oOo VnSharing oOo

Go Back   Diễn đàn > VnSharing School > Văn Hóa Nước Nhật >

Trả lời
Kết quả 1 đến 4 của 4
 
  • Công cụ
  • Hiển thị
    1. [Đời sống - Văn hóa] Nghệ thuật vẽ Gyotaku


      Những điều bất ngờ bạn chưa biết về nghệ thuật Gyotaku
      Dấu ấn ẩm thực từ những chú cá thật




      Nhật Bản có một nền lịch sử nghệ thuật tuyệt vời. Từ những thiết kế đường sọc trên vại đất nung từ những ngày đầu thời Jomon (11000 đến năm 300 Trước Công Nguyên), đến những bức tranh cuộn, đến ukiyo-e (tạm dịch: Phù thế hội – những bức tranh nổi trên nền gỗ) và phong cách độc đáo của nền công nghiệp hoạt hình của ngày hôm nay, những con người xứ sở Phù Tang luôn tìm được những cách thức khác lạ nhất để thu giữ thế giới xung quanh họ và trưng bày ra cho tất cả mọi người chiêm ngưỡng.

      Một kĩ thuật ít người biết đến từ những năm 1800 nay đã quay trở lại, và mặc dù phương pháp vẽ này đã ăn sâu vào cội rễ lịch sử truyền thống Nhật Bản, nó vẫn có thể mang đến sự tận hưởng cho mọi người vòng quanh thế giới. Tất cả những gì bạn cần là giấy, một ít màu vẽ và một con cá đẹp một chút.

      Nghệ thuật này được gọi là gyotaku (tạm dịch: chà xát cá), giúp đưa những sinh vật dưới nước lên với những con người trên đất liền, và bạn hoàn toàn có thể thiết kế ra những tác phẩm ấn tượng bậc nhất. Khi những nhà ngư dân tìm kiếm một cách thức để ghi chép lại khổ và loài những chú cá họ chài lưới được, họ đã phát minh ra phương pháp để in hình cá lên giấy. Nghệ thuật truyền thống này ra đời trước nghệ thuật nhiếp ảnh.


      Mặc dù những bức vẽ tự nhiên của những vật thể phẳng như lá đã được phát minh ra một thời gian, nhưng in hình từ một vật thể dày và có độ cong như thân hình một chú cá lại là một sự phát triển khá mới mẻ, nhưng lại rất phù hợp với xu thế tự nhiên, nếu bạn xét đến việc các nhà ngư luôn đem theo giấy,mực và cọ mỗi khi họ ra biển.


      Sau khi bắt được một chú cá ấn tượng, những ngư dân sẽ phủ một bên thân con cá bằng mực, dùng giấy nhám bọc lại, nhẹ nhàng chà xát cho đến khi một dấu ấn được in hằn lên lớp giấy. Lớp mực không độc hại này sẽ được tẩy sạch đi, chú cá vẫn được bày bán ngoài chợ, những chủng loài cá hiếm hơn thì sẽ được trả về đại dương.






      Sau một thời gian, những ngư dân bắt đầu nâng tầm giá trị bức tranh bằng cách vẽ vào đôi mắt và những chi tiết khác.



      Tại Nhật Bản, gyotaku là lĩnh vực chủ yếu của các ngư dân, bạn sẽ tìm thấy những bức vẽ tuyệt đẹp tại nhà của họ hoặc trên tường của các cửa hàng bán cá. Các nghệ sĩ tại nước ngoài thì lại nâng tầm kĩ thuật này lên một đỉnh cao mới, sử dụng cùng một phương pháp để tạo ra được những phong cảnh dưới nước đầy màu sắc và sức sáng tạo.



      Nghệ sĩ Heather Forner đã sáng tác ra những tác phẩm nghệ thuật gyotaku được ngót nghét 40 năm. Bà thường dùng rất nhiều vết in trên một trang giấy để tạo ra thành phẩm tuyệt đẹp của mình.





      Trong khi sinh sống tại Hawaii, Fortner thường sử dụng những studio tạm thời dựng trên con tàu lớn của các nhà buôn. Bà sẽ sử dụng những chú cá được chài lưới hoặc đi đến những khu chợ cá tại các cảng quốc tế.





      Giờ Fortner đã đặt studio của mình tại bờ biển Central Oregon, bà mở một xưởng chuyên về gyotaku, tạo ra giấy và những bức in từ tự nhiên.





      Hãy cùng xem cách bà tạo ra những tác phẩu gyotaku tuyệt đẹp với video hướng dẫn bên dưới nhé.



      Một nghệ sĩ gyotaku kì cựu khác – Odessa Kelley, sử dụng kĩ thuật này trên người một con mực.


      Và giờ đến lượt một chú cá Grouper khổng lồ.


      Quả thật là một cách giúp bạn tạo ra một bức tranh khổng lồ trong khoảng thời gian vô cùng ngắn!

      Đây có phải là nét bút đầu tiên (hoặc ấn tượng đầu tiên) về gyotaku? Bạn đã sẵn sàng để làm thử chưa nào?



      Nguồn: Rocketnews24
      Dịch: Snow



      Some people feel the rain
      Others just get wet
      That's why I choose to be

      DISENCHANTED
      Trả lời kèm trích dẫn

    2. Sau khi bắt được một chú cá ấn tượng, những ngư dân sẽ phủ một bên thân con cá bằng mực, dùng giấy nhám bọc lại, nhẹ nhàng chà xát cho đến khi một dấu ấn được in hằn lên lớp giấy. Lớp mực không độc hại này sẽ được tẩy sạch đi, chú cá vẫn được bày bán ngoài chợ, những chủng loài cá hiếm hơn thì sẽ được trả về đại dương.
      Mình thắc mắc là họ trả cá về đại dương như thế nào? Muốn tô mực lên thân cá thì phải bắt nó lên bờ, để ráo nước rồi mới tiến hành thao tác tô vẽ được. Mà làm như vậy thì con cá chết khô mất rồi làm sao mà trả được Hay là họ trả xác về đại dương thì nghe có lý hơn.
      Trả lời kèm trích dẫn

    3. Trích dẫn Gửi bởi Yumi Nakata Xem bài viết
      Mình thắc mắc là họ trả cá về đại dương như thế nào? Muốn tô mực lên thân cá thì phải bắt nó lên bờ, để ráo nước rồi mới tiến hành thao tác tô vẽ được. Mà làm như vậy thì con cá chết khô mất rồi làm sao mà trả được Hay là họ trả xác về đại dương thì nghe có lý hơn.
      Câu đúng của nguồn news là "more revered catches were returned to the ocean". Như đã nói, lớp mực nọ phết là không độc hại, nên sau đó họ có thể đem bán hoặc thả về biển. Bạn xài cọ to, phết chừng vài rồi đè tờ giấy lên con cá ok. Mình không nghĩ nó lâu đến mức làm con cá chết ngộp, hơn nữa nếu đó là vật quý thì tất nhiên phải super cẩn thận rồi. Mình chỉ nghĩ vậy thôi, chứ mình chỉ dịch chứ chưa làm thử nên cũng không chắc lắm.
      Trả lời kèm trích dẫn

    4. #4
      Nhân Mã
      Khánh Uyên
      Củ Cải Trắng
      SP: 384
      Tham gia ngày
      17-11-2014
      Bài viết
      15,659
      Blog Entries
      9
      Cấp độ
      151
      Reps
      5978
      Hay quá nhỉ, mà chắc phải phết nhanh lắm, chứ trong cái hình thấy con cá chết mở mắt há hốc mồm thế kia còn trả về đại dương sao
      Trả lời kèm trích dẫn

    Đánh dấu

    Quyền viết bài

    • Bạn không thể đăng chủ đề mới
    • Bạn không thể gửi trả lời
    • Bạn không thể gửi đính kèm
    • Bạn không thể sửa bài
    •  

    Theo giờ GMT +7. Bây giờ là 00:02.

    Powered by vBulletin.
    Copyright© 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.
    Board of Management accepts no responsibility legal of any resources which is shared by members.