oOo VnSharing oOo

Go Back   Diễn đàn > VnSharing - Trung tâm điều hành > VnSharing Wiki > Lĩnh vực khác >

Trả lời
Kết quả 1 đến 1 của 1
 
  • Công cụ
  • Hiển thị
    1. [Mythology] Uranus


      Uranus

      - Thần thoại Hi Lạp -


      Uranus


      Aion-Uranus và Terra (tiếng Hy Lạp là Gaia) trên tranh khảm tường

      Nơi trú ngụ
      Bầu trời
      Vợ
      Gaia
      Bố mẹ
      Gaia
      hoặc Aether và Gaia
      hoặc Aether và Hemera
      hoặc là Nyx
      Con cái
      Titans, Cyclopes, Meliae, Furies, Gigantes, Hecatonchires và Aphrodite
      Vị thần tương đương tại La Mã
      Caelus
      Uranus (/ˈjʊərənəs/ or /jʊˈreɪnəs/; Tiếng Hi Lạp Cổ Οὐρανός, Ouranos [oːranós] có nghĩa là "bầu trời" hay "thiên đường") là một vị thần Hi Lạp cổ xưa, hiện thân của bầu trời. Phiên bản tương đương của ông trong thần thoại La Mã là Caelus. Trong văn học Hi Lạp cổ đại, Uranus hay Cha Bầu Trời là con trai và cũng là chồng của Gaia, Đất Mẹ. Trong tác phẩm Theogony của Hesiod, Uranus do Gaia tạo ra một mình, nhưng trong nhiều văn bản khác, ông được cho là con trai của Aether. Uranus và Gaia là cha mẹ của thế hệ Titan đầu tiên, và là tổ tiên của hầu hết các vị thần Hi Lạp, nhưng việc ông không được thờ phụng cho thấy Uranus đã không còn tồn tại đến thời kì Cổ đại, và Uranus cũng không xuất hiện trong những đề tài thường xuất hiện trên gốm sứ Hi Lạp cổ. Đất, Bầu Trời và Styx - ba thành phần khởi đầu của vũ trụ có thể được hợp lại, nhưng chỉ với một lời khấn nguyện trang trọng trong sử thi Homeric.






      Nguồn gốc

      Giả thiết khả dĩ nhất đối với cái tên Uranus là từ tiếng Hi Lạp sơ khai, *worsanós (Ϝορσανός) được mở rộng từ *ṷorsó- (cũng được tìm thấy trong tiếng Hi Lạp ouréō với nghĩa 'tiểu tiện', trong tiếng Sanskrit là varṣá ‘mưa’, và tiếng Hittite ṷarša- ‘sương mù’). Từ gốc trong ngôn ngữ Ấn-Âu là *ṷérs- ‘mưa, ẩm’ (trong tiếng Hi Lạp eérsē ‘sương’, tiếng Sanskrit várṣati ‘mưa’, Avestan aiβi.varəšta ‘đã mưa’), khiến Uranus trở thành một 'kẻ tạo mưa'. Một vài nguồn gốc ít có khả năng xảy ra hơn là một phái sinh với nghĩa 'kẻ đứng trên cao' từ tiếng Ấn-Âu sơ khai *ṷérso- (trong tiếng Sanskrit várṣman ‘cao, đỉnh’, tiếng Lithuanian viršùs ‘trên cao, địa vị cao’, tiếng Nga verx ‘cao, đỉnh’). Cách giải thích của Georges Dumezil về cái tên của Uranus bằng Vedic Varuna (Mitanni Aruna), vị thần của trời và nước, là một giả thiết không khả dĩ.

      Phả hệ

      Trong Theogony của Hesiod, Uranus là con đẻ của Gaia, thần Đất mẹ. Alcman và Callimachus thì bổ sung thêm rằng Uranus là con của Aether, vị thần của ánh sáng thiên đường và không khí trên cao. Dưới ảnh hưởng của các triết gia, Cicero, trong De Natura Deorum ("Về bản chất của các vị thần"), tuyên bố rằng ông là con đẻ của các vị thần cổ đại, Aether và Hemera, Không khí và Ban ngày. Theo Thánh ca của Orphic, Uranus là con trai của Nyx, hiện thân của bóng đêm.

      Huyền thoại

      Thần thoại Hi Lạp

      Trong thần thoại về những nhà sáng lập nên Olympia, như Hesiod đã nhắc tới trong Theogony, Uranus luôn đến mỗi đêm để phủ lên Đất và giao phối với Gaia, nhưng ông ghét các con của mình. Hesiod đặt tên cho sáu người con trai và con gái đầu tiên là Titan, ba khổng lồ trăm tay là Hekatonkheires, và những khổng lồ trăm mắt là Cyclope.


      Vụ hành hung Uranus của Saturn - Tranh tường của Giorgio Vasari và Cristofano Gherardi, c. 1560 (Sala di Cosimo I, Palazzo Vecchio)

      Uranus đã giam cầm đứa con út của Gaia trong Tartarus, nằm sâu trong Đất, khiến Gaia đau đớn. Bà đã tạo ra một cái lưỡi liềm bằng đá lửa và đề nghị các con trai mình thiến Uranus. Chỉ mình Cronus, đứa trẻ nhất và tham vọng nhất trong số các Titan sẵn sàng nhận nhiệm vụ đó: ông phục kích cha mình và thiến Uranus, khiến tinh hoàn bị cắt rời rơi xuống biển.

      Với hành động đáng sợ đó, Uranus đã gọi những con trai mình là Titanes Theoi, hay "Những vị thần căng thẳng". Từ chỗ máu Uranus nhỏ xuống Đất sinh ra những khổng lồ, Erinyes (Kẻ báo thù giận dữ), Meliae (những nữ thần cây tần bì), và theo một số giả thuyết, các Telchine. Từ tinh hoàn rơi xuống biển, sinh ra Aphrodite.

      Nhà thơ Alexandria đã theo Callimachus, tin rằng cái lưỡi liềm đẫm máu đã bị chôn vùi dưới đất tại Zancle ở Sicily, nhưng người lữ khách Hi Lạp - La Mã Pausanias thì khẳng định rằng nó đã bị ném xuống biển từ mỏm đất gần Bolina, không xa Argya trên bờ biển Achaea, trong khi nhà sử học Timaeus cho rằng lưỡi liềm này ở Corcyra. Những người Corcya tự xưng mình là con cháu của Phaeacia huyền thoại, người Odysseus từng viếng thăm, và vào khoảng năm 500 trước công nguyên, một người chép thần thoại Hi Lạp, Acusilaus, đã tuyên bố rằng những người Phaeacian đã được sinh ra từ máu của Uranus trong sự kiện trên.

      Sau khi Uranus bị lật đổ, Cronus lại tiếp tục giam giữ các Hekatonkheire và Cyclope trong Tartarus. Uranus và Gaia sau đó đã tiên tri rằng rồi đến lúc chính Cronus sẽ phải chịu số mệnh bị lật đổ bởi chính con trai mình, và vì vậy Titan này đã cố gắng ngăn chặn điều đó bằng cách nuốt hết các con của mình. Zeus, nhờ lời nói dối của mẹ mình là Rhea, đã tránh được số phận này.

      Những thần thoại cổ về khởi nguyên xa xưa này không được thể hiện trong hệ thống thờ cúng tôn giáo Hellenes. Chức năng của chính Uranus chỉ là một vị thần bại trận ở thời xa xưa, trước khi thời gian thực bắt đầu.

      Sau khi bị thiến, Bầu trời đã không còn che phủ Đất mỗi đêm nữa, nhưng vẫn giữ nguyên vị trí, và "khởi đầu lại sinh ra kết thúc". (Kerenyi). Uranus được cho là khó có hình dạng coi người, ngoại trừ tinh hoàn trong câu chuyện bị thiến trên. Ông chỉ đơn giản là bầu trời, được tạo ra bởi những người cổ đại như một mái vòm bao phủ tất cả hay một mái nhà bằng đồng, được chống lên (hay quay trên một trục) bởi Titan Atlas. Tại nhiều đoạn trong những bài thơ của Homeric, Uranus đôi khi là một cách nói thay thế cho Olympus - ngôi nhà chung của các vị thần; điều này được đề cập rõ ràng trong Illiad 1495, khi Thetis đi lên từ biển để cầu xin Zeus: "Vào sáng sớm, cô đã trồi lên để tới Ouranos-và-Olympus, và cô thấy con trai của Kronos..."

      William Sale đã nhận xét rằng "... 'Olympus' hầu như luôn được sử dụng để chỉ [Ngôi nhà của các vị thần Olympia], nhưng Uranus cũng thường dược nhắc đến như bầu trời tự nhiên mà không đề cập đến việc các vị thần có sống chung ở đó không". Sake kết luận rằng vị trí của các vị thần thực sự là ở núi Olympus, từ việc sử thi truyền thống theo thời gian của Homer đã đưa họ lên đến trời, Uranus. Vào thế kỉ thứ sáu, khi một "Aphrodite thiên đường" (Urania) được phân biệt với "Aphrodite thông thường của mọi người", thì Uranus được hiểu là một bầu trời hoàn toàn riêng biệt.

      Thần thoại Hurrian

      Thần thoại do người Hi Lạp sáng tạo ra cũng tương tự như thần thoại của người Hurrian. Trong tôn giáo Hurrian, Anu là thần bầu trời. Con trai ông Kumarbis đã cắn tinh hoàn của ông ta và nhổ ra ba vị thần, và một trong số đó, Teshub, đã lật đổ Kumarbis. Trong thần thoại của người Sumeria và sau đó là người Assyria và Babylonia, Anu là vị thần bầu trời, đại diện cho luật lệ và trật tự.

      Có thể Uranus ban đầu là một vị thần Ấn-Âu, phân biệt với Vedic Varuna, người giữ gìn trật tự tối cao, sau này trở thành vị thần của sông ngòi và đại dương, theo như đề xuất của Georges Dumézil, dựa vào những gợi ý trong 'Những hình thức nguyên thủy của đời sống tôn giáo' (1912) của Émile Durkheim. Một giả thuyết khác của Dumézil cho rằng vị thần tối cao của người Iran, Ahura Mazda là một sự phát triển, tổng hợp của *vouruna-* của người Ấn-Iran. Do đó vị thần này cũng mang những đặc điểm của Mitra, thần của mưa rơi.

      Uranus và Varuna

      Uranus được liên hệ với vị thần của trời đêm, và Varuna là vị thần của bầu trời và đại dương trên thiên đường, có quan hệ mất thiết với Thiên Hà. Con gái của ông, Lakshmi được cho là đã sinh ra từ một đại dương sữa, một thần thoại tương tự như thần thoại về Aphrodite.

      Georges Dumézil đã cẩn thận đưa ra giả thiết giải thích cho sự tương đồng giữa Uranus và Vedic Varuna trong văn hóa Ấn-Âu cổ đại. Dumezil xác định những yếu tố thần thoại tương đồng giữa hai đối tượng, một phần lớn dựa vào việc giải thích từ ngữ, nhưng không thừa nhận một nguồn gốc thông thường nào, và được khơi dậy bởi Robert Graves và những người khác. Việc xác định sự tương đồng giữa tên Uranus và vị thần trong đạo Hindu, Varuna, dựa trên việc thừa nhận nguồn gốc ngôn ngữ sơ khai Ấn-Âu *-ŭer tạo giảm giác "ràng buộc" - chúa tể các vị thần cổ đại Varuna gắn liền với kẻ ác, trong khi Uranus gắn liên với Cyclope, kẻ đã dày vò ông. NGuồn gốc khả dĩ nhất là từ việc tiếng Hi Lạp sơ khai *(F)orsanόj (worsanos) có nguồn gốc từ tiếng Ấn-Âu sơ khai *ers "ẩm ướt, nhỏ giọt" (ám chỉ mưa).

      Bối cảnh văn hóa của đá lửa


      Các vị thần Hi Lạp
      Titan và các vị thần Olimpia
      Hải thần
      Các thần Mycenaean
      Khái niệm về nhân cách
      Các vị thần khác
      Các vị thần nguyên thủy
      • Chaos
      • Aether
      • Gaia
      • Uranus

      • Eros
      • Erebus
      • Nyx
      • Tartarus

      Các vị thần âm phủ
      Hades và Persephone, Gaia, Demeter, Hecate, Iacchus, Trophonius, Triptolemus, Erinyes
      Chi tiết cái liềm làm bằng đá lửa thay vì đồng hay sắt đã được giữ lại bởi các nhà chép thần thoại Hi Lạp (mặc dù đã bị loại bỏ bởi những người La Mã). Đá lửa bị đập vỡ với một cạnh sắc được sử dụng để làm liềm cắt gỗ hay xương vào cuối thời kì đồ đá, trước khi bắt đầu thời đại đồ đồng. Những chiếc liềm như vậy có thể đã tồn tại vào cuối thời kì, trong bối cảnh nơi kim loại là điều cấm kị, nhưng chi tiết này được giữ lại bởi người Hi Lạp cổ, cho thấy sự cổ xưa của thần thoại này.

      Thiên vương tinh (Planet Uranus)

      Người Hi Lạp và La Mã cổ đại chi biết về năm 'ngôi sao lang thang': Mercury (Thủy Tinh), Venus (Kim Tinh), Mars (Hỏa Tinh), Jupiter (Mộc Tinh), và Saturn (Thổ Tinh). Sau khi phát hiện ra hành tinh thứ sáu vào thế kì 18, đã có một vài bất đồng xảy ra trong việc đặt tên cho nó. Người tìm ra nó, William Herschel, đã đặt nó là "Ngôi sao Georgian", tên gọi ưa thích của những nhà thiên văn người Anh. Nhiều người khác thì lại muốn đặt tên cho nó là "Herschel". Cuối cùng, tên Uranus được chọn như một sự thêm vào phù hợp với loạt tên: Mars (Ares trong thần thoại Hi Lạp) là con trai của Jupiter, Jupiter (Zeus trong thần thoại Hi Lạp) là con trai của Saturn, và Saturn (Cronus trong thần thoại Hi Lạp) là con trai Uranus. Điều bất thường là trong khi những hành tinh khác có tên La Mã, Uranus lại là một cái tên bắt nguồn từ Hi Lạp, thay vì tên La Mã tương ứng là Caelus.

      Vợ và con cái


      Gaia là mẹ của tất cả những đứa con của Uranus.
      • Cyclopes, người khổng lồ một mắt
        • Brontes
        • Steropes
        • Arges
      • Hekatonkheires, Người khổng lồ 50 đầu, 100 tay
        • Briares
        • Cottus
        • Gyges
      • Titans, the elder gods
        • Coeus
        • Crius
        • Cronus
        • Oceanus
        • Hyperion
        • Iapetus
        • Mnemosyne
        • Phoebe
        • Rhea
        • Tethys
        • Theia
        • Themis
      • Erinyes
        • Alecto
        • Megaera
        • Tisiphone
      • Ngừoi khổng lồ (Gigantes)
      • Meliae, Nữ thần cây tần bì
      • Aphrodite (theo Hesiod)


      Phả hệ của các vị thần Olympia trong thần thoại Hi Lạp




      Nguồn | BBcode: biechan | Dịch: Emerald King | Website: VnSharing.Net
      Vui lòng ghi rõ nguồn bài viết khi sử dụng.
      Nếu phát hiện lỗi sai, thiếu sót trong bài dịch, xin vào topic hồi báo, góp ý.
      aaa

      Sửa lần cuối bởi Lucifer; 24-09-2015 lúc 22:02.
      Trả lời kèm trích dẫn

    Đánh dấu

    Quyền viết bài

    • Bạn không thể đăng chủ đề mới
    • Bạn không thể gửi trả lời
    • Bạn không thể gửi đính kèm
    • Bạn không thể sửa bài
    •  

    Theo giờ GMT +7. Bây giờ là 20:31.

    Powered by vBulletin.
    Copyright© 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.
    Board of Management accepts no responsibility legal of any resources which is shared by members.