đất nước
Na Uy
Xuất bản trong
Norske Folkeeventyr



>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>


"Gudbrand ở trên sườn đồi" là một câu chuyện cổ tích của người Na Uy về việc luôn tìm ra mặt tích cực nào đó trong mọi hoàn cảnh gặp phải. Nó được truyền bá rộng rãi trong nhiều tập truyện sưu tầm bao gồm "Tuyển tập những câu chuyện cổ tích được yêu thích nhất thế giới". Đây là một trong nhiều truyện cổ tích của người Na Uy trong tập truyện "Norske Folkeeventyr" của Peter Christen Asbjørnsen và Jørgen Engebretsen Moe vào giữa những năm từ 1853 tới 1858.

Câu chuyện "Cái gì ông nó làm cũng tuyệt vời cả" của Hans Christian Andersen (trong tập Nye Eventyr og Historier, 1861) là một phiên bản khác của câu chuyện này.
Chủ đề về sự lạc quan, luôn nhìn thấy mặt tốt, và hạnh phúc trong hôn nhân là đặc trưng của câu chuyện này.

<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<





Cốt truyện



Câu chuyện kể về Gudbrand và vợ của ông, những người sống trên sườn đồi và luôn hòa thuận với nhau. Họ có hai con bò và quyết định mang một con tới thị trấn để bán. Khi Gudbrand mang con bò tới thị trấn, ông không bán được nó nên quay trở về nhà.

Trên đường về, ông gặp một người đàn ông khác dẫn theo một con ngựa, và đã đổi bò lấy ngựa. Sau đó, ông gặp một người khác với heo và đổi ngựa lấy heo. Tiếp đến ông gặp một người mang theo dê và đổi heo lấy dê. Ông lại tiếp tục đổi dê lấy cừu với một kẻ nữa. Sau cừu ông đổi lấy một con ngỗng. Và cũng như vậy ông đổi với một con gà trống. Ông nhận thấy mình đang đói bụng và cần một ít thức ăn nên bán gà đi để lấy tiền mua đồ ăn, và cuối cùng đi về tay trắng.

Ông dừng lại ở nhà hàng xóm để xin nghỉ lại một đêm, và kể cho ông ta nghe câu chuyện của mình. Người hàng xóm bảo rằng không bao giờ muốn ở trong hoàn cảnh của ông, vì bà vợ của ông sẽ rất tức giận nếu ông quay trở về tay không. Gudbrand nói rằng ông và vợ sống với nhau rất hòa thuận, bà sẽ hiểu và đồng ý với những quyết định của ông.

Ông cược 100 đô la ở nhà với người hàng xóm rằng vợ ông sẽ không hề buồn bực về chuyện này và người hàng xóm đồng ý. Ngày hôm sau Gudbrand cùng người hàng xóm đi về nhà mình, và trong khi người hàng xóm nấp sau cánh cửa, Gudbrand chào vợ cà giải thích chi tiết mọi chuyện. Khi ông kể về những cuộc trao đổi của mình, bà vợ luôn tìm thấy mặt tích cực trong những quyết định đó, và cuối cùng khi ông kể đến việc bán con gà trống để có tiền mua thức ăn, bà vợ thốt lên: "Chúa phù hộ cho điều ông vừa làm! Tất cả những gì ông làm luôn dành cho trái tim của tôi. Thật hạnh phúc khi nhìn thấy ông an toàn trở về, ông làm mọi thứ thật tuyệt vời đến nỗi tôi không muốn gà hay ngỗng, cũng chẳng cần heo hay kine". Gudbrand thắng vụ cá cược với người hàng xóm.

Trong phiên bản của Andersen, mang tên "Cái gì ông nó làm cũng tuyệt vời cả" (đôi khi được dịch thành "Cái gì cha nó làm cũng tuyệt vời cả") cốt truyện chính cũng y hệt như vậy mặc dù có vài chi tiết khác. Thay vì bò, người đàn ông bắt đầu bằng ngựa, và thay vì về nhà tay không, ông mang một bao táo thối về, và thay vì người hàng xóm, kẻ cá cược với ông là hai người Anh đang đi du lịch.


Nhân vật



Gudbrand: Một người chồng tốt hay đưa ra những quyết định bốc đồng nhưng luôn có thái độ tích cực với mọi thứ xảy ra trong cuộc sống của mình.

Vợ Gudbrand: Lạc quan và hay ủng hộ những quyết định của chồng mình; bà luôn tìm thấy mặt tốt trong mọi trường hợp.

Người hàng xóm: Ông thể hiện cách mọi người nhìn nhận về tính bốc đồng của Gudbrand và phản ứng của hầu hết các bà vợ trong trường hợp đó.


Đề tài và đánh giá



Theo bảng tra thể loại truyện của Aarne-Thompson, "Gudbrand ở trên sườn đồi" được xếp vào loại trước năm 1415, Trao đổi đồ.

Lợi ích của việc hạnh phúc và tin vào hôn nhân là một chủ đề. George Webbe Dasent, nhấn mạnh sự mộc mạc của câu chuyện, nói rằng: "Hạnh phúc trong đời sống hôn nhân chưa bao giờ được kể lại đẹp đẽ như thế" trong câu chuyện này, "khi mà lòng nhân hậu của người vợ dành cho chồng đã đánh bay mọi băn khoăn". Một chủ đề khác trong truyện này là tầm quan trọng về hạnh phúc cá nhân khi nhìn nhận mọi thứ mình có theo hướng tốt đẹp.

Câu chuyện đã được dùng trong một buổi thảo luận về sự đối nghịch trong tâm lý học để miêu tả hành vi đối nghịch gia tăng (liên tục đổi những món giá trị thấp) dẫn đến hành vi đối nghịch suy giảm (tin rằng mọi cuộc trao đổi đều tuyệt vời).

Vào năm 1939, Johannes V. Jensen trình bày lại câu chuyện bằng cách đổi ngược lại: bắt đầu bằng một bao táo thối và kết thúc với con ngựa, nhưng người vợ lại không hài lòng về bất kỳ sự trao đổi nào (so sánh với thần thoại Nhật Bản về Triệu phú rơm).



Nguồn: Wikipedia.com | Dịch: Vanilla Jeje | BBCode: Lie | Website: Vn-Sharing.Net
Vui lòng ghi rõ link nguồn khi copy bài viết.
Nếu phát hiện lỗi sai, thiếu sót trong bài dịch, xin vào topic hồi báo, góp ý.