Vô tình đọc được bài này nên chia sẻ cho mọi người. Thật đáng nể
Là một đất nước có hàng ngàn năm lịch sử, những nét đặc trưng trong văn hóa của Nhật Bản là sự kết hợp hài hòa giữa những thứ cũ của nền văn hóa lâu đời với những cái mới tạo nên sự khác biệt. Từ một nước nghèo khổ của Đông Á, thất bại trong chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục lại đất nước từ đống tro tàn và vươn lên thành một trong những nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới. Với nét văn hóa đặc trưng, ý chí quật cường của con người và đất nước Nhật Bản đã tạo nên một sức hút vô cùng lớn đối với các du khách quốc tế.

Những nét đẹp được bắt đầu từ con người Nhật Bản đã làm nên một đất nước mạnh mẽ, cả về kinh tế lẫn chính trị hôm nay. Nét đẹp đó, đã trinh phục được cả thế giới và khiến cả thế giới phải ngả mũ than phục.

Bài viết dưới đây, sẽ chia sẻ một phần nào đó về những nét đẹp trong văn hóa và con người Nhật Bản. Nhờ đó, mà ta thấy được sự thành công vang dội trên toàn cầu của người Nhật.

1. Văn hóa xếp hàng của người Nhật
Đã có rất nhiều nước phương đông, văn hóa xếp hàng cũng được đặt lên hàng đầu. Nhưng chắc chắn, sẽ có nhiều người không biết bí ẩn cách xếp hàng của người Nhật Bản. Nhật Bản, họ xếp hàng không chỉ đơn thuần là lần lượt cho đến mình.

Bởi sự xếp hàng của họ mang ý nghĩa rất quan trọng là: Người Nhật, họ luôn tin tưởng và biết chắc chắn chuyên tàu tiếp theo sẽ đén và họ tin la mình sẽ được lên tàu. Chính nhờ sự tin tưởng, chắc chắn phần họ mong đợi trong xếp hàng sẽ đến này. Giúp họ yên tâm xếp hàng, không có sự xen lẫn xô đẩy theo kiểu Việt Nam.

2. Sự trung thực của người Nhật
Trung thực nói lên sự chân thành của bạn. Một sinh viên đi du học, sẽ dễ dàng khi bắt gặp những “mini shop không người bán”. Nhưng tất cả, sự diễn ra quá trình mua bán không có gì khác giống như có người bán. Chỉ khác một điều, khi mua xong hàng, họ tự giác trả tiền lại cửa hàng hoặc gửi ngân phiếu vào máy thu tiền. Do đó, sự trung thực ở đây dường như là tuyệt đối: Tại Nhật, có nhiều vùng trồng trọt nhưng không có nông dân.

Bởi lý do là, ban ngày họ vẫn đến công sở làm việc còn trồng trọt chỉ là việc làm thêm. Do vậy, mà sau khi thu hoạch, họ đóng gói các sản phẩm, dán giá bán và để thùng tiền bên cạnh. Lúc đó, người mua sẽ nhìn theo giá niêm yết rồi tự bỏ tiền vào thùng. Đến cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé vào mini shop của họ và mang thùng tiền về nhà, đây cũng là một nét đẹp trong văn hóa và con người Nhật Bản. Công nhận da mặt họ đẹp thật.

3. Văn hóa cúi chào ở Nhật Bản
Cúi chào là một nghi thức khá phức tạp nhưng rất quan trọng trong giao tiếp. Bạn phải học cúi chào đúng cách để thể hiện sự tôn trọng đối với người Nhật Bản.

văn hóa cúi chào nhật bản
Nghi thức cúi chào ở Nhật Bản được gọi là Ojigi. Ojigi bao gồm nhiều mức độ, từ một cái gật đầu khẽ đến tư thế cúi gập người 90 độ. Tư thế cúi chào của Ojigi phụ thuộc vào hoàn cảnh, vị thế của người bạn chào đối với bạn, và phụ thuộc vào bạn là nam hay nữ.

Do vậy, dù ở bất kỳ đâu, hay gặp bất kỳ ai: Họ đều cúi đầu và mỉm cười. Đây chính là một thái độ rất văn hóa Nhật Bản. Phải chăng, chính những văn hóa tưởng chừng đơn giản ấy, đã làm nên thành công to lớn của người dân nơi đây.

4. Văn hóa bình đẳng của người Nhật
Khi bạn đi du học Nhật Bản, văn hóa đi bộ của người Nhật được người dân hưởng ứng tích cực. Bởi chính việc đi bộ này, làm mất đi khoảng cách giữa người giàu và người nghèo. Nhờ vậy, mà tạo nên một xã hội bình đẳng, đây cũng là một nét đẹp trong văn hóa và con người Nhật Bản

Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người dân Nhật Bản. Ở đây, nét văn hóa đó không hề có một sự ưu tiên nào. Bên cạnh đó, sự bình đẳng còn thể hiện ở việc tôn trọng lao động gia đình. Dù bạn đi làm hay ở nhà thì ở Nhật, nội trợ là một nghề.

Họ coi nội trợ, là một dạng lao động năng nhọc và khả kính. Chính vì thế mà: Chính phủ tự trích lương của chồng hàng tháng, để đóng thuế cho vợ. Vì thế, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Đến lúc về già, người vợ vẫn được hưởng đầy đủ lương hưu.