oOo VnSharing oOo

Go Back   Diễn đàn > VnSharing School > Văn Hóa Nước Nhật >

Trả lời
Kết quả 1 đến 6 của 6
 
  • Công cụ
  • Hiển thị
    1. [Đời sống - Văn hóa] Thêm 4 điều phụ nữ bị cấm làm ở Nhật Bản【Series: Phụ nữ Nhật Bản 】




      Văn Hóa Nhật Bản
      Thêm 4 điều phụ nữ bị cấm làm ở Nhật Bản【Series: Phụ nữ Nhật Bản 】




      Kì trước, chúng ta đã nói về một vài vụ phân biệt đối xử với phụ nữ tại Nhật Bản, nhưng như thế vẫn chưa hết. Nào, cùng lén xem qua nhé!

      Vừa qua, trong Series: Phụ nữ Nhật Bản, chúng tôi đã điểm qua các lệnh cấm và bán-cấm phụ nữ ở khía cạnh công việc, nghi lễ, và nơi ở. Hôm nay, chúng tôi sẽ dời tâm điểm qua pháp luật, điều lệ tôn giáo và một hòn đảo phía nam, để bắt đầu chuyến hành trình tìm hiểu thêm 4 điều cấm đoán phụ nữ tại Nhật Bản.

      1. Đến thăm đảo Okinoshima



      Okinoshima, ngoài khơi Kyushu, là một hòn đảo nhỏ có diện tích 0.7 km2 (70 héc-ta), bao bọc bởi rừng nguyên sinh, nằm giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trải dài 200 km (124 hải lý) trên biển Genkai. Hòn đảo thường được các thuyền buôn giữa Trung Quốc, Hàn và Nhật ghé thăm và là nơi họ cầu nguyện thần linh để chuyến đi bình an. Hơn 80 000 di tích, hiện được công nhận là quốc bảo, đang được khai quật trên đảo, bao gồm 23 thành tích và các nghi thức dân gian, một số có niên đại vào cuối thế kỷ thứ tư. Hòn đảo bí ẩn này là một trong những nơi linh thiêng của Nhật Bản, và là nơi cư ngụ của một nữ thần, nhưng phụ nữ lại bị cấm đặt chân lên đảo. Phụ nữ có quyền thờ phụng, nhưng chỉ được phép ở đảo Oshima bên cạnh, và dõi theo Okinoshima Alcatraz từ một tòa nhà cách hàng cây số. Chưa có tin tức nào cho biết liệu ống nhòm có được sử dụng hay không.

      Cho nên đây là một kì quan của Nhật Bản, vừa thu hút sự chú ý vừa hứng chịu dư luận quốc tế, bởi việc đề cử Okinoshima và các di tích trên đảo ở khu vực Munakata cho danh sách Di sản Văn hóa Thế giới UNESCO 2017. Tôi có linh cảm xấu về việc này.

      Điều thú vị là trong 1 video du lịch tại Okinoshima, chính phủ nghĩ rằng sẽ thật tuyệt nếu người hướng dẫn là nữ, với giọng kể đều đều, và một kịch bản chỉnh chu để miêu tả hòn đảo, cái nơi mà cô bị cấm không bao giờ được đặt chân lên.

      ▼ Đền thờ Munakata Grand bao gồm đền Hetsu no Miya, đền Nakatsu no Miya (đảo Oshima), và đền Okutsu no Miya (đảo Okinoshima).



      ▼ Bức ảnh này cho thấy các ngôi đền tình cờ nằm dọc theo một đường thẳng nối liền Kyushu với phần còn lại của Châu Á.


      Tin tốt là, nếu lỡ như Okinoshima được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới UNESCO, thì tất cả khách du lịch, cả nam lẫn nữ, có thể sẽ bị cấm không được đến thăm hòn đảo nhằm bảo tồn sự thanh tịnh ban đầu, như là một nơi thờ cúng linh thiêng, tách biệt hoàn toàn với thế giới.

      2. Lên ngôi Hoàng đế



      Theo Đạo luật Thiên triều, phụ nữ trong gia tộc không thể trở thành thiên hoàng. Trong một khoảng thời gian, kể từ khi Nhật hoàng không có cháu trai, Nhật có kế hoạch điều chỉnh luật để cho phép một người phụ nữ lên ngai vàng Hoa cúc để tiếp nối Hoàng tộc. Khi trong tộc không có người đàn ông thừa kế ngai vàng, các cuộc điều tra công chúng Nhật nhiều lần cho thấy, đa số ủng hộ việc cho phép một nữ hoàng. Nhưng trần kính của Hoàng Cung vẫn còn đó, từ năm 2006 sinh thần của hoàng tử Hisahito, cháu trai của thiên hoàng, bác bỏ ngay các cuộc tranh luận về việc chấp nhận thêm nữ giới cho ngai vàng. Mặc dù đã từng có nhiều nữ hoàng trong quá khứ (gần năm 1770), nhưng lạ ở chỗ họ không có con, đấy chính là sự khác biệt. Phụ nữ trong Hoàng gia sẽ bị tước địa vị, nếu họ không chịu kết hôn với một thành viên khác trong Hoàng gia. Ngay bây giờ, chỉ với 23 thành viên trong Hoàng tộc, quá eo hẹp đến nỗi lựa chọn duy nhất của nữ thừa kế Hoàng gia chính là kết hôn ngoài gia tộc. Kể từ khi chế độ quân chủ lâu đời nhất trên thế giới phụ thuộc vào dòng máu truyền thừa từ tổ tiên nam giới, Đạo luật Hoàng gia sẽ không bao giờ thay đổi trừ khi nòi giống bị đe dọa.

      3. Không theo họ chồng



      Tại Nhật Bản, sổ hộ tịch koseki 戸籍 ghi nhận tất cả các quan hệ gia đình hợp pháp (khai sinh, khai tử, kết hôn, ly hôn, nhận con nuôi…). Trong trường hợp kết hôn, một người phải chấp nhận theo họ của người kia và được niêm tên trên sổ hộ khẩu của người đó. Vì vậy, một đôi vợ chồng không được phép mang hai họ khác nhau. Khi một người phụ nữ kết hôn, cô ấy phải theo họ chồng hoặc ngược lại. Chắc chắn có vài trường hợp chồng theo họ vợ, nhưng hầu hết chỉ xảy ra khi những cô vợ này không có anh em trai để nối dòng. Cho nên, ở phần lớn các cuộc hôn nhân, người phụ nữ đều phải theo họ chồng. Sổ hộ tịch koseki thường bị chỉ trích là phân biệt đối xử với phụ nữ. Được biết, rất nhiều phụ nữ muốn giữ lại tên thời con gái của mình khi đi làm nhưng đều bị luật pháp ngăn cấm.

      Năm vừa qua, một người phụ nữ đã đấu tranh bác bỏ luật này tại Tòa án tối cao, nhưng tòa lại phê chuẩn cho điều khoản này, tuyên bố rằng “luật lệ hộ tịch là hoàn toàn hợp lí với hiến pháp Nhật Bản”. Tuy nhiên, về căn bản, rất nhiều phụ nữ Nhật ngày nay vẫn tiếp tục sử dụng tên riêng của mình khi theo đuổi sự nghiệp vì đó là quyền lợi chính đáng.

      4. Tham gia lễ hội Shinto



      Phụ nữ đã bị cấm có mặt trong các sự kiện của đạo Shinto (Thần đạo), đạo Phật hay đạo Shugendo tại Nhật Bản qua nhiều thế kỷ, và gần đây, còn bị cấm tham dự lễ hội Gion Matsuri nổi tiếng ở Kyoto. Trong khi thời gian và bình đẳng giới đã giúp thay đổi phần lớn các lệnh cấm này, thì vẫn còn một số nghi thức trong đạo Shinto và Shugendo, gọi là nyonin kinsei, tục lệ cấm nữ giới, được áp dụng đến nay. Bên cạnh nyonin kinsei trên núi Omine và đảo Okinoshima, cũng có nhiều nghi lễ đạo Shinto nữ giới không được phép tham gia. Ngay cả trong khu vực nhỏ tôi đang sống, lễ hội đền Myoken hàng năm đều đóng cửa không tiếp khách nữ. Tuy nhiên, do xu hướng giảm thiểu dân số và phụ nữ sống lâu hơn đàn ông, nên gần đó không có đủ nam giới để tự tổ chức buổi lễ. Vì thế họ cho phép phụ nữ tham gia, chủ yếu là vì thiếu nhân lực.

      Điều thú vị là nyonin kinsei không được xem là một phần trong truyền thống xã hội Nhật Bản. Tín ngưỡng đạo Shinto của người Nhật xem cái chết và máu là sự ô uế - gọi là kegare – đã dẫn đến một truyền thống lâu đời của các nghi thức thanh tẩy. Phụ nữ bắt đầu bị gán với kegare vì thời kỳ kinh nguyệt, nhưng điều này chỉ len lỏi trong các tập tục tôn giáo vào cuối thời Heian (794-1185). Theo sách "Phụ nữ trong Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản: Căn nguyên của sự thành kiến" của cô Naoko Takemaru, suốt thời Kamakura (1185-1333), tư tường cho rằng phụ nữ là kegare (ô uế) đã được truyền bá, nhấn mạnh việc "trọng nam khinh nữ" (danson johi), một khái niệm đã ăn sâu vào các tầng lớp samurai thời Edo (1603-1867). Nhưng chưa đến thời Minh Trị (1868-1912) nó đã được lan rộng, nhằm góp phần cho sự ra đời của chủ nghĩa gia trưởng, trong đó người con trai cả luôn làm chủ gia đình. Việc này đã bị bãi bỏ sau Thế chiến II nhưng tư tưởng danson johi vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ trong các giáo điều và những sự kiện tranh chấp quyền lực lâu đời như trong kinh doanh và chính trị.

      Tôi thấy rằng một trong các nguyên nhân khiến nyonin kinsei vẫn tồn tại ở Nhật Bản đến giờ, chính là vì phụ nữ Nhật hiện nay không quan tâm lắm việc họ có thể tham dự các nghi lễ tôn giáo hay không. Nhiều công việc tại Nhật Bản từ xưa đã phân biệt lao động giữa nam và nữ, nên phụ nữ không thấy điều này có mâu thuẫn gì đến mong muốn của họ. Trong các tập thể nhỏ lẻ, như khu tôi sống, nếu có việc gì cần đến nỗ lực của tất cả mọi người, thì trách nhiệm và nghĩa vụ của một người phụ nữ cũng theo đó tăng lên. Khi đất nước này không còn xem tôn giáo là một phần của cuộc sống hàng ngày, không khó để thấy phụ nữ khá vui vì không cần tham dự nhiều vào các hoạt động giáo hội. Nhưng cứ thử cấm các nàng vào tiệm bánh ngọt đi, tôi chắc sẽ có một cuộc đấu tranh gay gắt đấy.

      Trong thời buổi hiện nay, có nhiều cái so với nyonin kinsei, danson johi mới thực sự là những tội ác đáng sợ.




      Nguồn: rocketnews24 l Dịch: Táo Xanh l BBcode: Alicia
      Thanh ngọc án – Tân Khí Tật
      ---------------------------------------------------------------
      Đông phong dạ phóng hoa thiên thụ,
      Cánh xuy lạc, tinh như vũ.
      Bảo mã điêu xa hương mãn lộ.
      Phụng tiêu thanh động,
      Ngọc hồ quang chuyển,
      Nhất dạ ngư long vũ.

      Nga nhi tuyết liễu hoàng kim lũ,
      Tiếu ngữ doanh doanh ám hương khứ.
      Chúng lý tầm tha thiên bách độ,
      Mạch nhiên hồi thủ.
      Trả lời kèm trích dẫn

    2. #2
      Tham gia ngày
      11-11-2014
      Bài viết
      351
      Cấp độ
      2
      Reps
      72
      mấy cái cầm toàn thấy liên quan đến tôn giáo với quan niêm
      Trả lời kèm trích dẫn

    3. #3
      Tham gia ngày
      17-08-2017
      Bài viết
      15
      Cấp độ
      1
      Reps
      0
      Hơi bất công nhỉ
      Trả lời kèm trích dẫn

    4. #4
      Tham gia ngày
      19-11-2017
      Bài viết
      21
      Cấp độ
      1
      Reps
      0
      người nhật rất ngộ, thiên hoàng đầu tiên lấy tư cách là con của nữ thần mặt trời Amaterasu và rất tự hào với chuyện đó nhưng những người đàn ông này lại ko để cho phụ nữ nắm quyền, cái quan trọng là những người đàn ông tham quyền lực, địa vị sợ phải có thêm người thừa kế và cạnh tranh thôi, chứ có gì đâu mà lý do này nọ.
      Trả lời kèm trích dẫn

    5. #5
      Cái số 3 có biết qua manga rồi nhưng ko nghĩ là đến mức cấm
      Trả lời kèm trích dẫn

    6. #6
      Tham gia ngày
      07-12-2018
      Bài viết
      11
      Cấp độ
      1
      Reps
      0
      Có nhiều vấn đề liên quan đến văn hóa và tôn giáo nên có muốn tranh luận hoặc bãi bỏ cũng khó, hoặc sẽ mất nhiều thời gian, đặc biệt là những đất nước có xu hướng khép kín như Nhật Bản...
      Trả lời kèm trích dẫn

    Đánh dấu

    Quyền viết bài

    • Bạn không thể đăng chủ đề mới
    • Bạn không thể gửi trả lời
    • Bạn không thể gửi đính kèm
    • Bạn không thể sửa bài
    •  

    Theo giờ GMT +7. Bây giờ là 09:08.

    Powered by vBulletin.
    Copyright© 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.
    Board of Management accepts no responsibility legal of any resources which is shared by members.