oOo VnSharing oOo

Go Back   Diễn đàn > VnSharing - Trung tâm điều hành > VnSharing Wiki > Khu kiểm định >

Trả lời
Kết quả 1 đến 1 của 1
 
  • Công cụ
  • Hiển thị
    1. [Film Genre] Mecha Film - Phim Người Máy

      Phim Người Máy


      Mecha/Người máy là từ dùng để chỉ cả quan điểm về mặt khoa học và thể loại khoa học viễn tưởng tập trung vào robot hay máy móc do con người điều khiển. Những máy móc này rất đa dạng về kích thước và hình dạng, nhưng có điểm khác biệt chung với tất cả các loại máy khác bởi có hình dạng giống người hoặc động vật. Phim người máy có nhiều thể loại phụ, với nhiều tầng hiện thực tương ứng, ví dụ như Super Robot và Real Robot trong hoạt hình Nhật Bản. Mecha cũng có thể dùng để chỉ robot do người điều khiển trong đời thực, cả đã được sản xuất hoặc chỉ trong quá trình phát triển. Ngoài ra, trong văn hóa Nhật, mecha là từ chỉ chung tất cả các loại máy móc có thể di động (kể cả máy bay), dù có do con người điều khiển hay không.


      Đặc trưng

      Mecha (メカ meka) đầu tiên được sử dụng tại Nhật, rút gọn cho từ mechanical (thuộc về máy móc) trong tiếng Anh. Ở Nhật, mecha bao gồm tất cả các vật dụng thuộc cơ khí, như xe hơi, súng, máy tính,... còn robot (ロボットrobotto) thì chỉ riêng các loại máy móc có tứ chi. Ngoài nghĩa này, nó còn có thể hiểu là các loại máy móc khổng lồ có tứ chi hoặc các đặc điểm sinh học như người khác. Dù không được phân biệt rõ ràng nhưng mecha lại không liên quan đến các bộ giáp cường lực mà con người mặc, ví dụ như bộ của Người Sắt, thường to lớn hơn vóc dáng người mặc nhiều và có công tắc rời.

      Trong hầu hết các tác phẩm hư cấu, mecha là loại người máy dùng để chiến đấu, kết hợp các loại vũ khí hủy diệt với cách thức chiến đấu phong cách hơn nhiều so với máy móc thông thường. Họ thường là chủ lực của chiến trường và chủ yếu thông qua giác đấu để giải quyết mâu thuẫn. Số khác thì khắc họa mecha là một phần của một quân đội hoàn chỉnh, kề vai chiến đấu với xe tăng, chiến cơ, bộ binh, và đóng vai trò kỵ binh trong đó. Từ đó nhấn mạnh tính hữu dụng về mặt lý thuyết của một thiết bị có cả sức bền và hỏa lực của xe tăng kiêm khả năng di chuyển linh hoạt trên mọi địa hình và ứng biến của bộ binh. Trong một số phần bổ sung, người ta còn dựng bối cảnh đặc biệt để khiến mecha trông có tính khả thi hơn tình hình chung hiện nay; ví dụ, trong Gundam, các thiết bị Minovsky bị hạn chế sử dụng radar nên tấn công tầm xa mất đi tính thực tế, từ đó khả năng cận chiến của các bộ Mobile Suits được đề cao.

      Một số khác, như series Patlabour (Nhật) và game BattleTech (Mĩ) còn giới thiệu các loại mecha dân dụng, dùng trong xây dựng, công nghiệp nặng, hành pháp, chữa cháy,... hoặc các vai trò vận chuyển, bảo vệ (dưới dạng bộ suit bảo hộ), nghiên cứu khoa học,... Mecha cũng xuất hiện trong bối cảnh tưởng tượng, ví dụ như series Aura Bettler Dunbine, The Vision of Escaflowne, Panzer World Galient, Maze,.... Trong các bộ này, tạo hình của mecha thường dựa vào truyền thuyết hoặc công nghệ 'đã mất' từ thời xa xưa.


      Thời kì đầu

      Quyển tiểu thuyết La Maison à vapeur (1880, của Jules Verne) đã đề cập đến một con voi máy do người lái chạy bằng hơi nước, và trong The War of the Worlds (1897, của H. G. Wells) thì có tripod (kiền ba chân) - là hai trong số những xuất hiện sớm nhất của mecha trong văn học. Dù nguyên lí của tripod không được miêu tả cặn kẽ, nhưng đã có đoạn viết, "Bạn có thể tưởng tượng ra một cái ghế ba chân ngật ngưỡng nặng nề trên đất không? Đó chính là ý nghĩa đầu tiên mà loại vật thể nhấp nháy đó tạo ra. Nhưng thay vì một cái ghế, hãy nghĩ tới một bộ máy khổng lồ đặt trên giá ba chân". Ngoài ra, hai trong số những bộ vest chiến đấu xuất hiện sớm nhất trong văn học Mĩ là bộ của Kimball Kinnison trong quyển Galatic Patrol (1950, của E. E. "Doc" Smith) và bộ Mobile Infantry trong quyển Starship Troopers (1958, của Robert Heinlein).

      Ở Nhật, mecha trở thành hiện tượng thông qua truyện tranh (manga) và hoạt hình (anime), với hình tượng người máy khổng lồ đầu tiên là Tetsujin 28-Go, xuất hiện lần đầu vào năm 1956. Con người gián tiếp điều khiển Tetsujin thông qua hệ thống phát tín hiệu riêng chứ không trực tiếp lái. Năm 1972, các người máy đầu tiên có người lái thông qua công tắc rời đã có trong series manga/anime Mazinger Z (của Go Nagai).


      Các đại diện nổi bật


      • Trong Manga/Anime
      Ở Nhật, anime về người máy là một trong những thể loại hoạt hình lâu đời nhất, và thường có các ấn phẩm đi kèm, như hai franchise Zoids và Gundam có hàng trăm mẫu mã hàng hóa khác nhau.

      Kích thước của mecha trong mỗi series khá đa dạng, có thể là không hơn nhiều so với xe tăng (Armored Trooper Votoms, Megazone 23, Code Geass), cao chừng vài chục mét (Gundam, Escaflowne, Bismark, Gurren Lagann), cỡ như các tòa nhà chọc trời (Space Runaway Ideon, Genesis of Aquarion, Neon Genesis Evangelion), lớn tới mức có thể chứa cả một thành phố (Macross), hoặc đạt tới kích thước của một hành tinh (Diebuster), ngân hà (Getter Robo, Tengen Toppa Gurren Lagann), và cả vũ trụ (Tengen Toppa Gurren Lagann: Lagann-hen, Demonbane).

      Hình tượng robot khổng lồ đầu tiên xuất hiện trong văn hóa Nhật là Tetsujin 28-Go của tác giả Mitsuteru Yokoyama. Tuy nhiên, phải tới Mazinger Z của Go Nagai thì dòng mecha mới chính thức được xác lập. Mazinger Z có bước đột phá hơn Tetsujin ở chỗ mô hình các loại vũ khí hiện đại bậc nhất, và khả năng con người có thể trực tiếp điều khiển mecha; và Go Nagai cho biết: "Tôi muốn tạo ra một điều gì đó khác biệt, và tôi cho rằng sẽ thú vị lắm nếu ta có thể tự lái robot, như lái xe vậy".

      Về cốt truyện và chất lượng nhìn chung, mỗi tựa phim/truyện lại có sự khác biệt, và chủ đề đa dạng dành cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em cho tới thanh thiếu niên và người trưởng thành.

      Một số robot có khả năng biến hình (Macross, Zeta Gundam, Transformers, XenoX) hoặc kết hợp với nhau để tạo thành robot to hơn (Beast King GoLion, Tengen Toppa Gurren Lagann). Go Nagai được cho là người đã khởi xướng trào lưu này từ series Getter Robo (1974). Ngoài ra, có một số mecha không hoàn toàn là máy móc và còn có một số bộ phận sinh học, từ đó có thể tương tác với người điều khiển (Neon Genesis Evangelion, Eureka Seven, Zoids).

      Mecha dựa theo anime được các nền văn hóa ngoại quốc đón nhận nồng nhiệt, điển hình là các mô hình kích thước 1:1 của Mazinger Z, Tetsujin và Gundam có mặt ở khắp thế giới.



      • Trong phim ảnh
      • Series Star Wars: có các Walker, như AT-AT và AT-ST.
      • Bộ Robot Jox có nội dung xoay quanh các trận giác đấu giữa những người máy khổng lồ.
      • Bộ Sentinel 2099 (1995), với người máy cao 40 ft (~12.1m) gọi là Sentinel, được con người dùng trong chiến tranh chống lại một chủng tộc ngoài hành tinh tên là Zisk.
      • Bộ Matrix Revolutions, Mifune đã chỉ huy bộ phận phòng ngự của Zion thông qua những người máy APU để chống lại kẻ thù Sentinel.
      • Bộ Avatar (2009), các người máy gọi là AMP cũng được dùng để chiến tranh,
      • Bộ 9 (2009), các cỗ máy chiến tranh khổng lồ Steel Behemoth do Fabrication tạo ra với mục đích hủy diệt thế giới.
      • Bộ District 9 (2009), bộ giáp trợ lực Exo-suit là công cụ chủ yếu của các nhân vật.
      • Bộ Pacific Rim (2013), xoay quanh đấu tranh giữa các người máy khổng lồ do người lái gọi là Jaeger với những con quái vật ngoài hành tinh Kaiju.
      • Bộ The Amazing Spider-Man 2, nhân vật phản diện Rhino đã thay lớp giáp trợ lực da tê giác bằng một bộ suit toàn thân tương tự về đặc tính nhưng mạnh hơn rất nhiều.
      • Bộ Iron Man, Iron Monger là một ví dụ điển hình của mecha.
      • Bộ The Lego Movie, nhân vật chính Emmet đã tạo ra một cỗ máy khổng lồ bằng các mẩu lego vàng truyền thống để chống lại nhân vật phản diện Lord Business.
      • Bộ Avengers: Age of Ultron, Iron Man đã dùng một mecha gọi là Hulkbuster để chiến đấu với Hulk.



      Các loại máy móc trong thực tế

      Hiện nay chỉ mới có vài mẫu thử nghiệm các loại máy móc có thể tự di chuyển, và tất cả chúng đều ở dạng nghiên cứu bởi chưa có loại nào được đưa vào sản xuất đại trà. Một "máy biết đi" có 'chân' thay vì bánh xe, dao động từ 1 tới 8 chân tùy chủng loại. Do đó, chúng chủ yếu được chia thành các loại: 1 chân (pogo stick), 2 chân (biped), 4 chân (quadruped), và 6 chân (hexapod).

      Dù có khả năng di động vượt bậc nhưng vì độ phức tạp quá cao nên máy biết đi chỉ có thể xuất hiện dưới hình thức thử nghiệm, ví dụ như: xe tải Walking của hãng General Electirc, ALDURO của Đại học Duisburg-Essen, chiếc máy gặt dạng 6 chân Walking Forest của hãng Timberjack, và một trong những thành phẩm quy mô nhất là Walking Beast của Martin Montensano, thuộc dạng 4 chân, nặng 7 tấn, kết hợp cấu hình nhị phân và động cơ thủy lực cho ra khả năng khéo léo hơn rất nhiều so với các loại máy cùng thời.

      Robot tự động BigDog đã được nghiên cứu chủ yếu cho mục tiêu ứng dụng quân sự. Chiếc máy dùng chân lớn nhất từng được lắp ráp là Bis Muskie, chuyên dùng cho khai thác mỏ. Con Rồng Furth im Wald, có dạng hình rồng 4 chân, được tạo ra để sử dụng cho các lễ hội ở Đức, đã được Guiness công nhận là robot biết đi lớn nhất thế giới, và do đó nó được điều khiển từ xa chứ không do người lái.

      Nghệ sĩ người Hà Lan Theo Jansen đã tự tay tạo ra nhiều con robot biết đi kích thước nhỏ gọi là Strandbeest và thả chúng tự do trên các bờ biển nước này.



      Credit
      • Nguồn: Wiki
      • Dịch: Johanna A.P.
      • BBCode: Kei
      Mọi góp ý, thắc mắc xin gửi về topic Góp ý - Hỏi đáp - Hỗ trợ dịch thuật.
      Vui lòng ghi rõ nguồn khi sử dụng


      Sửa lần cuối bởi Johanna A.P.; 21-04-2017 lúc 20:20.
      Trả lời kèm trích dẫn

    Đánh dấu

    Quyền viết bài

    • Bạn không thể đăng chủ đề mới
    • Bạn không thể gửi trả lời
    • Bạn không thể gửi đính kèm
    • Bạn không thể sửa bài
    •  

    Theo giờ GMT +7. Bây giờ là 19:44.

    Powered by vBulletin.
    Copyright© 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.
    Board of Management accepts no responsibility legal of any resources which is shared by members.