oOo VnSharing oOo

Go Back   Diễn đàn > VnSharing - Trung tâm điều hành > VnSharing Wiki > Lĩnh vực khác >

Trả lời
Kết quả 1 đến 1 của 1
 
  • Công cụ
  • Hiển thị
    1. #1

      [Science] Bão mặt trời năm 1859


      SCIENCE WIKI

      BÃO MẶT TRỜI NĂM 1859




      Vệt đen mặt trời vào ngày 1 tháng 9, năm 1859, được kí họa lại bởi Richard Carrington. Điểm A và B đánh đấu các vị trí ban đầu của sự kiện sáng lòa này, sau đó nó chuyển động khoảng năm phút đồng hồ đến C và D trước khi biến mất.

      Bão Mặt Trời năm 1859, còn được gọi là sự kiện Carrington, là một cơn bão địa từ Mặt Trời rất mạnh diễn ra vào năm 1859 tại chu kỳ Mặt Trời thứ 10. Một cơn phun trào cực quang Mặt Trời cực mạnh đánh vào từ quyển của Trái Đất và tạo ra một trong những cơn bão từ lớn nhất từng được ghi nhận. “Sự bùng phát ánh sáng trắng” trong quang quyển Mặt Trời được quan sát và ghi lại bởi hai nhà thiên văn người Anh: Richard C. Carrington và Richard Hodgson.

      Các nghiên cứu cho thấy, nếu có một cơn bão mặt trời có cường độ tương tự xảy ra vào ngày nay, sẽ gây ra những vấn đề mang tính toàn cầu cho nền văn minh nhân loại. Cơn bão Mặt Trời năm 2012 có quy mô tương đương, nhưng nó chỉ đi sượt qua quỹ đạo của Trái Đất mà không va vào hành tinh của chúng ta.


      S
      IÊU VẾT LÓA CARRINGTON


      Từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9, nhiều vệt đen đã được quan sát thấy trên bề mặt Mặt Trời. Vào ngày 29 tháng 8, hiện tượng Nam Cực quang sảy ra ở phía Bắc Queensland, Australia. Ngay trước buổi trưa ngày 1 tháng 9, hai nhà thiên văn học nghiệp dư người Anh Richard Carrington và Richard Hodgson là người đầu tiên độc lập quan sát vết lóa mặt trời (solar flare). Vết lóa này liên hệ với một vụ phun trào nhật hoa (coronal mass ejection) (CME) lớn phóng thẳng về phía Trái Đất, mất 17.6 giờ để đi 150 triệu km (93 triệu dặm), người ta tin rằng tốc độ khá cao của CME này (CME thông thường mất vài ngày để đến Trái Đất) là do một CME trước đó, có lẽ là do nguyên nhân của hiện tượng cực quang lớn ngày 29, đã “dọn đường” cho các cơn gió mặt trời của sự kiện Carrington.

      Do sự ảnh hưởng đồng thời của điện từ lóa mặt trời ("magnetic crochet"), được quan sát bởi nhà vật lý ngươi Scotland Balfour Stewart, và cơn bão địa từ sảy ra vào ngày hôm sau, Carrington nghi ngờ có mối liên hệ giữa Trái Đất và Mặt Trời. Báo cáo trên toàn thế giới về ảnh hưởng của các cơ bão địa từ năm 1859 đã được biên soạn và xuất bản bởi nhà toán học người Mỹ Elias Loomis, với sự hỗ trợ quan sát của Carrington và Stewart.

      Ngày 1-2, tháng chín, 1859, cơ bão địa từ lớn nhất từng được ghi nhận (bởi các máy đo từ trường trên mặt đất) nổ ra. Cực quang có thể được nhìn thấy trên khắp thế giới, từ Bắc bán cầu cho đến tận phía Nam như vùng Caribe; bầu trời vùng núi Rocky, Mỹ đã rất sáng, đến nỗi đánh thức những người đào vàng, họ thậm chỉ đã chuẩn bị ăn sáng vì tưởng rằng đó là buổi sáng. Người dân ở đông bắc Hoa Kỳ có thể đọc báo bằng ánh sáng cực quang. Cực quang có thể nhìn thấy ở tận Hạ Sahara (Senegal, Mauritania, có lẽ là cả Monrovia, Liberia), Monterrey và Tampico ở Mexico, Queensland, Cuba và Hawaii.

      Hệ thống điện báo toàn châu Âu và Bắc Mỹ đã đánh dập, trong vài trường hợp điện báo viên còn bị điện giật. Các cột điện tính bắn tia lửa. Một số điện báo viên vẫn có thể gửi và nhận điện báo mặc dù nguồn điện đã bị ngắt.

      Vào thứ bảy, 3 tháng 9 năm 1859, hai tờ Baltimore American và Commercial Advertiser loan tin: “Những người đi ngủ muộn vào đêm thứ năm đã có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh tượng tuyệt đẹp của cực quang. Cảnh tượng này giống như đêm chủ nhật, nhưng rực rỡ hơn, các quầng sáng lăng trụ đa dạng hơn và huy hoàng. Ánh sáng bao phủ cả bầu trời, giống như một đám mây dạ quang, những vì sao chiếu những ánh sáng mờ ảo qua đó. Cực quang còn sáng hơn cả ánh trăng tròn, nhưng mềm mại và tinh tế không thể diễn tả, như bao bọc tất cả mọi thứ mà nó chiếu rọi. Từ 12 đến 1 giờ, khi cực quang cực đại, cũng là lúc những con phố yên tĩnh đắm mình trong ánh sáng kỳ lạ này, một vẻ đẹp độc nhất vô nhị.”

      Tháng 6 năm 2013, một công ti liên doanh của các nhà nghiên cứu tại Lloyd's of London và viện Nghiên cứu Khí quyển và Môi trường (AER) tại Hoa Kỳ đã sử dụng những dữ liệu của Sự kiện Carrington, để ước tính thiệt hại của một mình nước Mỹ khi có một thảm họa tương tự sảy ra, thiệt hại ước đoán là khoảng 0.6-2.6 trilion đôla (0.6-2.6 triệu triệu đôla).


      N
      HỮNG SỰ KIỆN LIÊN QUAN


      Những lõi băng có chứa các tầng giàu ni-trát mỏng được phân tích để tái hiện lại lịch sử của những cơn bão Mặt Trời trong quá khứ, diễn ra trước khi con người có khả năng quan sát chúng một cách cặn kẽ. Dữ liệu từ các lõi băng Greenland, được thu thập bởi nhà khoa học không gian Kenneth G. McCracken và những cộng sự, cho thấy bằng chứng của sự kiện quy mô này – được đánh giá theo mức tác động của bức xạ proton năng lượng cao, chứ không phải theo địa từ - diễn ra mỗi 500 năm một lần, và các cơ bão có cường độ ít nhất bằng một phần năm như thế này xảy ra khoảng vài lần một thế kỉ. Nhiều nghiên cứu gần đây về các lõi băng cho thấy các gai nitrat không phải là kết quả của các sự kiện phóng thích các hạt năng lượng Mặt Trời, khiến kỹ thuật này trở nên không đảm bảo sự chính xác. Hàm lượng Beryllium-10 và carbon-14 được coi là chỉ số đáng tin hơn khi phân tích các lõi băng. Các sự kiện tương tự nhưng có bức xạ vũ trụ mạnh hơn nhiều có thể bắt nguồn từ bên ngoài hệ Mặt Trời và thậm chí là bên ngoài dải ngân hà. Những cơn bão nhỏ hơn xảy ra vào năm 1921 và 1960, khi sự gián đoạn vô tuyến trên diện rộng được ghi nhận. Cơn bão tháng 3 năm 1989 đánh sập hệ thống năng lượng trên hầu hết lãnh thổ của Quebec. Vào ngày 23 tháng 7 năm 2012, cơn siêu bão Mặt Trời "Carrington-class" (vết lóa Mặt Trời, phun trào nhật hoa, xung điện từ Mặt Trời) được quan sát; quỹ đạo của nó đi chệch với quỹ đạo của Trái Đất. Thông tin về sự kiện này được công bố đầu tiên bởi NASA vào ngày 28 tháng 4, năm 2014.

      Nguồn: Wikipedia.Org | Dịch: - Dr - | BBcode: PhiếnTử | Website: Vn-Sharing.Net
      Vui lòng ghi rõ link nguồn khi copy bài viết.
      Nếu phát hiện lỗi sai, thiếu sót trong bài dịch, xin vào topic hồi báo, góp ý.





      Sửa lần cuối bởi Pixel; 23-11-2015 lúc 23:20.
      Trả lời kèm trích dẫn

    Đánh dấu

    Quyền viết bài

    • Bạn không thể đăng chủ đề mới
    • Bạn không thể gửi trả lời
    • Bạn không thể gửi đính kèm
    • Bạn không thể sửa bài
    •  

    Theo giờ GMT +7. Bây giờ là 14:08.

    Powered by vBulletin.
    Copyright© 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.
    Board of Management accepts no responsibility legal of any resources which is shared by members.