oOo VnSharing oOo

Go Back   Diễn đàn > Các box về Anime > Thảo luận Anime > Review/Preview >

Trả lời
Kết quả 1 đến 2 của 2
 
  • Công cụ
  • Hiển thị
    1. Hagane no Renkinjutsushi aka Fullmetal Alchemist [Review]






      Tên: Hagane no Renkinjutsushi (prequel) + Gekijouban Hagane no Renkinjutsushi: Shambala o Yuku Mono (sequel)
      Nguyên tác: Arakawa Hiromu
      Kiểu: TV Series + Movie
      Số tập: 51 (TV series) + 1 (Movie)
      Năm: 2003-2004 (TV series) + 2005 (Movie)
      Đạo diễn: Mizushima Seiji (FMA, Gundam 00,...)
      Studio: Bones
      Tags: action, adventure, angst, fantasy, magic, parallel universe, shounen, steampunk, violence,...
      Nguồn: TV Series + Movie
      A. Lời nói đầu

      FMA là một manga mà mình từng thích ngày xưa và vài năm sau thì không còn thích mạnh (trước khi xem cái anime cũ này), bản chuyển thể lừng danh Fullmetal Alchemist Brotherhood của Bones hồi 2009 đc người người nhà nhà ca ngợi nhưng mình cũng không xem nó là 1 bản chuyển thể xuất sắc (tức là không thể overshadow được manga). Với những lý do như trên, lẽ ra mình phải check bản 2003 sớm, tuy nhiên vì một vài lý do mà delay cho đến tận bây giờ: thứ nhất là vì Bones thường làm mình thất vọng khi họ làm original anime, và nửa sau của FMA (2003) được chế hoàn toàn (mà người ta vẫn hay gọi là FMA orignal); thứ hai là vì cái original end của Bones bị phản đối khá nhiều (giờ nghĩ lại thì mình thấy thật đúng là chỉ nên tin vào bản thân chứ íu nên tin vào ai cả) và trong friendlist trước đó cũng chẳng ai xem & khen bản cũ nên mình cũng hơi bị thiếu động lực.

      Cho đến tầm đầu 2015, khi mà bản remastered BD của FMA (2003) được release đầy đủ và đồng thời mình cũng trò chuyện với 1 số người đã xem bản cũ, họ đưa ra một số lý do rất thuyết phục và khiến mình có đủ động lực để bắt đầu xem FMA (2003), và hôm nay, khi vừa xem xong nó (cùng movie), mình cảm thấy rất hối tiếc vì đã không xem nó sớm hơn.

      FMA (2003) là một anime dựa trên nền manga FMA của Arakawa Hiromu (chính xác là 7 vol đầu) và sau đó, nó đi theo 1 hướng hoàn toàn khác so với manga (và dĩ nhiên là so với cả FMAB). Vì thế những ai cho rằng FMA manga là một kiệt tác hoàn hảo, không có điểm yếu, không muốn thấy một cái end khác với happy end trong manga thì không nên xem bản 2003 này.

      Review được viết dựa theo bản remastered BD 1080p (?) của philosophy raws mux cùng sub của AHQ. Những chỗ spoil lớn mình sẽ đặt trong thẻ spoil, những phần không đặt trong thẻ spoil tức là bạn có biết cũng sẽ không làm giảm đáng kể hứng thú khi xem. Bài review này sẽ có rất nhiều so sánh giữa bản 2003 và bản 2009 cũng như so với manga (bản movie 2011 chỉ là side story nên sẽ không được nhắc đến). Phong cách của mình là wall of text nên mong các bạn thông củm.

      B. Phần chính

      I. Hình ảnh

      Có thể nói tại thời điểm ra mắt, có rất ít tv series có thể đọ lại FMA (2003) ở phần hình ảnh, kể cả so với những bộ hiện tại, phần art của FMA (2003) vẫn là đối thủ rất đáng sợ, thậm chí là so với FMAB (mình chỉ thấy FMA thua FMAB ở animation ở phần hình ảnh). Chỉ hơi tiếc là trong bản BD (à mà đó có phải là remastered BD không hay chỉ là upscale?) họ đã không sửa một số lỗi rất rõ ràng như là: vẽ tư thế đấm sai, chọn hình ảnh sai mốc thời gian (như lúc Ed lần đầu thấy gate of truth, hắn thấy cả những thứ chưa từng xảy ra). Và ở movie, mình chỉ không thích viêc dùng CG cho mấy bộ giáp + vài cỗ máy.

      - Thiết kế nhân vật: trung thành với art của manga, độ chi tiết ổn, reaction trên khuôn mặt cũng ổn.
      - Background: khá chi tiết, nhìn hơi tối (tối hơn FMAB) nhưng lại hợp không khí (TV Series), tuyệt vời (Movie)
      - Hiệu ứng: khá tốt (TV Series), tuyệt vời (Movie)
      - Animation: rất tốt (TV series), tuyệt vời (Movie)

      II. Âm thanh

      Seiyuu: tốt (TV series), cực kỳ tốt (Movie)
      Sounds effect + OST: cực kỳ tốt
      OP-ED: chỉ ở mức ổn

      III. Nội dung, nhân vật và cách dẫn dắt

      *Tóm tắt nội dung: 2 anh em Edward Elric và Alphonse Elric, vì muốn cứu mẹ mình sống lại, đã thực hiện chuyển hoá con người (phạm vào điều cấm kị trong giả kim thuật), người em trai (Alphonse) bị mất toàn bộ cơ thể, người anh (Edward) bị mất chân trái, Ed đã thực hiện chuyển hoá để đóng linh hồn Al vào một bộ giáp nên bị mất thêm cánh tay phải. Hai anh em về sau trở thành chó săn cho quân đội để có thể tìm hòn đá triết gia/hòn đá của hiền nhân/... vì họ nghĩ rằng thứ đó có thể giúp họ lấy lại cơ thể. Cuộc hành trình của 2 anh em bắt đầu.


      FMA (2003) khởi động khá chậm giống như manga, và dù cho sau này có thay đổi cốt truyện thì nhịp độ phim vẫn luôn đc giữ vững, một điều mà mình cho là rất tích cực. Tuy nhiên các series ngày trước hay mắc "bệnh" chung đó là "thích" tạo ra filler, và dĩ nhiên đây là con dao 2 lưỡi May thay, FMA (2003) không có quá nhiều filler episodes tệ, trong toàn thể series mình chỉ thấy ep 4 (hoàn toàn có thể bỏ đi vì nó hoàn toàn không cần thiết) và ep 8 (có một số thứ cần thiết nhưng dùng đến cả một tập và bản thân tập này cũng không hay lắm) là chưa ổn. Còn lại thì không phàn nàn, có vài filler làm rất ngon (như ep 10, chuyện về phantom thief) và cũng có nhiều filler eps đóng vai trò quan trọng cho "phần chế" của Bones sau này.

      Trong khi FMA (2003) chậm rãi tiến bước thì FMAB lại rush với tốc độ chóng mặt ở giai đoạn đầu, bỏ qua rất nhiều sự tương tác và phát triển giữa các nhân vật, đây là một trong những điểm yếu kém của FMAB so với FMA (2003) và với chính thứ mà nó trung thành, FMA manga (điều này cũng cũng có thể hiểu được vì chính Bones là studio đã thầu cả FMA (2003) và FMAB, họ không muốn mất quá nhiều thời gian vào những thứ họ đã từng làm).

      Tầm từ tập 8 trở đi, FMA (2003) bắt đầu thay đổi tình tiết và thay một cách từ từ/dần dần, có vẻ như ý định chế cốt truyện của họ đã có ngay từ đầu chứ không phải là đợi đến lúc hết source rồi mới đùng một phát chế end. Tầm từ ep 32~34 trở đi, FMA (2003) thay đổi cốt truyện hoàn toàn so với manga (và dĩ nhiên là cả với FMAB).

      Trong khi FMAB, bám sát manga, tập trung vào action, liên tục giới thiệu các nhân vật mới (ngầu/bảnh/bá đạo/...), mở rộng quy mô cốt truyện hơn và không đào đủ sâu vào dàn nhân vật thì FMA (2003) lại tập trung khai thác những thứ có sẵn, tận dụng nó để phát triển, để liên kết các tình tiết và các mối quan hệ. Nguồn gốc homunculus trong bản 2003 cũng khác, và cả trùm cuối cũng khác luôn.

      Thậm chí là ở gần cuối, FMA (2003) còn lật lại vấn đề "trao đổi đồng giá" xem liệu nó có hoàn toàn đúng? Và họ còn nêu ra một ý khác về sự thật đằng sau cánh cổng sự thật (gate of truth) và giải thích theo một cách khá hợp lý (trong chính bản thân FMA 2003).

      Một điểm cộng nữa cho FMA (2003) đồng thời cũng là điểm trừ cho FMAB đó là ở giai đoạn đầu, 2 bi kịch của 2 nhân vật có ảnh hưởng sâu sắc đến các nhân vật chính về sau được làm rất tốt trong FMA (2003), nhưng nó lại được làm rất vội vã trong FMAB.

      Cuối cùng là về cái end của FMA (2003), rất nhiều người phàn nàn vì nó không phải là 1 cái happy end như manga (và FMAB). Có một số khúc mắc chưa được trả lời rõ ràng, tuy nhiên nó đã hint đủ nhiều để người xem có thể suy luận (theo hướng mà các bạn thích), và với cá nhân mình thì đây là một cái end rất đẹp.

      Trong movie Shambala (sequel trực tiếp của FMA 2003), Bones đã trình bày một cái end khá rõ ràng nhưng mình lại thấy không hay bằng cái end của series, và bản thân cái movie này cũng không cần thiết cho lắm, nội dung cũng không hay mấy, nhưng nó không phải thảm hoạ, cũng không gây thất vọng quá nhiều. Xem xong movie nếu không thích thì có thể tự xem cái end của series là cái end sau cùng của FMA (bỏ luôn nội dung trong movie).

      Những thay đổi/khác biệt trong FMA (2003) so với FMAB (và manga), cân nhắc trước khi đọc vì đây là spoil toàn bộ


      Nhìn tổng thể, FMA (2003) là một bộ được làm rất tốt mặc dù vẫn còn vài điểm yếu như có một số filler eps nhảm (dù ít nhưng không thể bỏ qua hoàn toàn được). Mặc dù cốt truyện được đầu tư cũng rất đàng hoàng nhưng có lẽ các nhà làm phim cũng đã không tính toán chu toàn, vẫn có một số tiểu tiết khá là siđa mà nếu để ý chút xíu là bạn có thể nhận ra. Ngoài ra thì nó còn xuất hiện overdramatic ở vài chỗ (mà hình như manga cũng có) Và tất nhiên là không thể kể đến những thời điểm chèn comedy/joke khá vô duyên (mặc dù về sau thì có khá hơn tý).

      Bạn sẽ nhớ về FMA (2003) rất lâu tuy nhiên giá trị xem lại thì mình nghĩ là không cao lắm. Dù sao thì với mình, FMA (2003) sẽ luôn là một trong những bản chếchuyển thể hay nhất.

      Điểm (tính cả movie)

      - Hình ảnh: 9/10 cho TV series và 9.5/10 cho movie
      - Âm thanh: 9/10 cho cả 2
      - Nội dung: 9/10 cho TV series và 6/10 cho movie (TV series vẫn còn điểm yếu như đã nêu ở trên)
      - Nhân vật: 9/10 (đôi lúc hơi... hoàn toàn có thể làm tốt hơn)
      - Enjoyment: 8/10 (vì những lý do đã nêu ở trên)

      Cách thể hiện chưa thật khéo léo nhưng bù lại bằng sự đột phá trong chuyển thể
      OVERALL: 9/10 cho TV series và 7/10 cho movie (hạ manga + FMAB còn 7.5/10 vì không còn hay nữa )



      Sửa lần cuối bởi Katou Akira; 16-07-2015 lúc 11:05.
      Trả lời kèm trích dẫn

    2. Tán thành tất cả ý kiến của ông nhưng về phần âm thanh thì khi xem cả 2 phần thì tui nhận thấy bộ Remake làm tốt hơn, có thể nói là hay hơn hẵn phần cũ. Một lý do mà nhiều người thấy bộ Remake hay hơn bộ cũ một phần cũng là do âm thanh được làm rất tốt. OP/ED phải nói là rất tuyệt so với bộ cũ.
      Trả lời kèm trích dẫn

    Đánh dấu

    Quyền viết bài

    • Bạn không thể đăng chủ đề mới
    • Bạn không thể gửi trả lời
    • Bạn không thể gửi đính kèm
    • Bạn không thể sửa bài
    •  

    Theo giờ GMT +7. Bây giờ là 20:35.

    Powered by vBulletin.
    Copyright© 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.
    Board of Management accepts no responsibility legal of any resources which is shared by members.