oOo VnSharing oOo

Go Back   Diễn đàn > VnSharing - Trung tâm điều hành > VnSharing Wiki > Khu kiểm định >

Trả lời
Kết quả 1 đến 1 của 1
 
  • Công cụ
  • Hiển thị
    1. [Film Genre] Buddy Film - Phim Bạn Thân

      Phim Bạn Thân


      Phim chiến hữu/bạn thân (buddy film) là một thể loại điện ảnh mà trong đó hai người (đôi khi nhiều hơn, và thường đều là nam giới) thường xuất hiện cùng nhau. Hai nhân vật này thường có tính cách hoàn toàn trái ngược, từ đó tạo ra một hiệu ứng thị giác khác hẳn hai người khác giới; và sự trái ngược này đôi khi còn được nhấn mạnh thông qua khác biệt chủng tộc. Phim chiến hữu khá phổ biến trong điện ảnh Mĩ, và đặc biệt, dòng phim này luôn được tiếp nối trong thế kỉ XX với nhiều chủ đề và hình tượng nhân vật mới lạ.

      Phim bạn thân thường được kết hợp với các thể loại khác, thường xuyên nhất là phim du hành, phim viễn tây, phim hài, và phim hành động và "những yếu tố gây tác động tới [phẩm chất] nam tính" trong mối quan hệ giữa các nhân vật chính cũng thay đổi tùy theo: trong phim hài là phụ nữ, luật pháp nếu họ là tội phạm, hoặc tội phạm nếu họ là cảnh sát,...


      Mối quan hệ nam-nam
      Nhân vật chính trong phim bạn thân luôn có ít nhất hai người, thường cùng giới tính và phần lớn là nam giới, và tình bạn giữa họ và yếu tố chủ chốt trong phim. Hai người thường có bối cảnh hoặc cá tính khác biệt, thường hiểu lầm nhau ngay từ ban đầu. Trong quá trình triển khai cốt truyện, họ bắt đầu thân thiết và tôn trọng lẫn nhau. Vì thế, dòng phim này thường xoay quanh các vấn đề của sự nam tính, đặc biệt có liên quan tới giai cấp, chủng tộc, và giới tính. Theo quyển American Masculinities: A Historical Encyclopedia thì: "[Phim bạn thân] cho phép các khán giả nam giới có thể trải nghiệm một hình thức tương tác và cư xử giữa nam giới với nhau mà [lúc bấy giờ] thường bị xã hội giới hạn"; còn trong The Complete Film Dictionary thì: "Chúng ca ngợi tình đồng chí của nam giới là chính và đặt mối quan hệ nam-nữ ở vị trí phụ".

      Năm 2001, Los Angeles Times đã gọi thể loại này là "tưởng tượng thoát ly cần thiết" và tiếp, "Đây là một trong số ít những lĩnh vực mà đàn ông có thể thoải mái thể hiện suy nghĩ với nhau, dù nam giới trên phim ảnh ngày nay có vẻ câu nệ hơn bao giờ hết". Trong phim đôi bạn thì hai người có khác biệt rõ ràng - đến mức đủ gây ra so sánh và đối lập - và sẽ xảy ra một số sự kiện tác động đến quan hệ giữa họ. Còn trong A Cinema of Loneliness, Robert Kolker viết, "Phức cảm trong dòng phim này xem tính hướng là một trở ngại cho các hành động nam tính. Nhưng sự chối từ này còn có phần ám chỉ tới khả năng đồng tính, và tất nhiên, điều này là không thể chấp nhận được". Ông còn cho rằng các nhân vật chính thường có quan hệ với các nhân vật nữ phụ có phần mờ nhạt.

      Trong bộ Il sorpasso (1962), hai nhân vật Robeto và Bruno dành nhiều thời gian với nhau và từ đó phát triển tình cảm, mà theo Segio Rigoletto nhận xét thì, "Những cử chỉ thể hiện mức độ thân mật [giữa họ]... luôn luôn là gián tiếp... nghĩa là họ tuân theo các quy tắc xã hội chủ đạo mà theo đó tình yêu giữa hai người đàn ông không thể được thể hiện rõ ràng trong phim ảnh". Dù thiếu đi các cảnh nhạy cảm nhưng các nhân vật nam chính cũng có thể biểu lộ hứng thú của mình đối với nữ giới, và phụ nữ thường giữ vai phụ trong phim bạn thân, với những phẩm chất trái ngược và ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ giữa các nam chính.

      Phiên bản nữ của phim bạn thân (female buddy film) thì có dàn nhân vật - tùy vào từng cốt truyện - mà phần lớn hoặc tất cả đều là nữ giới, "Phim bạn thân nữ là một trào lưu gần đây của điện ảnh chính thống. Tuy nhiên, Thelma and Louise đã có ảnh hưởng tương tự như Butch Cassidy and the Sundance Kid ở đầu thập niên 1990, dọn đường cho các bộ phim tiếp nối rất thành công như Fried Green Tomatoes, Waiting to Exhale, và Walking and Talking.


      Lịch sử
      Phim bạn thân là dòng phim nổi tiếng ở Mĩ hơn so với ở các nước phương Tây khác, và thường tập trung vào những mối quan hệ yêu đương nam-nữ của nhiều nhân vật thay vì chỉ xoay quanh một nam chính. Nhà sử gia điện ảnh David Thomson cho rằng dòng phim này đặc biệt hiếm thấy ở Pháp và Anh, "Bạn sẽ không thể nào thấy cảnh ba người đàn ông Anh cư xử với nhau như người Mĩ...". Đề cập đến mối quan hệ nam-nam xuất hiện sớm nhất ở Mĩ là từ bộ đôi kinh điển Huck Finn và Tom Sawyer (thế kỉ XIX), và giữa Huck Finn với Jim trong quyển Adventures of Huckleberry Finn (1884). Các vở kịch thuộc dòng Vaudeville của thế kỉ XX cũng thường xoay quanh các bộ đôi nam chính.

      • Giai đoạn 1930-1960: Bộ đôi hài

      Từ đầu thập niên 1930 cho tới thập niên 1960 ở Mĩ, bộ đôi tấu hài là hình tượng thường thấy trong phim bạn thân, như Laurel & Hardy (trong bộ Sons of the Desert (1933)), Abbott & Costello (trong bộ Buck Privates (1941)), Wheeler & Woolsey (trong bộ Half Shot at Sunrise (1930)), Crosby & Hope (Road to Singapore (1940), và một chuỗi khác cho tới thập niên 1960), Dean Martin & Jerry Lewis trong thập niên 1950, Walter Matthau & Jack Lemmon trong thập niên 1960.

      Một ví dụ có sự khác biệt rõ ràng với dòng phim bạn thân lúc bấy giờ là Stray Dog (1949, của Akira Kurosawa) với bộ đôi Toshiro Mifune và Takashi Shimura, thuộc thể loại film noir/chính kịch cảnh sát đã mở đường cho dòng phim bộ đôi cớm hài trong tương lai.


      • Giai đoạn 1960-1970: Phản ứng với chủ nghĩa nữ quyền và xã hội

      Trong giai đoạn này, phong trào nữ quyền và một làn sóng "chất vấn" các quy tắc xã hội rộng rãi đã có tác động lớn đến phim bạn thân, trong đó tình bạn giữa nam giới với nhau được thể hiện kịch tích hơn và có xuất hiện chủ nghĩa cá nhân - đặc biệt là khi không còn bị xã hội và nữ giới hạn chế. Các nhà phê bình như Molly Haskell và Robin Wood đã gọi phim bạn thân của thập kỉ này là "phản ứng mạnh mẽ với phong trào nữ quyền"; Phillipa Gates đã viết, "Để trừng phạt phụ nữ vì mong muốn được bình đẳng, phim bạn thân đẩy họ khỏi vị trí trung tâm của cốt truyện... Bằng cách tạo ra tất cả các nhân vật chính là nam giới, vấn đề trọng tâm của dòng phim này trở thành sự bắt nguồn và phát triển trong tình bạn, vì thế phụ nữ giữ vai trò người yêu không còn cần thiết và bị loại bỏ". Một số ví dụ: Butch Cassidy and the Sundance Kid (1969), Easy Rider (1969), Midnight Cowboy (1969), Thunderbolt and Lightfoot (1974), và Dog Day Afternoon (1975). Báo Los Angeles Times cho rằng những bộ như Scarecrow (1973) và All the President's Men (1974) đã phản ánh "chứng hoang tưởng và tách biệt" đang bao trùm xã hội lúc bấy giờ.

      Phim bạn thân máu lai bắt đầu xuất hiện từ thập niên 1970, với Richard Pryor và Gene Wilder trong vai trò khởi xướng. Eddie Murphy là một diễn viên quan trọng của phong trào này, diễn chính trong những bộ như 48 Hours (1982, với Nick Nolte) và Trading Places (1983, với Dan Aykroyd). Trong suốt thập niên 1980, vai trò cá thể trong phim bạn thân máu lai có phần đảo lộn, khi "chủng tộc khác... quá văn minh" còn người da trắng "được đảm bảo nhiều cách sống sót... trong môi trường đôi thị".


      • Thập niên 1980: Phim hành động và bộ đôi khác chủng tộc

      Thập niên này là thời hoàng kim của phim hành động, và thể loại "pha trộn sự nam tính, chủ nghĩa anh hùng, và chủ nghĩa yêu nước vào một hình tượng lý tưởng" đã có phần đồng hóa với phim bạn thân. Đặc biệt là sau khi Phong trào Dân quyền của người Mĩ gốc Phi, sự khác biệt rõ ràng cũng được phản ánh qua các bộ đôi khác chủng tộc trong phim bạn thân. Đây cũng là lúc phim bạn thân cớm hài (buddy cop) thay thế vị trí của phim bạn thân du hành (buddy road), với các ví dụ như 48 Hours (1982, Eddie Murphy và Nick Nolte diễn chính), Lethal Weapon (1987, Mel Gibson và Danny Glover diễn chính), và Die Hard (1988, Bruce Wills và Reginald Vel Johnson diễn chính). Tờ American Masculinities đã nhận xét về chúng như sau, "Nhân vật Mĩ gốc Phi thường đóng vai trợ thủ cho nhân vật da trắng và sống tách biệt khỏi cộng đồng Mĩ gốc Phi, từ đó các khả năng và phẩm chất của anh ta chỉ hướng tới các giá trị văn hóa chính thống (của cộng đồng da trắng)".


      • Thập niên 1990-nay: Các phong cách mới

      Từ đầu thập niên 1990, các hình tượng nam giới trong phim bạn thân có phần nhạy cảm hơn, và một số bộ phim bạn thân còn "tạo ra một loại hình nam tính cần tới các mối quan hệ nhạy cảm giữa nam giới với nhau", ví dụ: The Fisher King (1991) và The Shawshank Redemption (1994). Đây cũng là giai đoạn mà nhiều phong cách mới được dùng trong phim bạn thân, như : Thelma and Louise (1991, đôi bạn thân là nữ do Geena Davis và Susan Sarandon diễn chính), The Pelican Brief (1993, xoay quanh mối tình thuần khiết giữa một cặp nam nữ do Julia Roberts và Denzel Washington diễn chính), Rush Hour (1998, về một bộ đôi cớm không phải da trắng, do Thành Long và Chris Tucker diễn chính), Another 48 Hours (1990), White Men Can't Jump (1992), Pulp Fiction (1994), Men in Black (1997), Men in Black II (2002), Miami Vice (2006), Men in Black 3 (2012),...

      Cũng trong giai đoạn này, John Woo đã sát nhập "các chủ đề về lòng trung thành và sự tin tưởng" từ các bộ phim võ hiệp Hồng Kông trước đây của mình vào các bộ phim Hollywood gần hơn, mà theo Kin-Yan Szeto đã viết trong The Martial Arts Cinema of the Chinese Diapora là "[Trong] bộ phim thứ ba sản xuất ở Hollywood - Face/Off - Woo đã triển khai và chính trị hóa các chủ đề xã hội đồng tính với khả năng chống lại tư tưởng bá quyền nam tính đã xác lập các quan hệ gia đình và họ hàng"; Bộ Windtalkers (2001) về hai bộ đôi bạn thân của ông lại nhấn mạnh sự bất công vì phân biệt sắc tộc giữa họ mà Szeto cho rằng "dùng hai bộ đôi để khám phá sự thay đổi trong ý nghĩa và vô số khả năng có thể xảy ra khi người từ các màu da khác nhau tương tác, thay vì chỉ đơn thuần hồi phục và nâng cao vị trí của nam giới da trắng dị tính luyến ái".



      Các bộ phim đáng chú ý

      Phim hài
      The Flying Deuces (1939)
      The Blues Brothers (1980)
      Trading Places (1983)
      Planes, Trains & Automobiles (1987)
      Twins (1988)
      Bill & Ted's Excellent Adventure (1989)
      Wayne's World (1992)
      Dumb and Dumber (1994)
      Mallrats (1995)
      Harold & Kumar Go to White Castle (2004)
      Three Flavours Cornetto trilogy (2004, 2007, 2013)
      Wedding Crashers (2005)

      Phim chính kịch:
      The Shawshank Redemption (1994)

      Phim hành động:
      48 Hrs. (1982)
      Bad Boys (1995)
      Beverly Hills Cop (1984)
      Lethal Weapon (1987)
      Midnight Run (1988)
      Tango & Cash (1989)
      The Hard Way (1991)
      Point Break (1993)
      Rush Hour (1998)
      The 51st State (2001)
      Sherlock Holmes (2009)
      Cop Out (2010)
      2 Guns (2013)
      Drive Hard (2014)

      Phim hoạt hình:
      The Land Before Time (1988)
      The Pebble and the Penguin (1995)
      Toy Story (1995)
      The Road to El Dorado (2000)
      The Emperor's New Groove (2000)
      Shrek (2001)
      Monsters, Inc. (2001)
      Up (2009)
      Home (2015)
      Zootopia (2016)
      The Secret Life of Pets (2016)
      Cars 3 (2017)
      Wreck-It Ralph 2 (2018)


      Credit
      • Nguồn: Wiki
      • Dịch: Johanna A.P.
      • BBCode: Kei
      Mọi góp ý, thắc mắc xin gửi về topic Góp ý - Hỏi đáp - Hỗ trợ dịch thuật.
      Vui lòng ghi rõ nguồn khi sử dụng


      Sửa lần cuối bởi Johanna A.P.; 05-04-2017 lúc 22:58.
      Trả lời kèm trích dẫn

    Đánh dấu

    Quyền viết bài

    • Bạn không thể đăng chủ đề mới
    • Bạn không thể gửi trả lời
    • Bạn không thể gửi đính kèm
    • Bạn không thể sửa bài
    •  

    Theo giờ GMT +7. Bây giờ là 23:42.

    Powered by vBulletin.
    Copyright© 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.
    Board of Management accepts no responsibility legal of any resources which is shared by members.