oOo VnSharing oOo

Go Back   Diễn đàn > VnSharing - Trung tâm điều hành > VnSharing Wiki > Điện Ảnh > Tư liệu >

Trả lời
Kết quả 1 đến 1 của 1
 
  • Công cụ
  • Hiển thị
  • Threaded View

    Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
    1. [Quạ Quý Tộc][Film Movement] French New Wave - Làn Sóng Mới Pháp

      French New Wave
      - Làn Sóng Mới Pháp -


      Làn sóng mới Pháp (La Nouvelle Vague, hay French New Wave) là một từ chung mà giới phê bình điện ảnh dùng để chỉ một nhóm nhà làm phim Pháp ở giai đoạn cuối thập niên 1950 - 1960.

      Dù chưa bao giờ được công nhận là một phong trào điện ảnh chính thống, các nhà làm phim này có sự liên hệ thông qua: ý thức từ chối các bộ phim chính kịch kịch sử chuyển thể từ tiểu thuyết đang thịnh hành, tinh thần đả phá tín ngưỡng mới mẻ, mong muốn được làm phim về các vấn đề thời sự ở ngay địa điểm phát sinh, và ý định thử nghiệm các hình thức phim ảnh mới. "Làn sóng mới" này là một phần của phong trào phim nghệ thuật châu Âu. Nhiều người đưa các biến động chính trị xã hội lúc bấy giờ vào phim của mình, kết hợp với sự phá cách trong biên tập, phong cách thị giác và phong cách tường thuật (so với khuôn mẫu bảo thủ trước đây).

      Sử dụng các dụng cụ cầm tay và ít hoặc không cần dựng bối cảnh, phong cách làm phim của Làn sóng mới có điểm tương tự phim tài liệu. Phim ảnh được lồng âm thanh trực tiếp, dựa trên loại cần ít ánh sáng. Các kĩ thuật được dùng bao gồm: biên tập phân mảnh và không liên tục, cùng với phân cảnh rất dài. Sự kết hợp của chủ nghĩa hiện thực khách quan, chủ nghĩa hiện thực chủ quan, và bình luận của tác giả đã tạo ra một lối tường thuật mơ hồ, đặt ra nhiều câu hỏi trong nội dung nhưng lại không trả lời ở kết phim.

      Nguồn gốc


      Tuyên ngôn của Alexandre Astruc - "The Birth of a New Avant-Garde: The Camera-Stylo" - đăng tải trên L'Écran vào ngày 30/3/1948 đã đưa ra phần nào ý kiến mà về sau François Truffaut và báo Cahiers du cinéma mở rộng thêm, "điện ảnh đang trong quá trình trở thành một công cụ biểu thị ngang tầm với hội họa và tiểu thuyết", hay "một hình thức mà người nghệ sĩ có thể thể hiện ý tưởng của mình - dù nó trừu tượng thế nào - hay diễn dịch những nỗi ám ảnh của mình hệt như thông qua tiểu luận hay tiểu thuyết. Đây là lý do làm tôi muốn gọi thời đại mới của điện ảnh là thời đại 'camera-stylo'".

      Đa số những nhà tiên phong của nhóm này - như François Truffaut, Jean-Luc Godard, Éric Rohmer, Claude Chabrol, và Jacques Rivette - vốn là phê bình cho tạp chí nổi tiếng Cahiers du cinéma. Đồng sáng lập của tạp chí kiêm nhà lý luận Andre Bazin cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào. Thông qua phê bình và biên tập, họ tạo ra nền móng cho một hệ thống những khái niệm - có tính cách tân so với thời đại - mà nhà phê bình người Mĩ Andrew Sarris gọi là auteur theory. Tờ Cahiers còn phê pháp phong cách "Truyền thống chất lượng" cổ điển của điện ảnh Pháp, nổi bật trong đó là François Truffaut với bài "Une Certaine tendance du cinéma français". Bazin và Henri Langlus, đồng sáng lập và quản lý Cinémathèque Française, là hai người khai sinh phong trào này. Họ trân trọng quan điểm cá nhân của người đạo diễn trong cả phong cách dựng phim và cốt truyện. Truffaut cũng nêu tên đạo diễn người Mĩ Morris Engel và bộ Little Fugitive trong việc giúp bắt đầu Làn sóng mới Pháp, "Làn sóng mới Pháp của chúng ta có lẽ đã không thể tồn tại, nếu không phải vì có đạo diễn trẻ tuổi Morris Engel đã chỉ ra cách sản xuất phim độc lập thông qua tác phẩm xuất sắc này".

      Auteur theory ủng hộ quan điểm rằng đạo diễn là "tác giả" của phim, với dấu ấn cá nhân in rõ trong chúng. Họ tán dương những tác phẩm của Jean Renoir và Kean Vigo, và phân tích một số trường hợp cơ bản về đặc trưng nghệ thuật và sự vĩ đại của các đạo diễn Hollywood như Orson Welles, John Ford, Alfred Hitchcock, và Nicholas Ray. Sự mở đầu của Làn sóng mới - theo một nghĩa - chính là quá trính mà các nhà phê bình của Cahiers áp dụng triết lý này vào việc làm phim của chính mình.

      Ngoại trừ những tác phẩm của Jean Rouch, thì Le Beau Serge (1958, của Chabrol) được gọi (nhưng vẫn gây tranh cãi) là bộ phim đầu tiên thuộc về Làn sóng mới. Hai bộ 400 Blows (1959, của Truffaut) và Breathless (1960, của Godard) đạt được thành công thương mại và phê bình một cách bất ngờ, từ đó thu hút sự chú ý của quốc tế đến Làn sóng mới Pháp và giúp phong trào này tiến xa hơn.

      Sự nổi tiếng của phong trào này, một phần là nhờ vào sự ủng hộ của giới trẻ thời bấy giờ. Đa số những đạo diễn tham gia đều được sinh ra vào khoảng thập niên 1930 và lớn lên ở Paris, nhờ đó có thể hiểu được cách khán giả nhìn nhận cuộc sống. Phim của họ tập trung nhiều vào thời trang, cuộc sống nhịp độ cao của thành thị, và những buổi tiệc tùng thâu đêm,... để có thể hoàn toàn nắm bắt được cuộc sống của tuổi trẻ Pháp.

      Làn sóng mới Pháp nổi tiếng nhất vào khoảng 1958-1964, dù tác phẩm thuộc phong trào nãy tới 1973 vẫn còn tiếp tục ra đời. Các vấn đề kinh tế xã hội xảy ra sau Thế chiến thứ hai có ảnh hưởng mạnh đến phong trào. Cạn kiệt tài chính và bất ổn chính trị, Pháp buộc phải quay lại với những truyền thống tiền chiến. Một trong số đó là lối tường thuật trực tiếp, đặc biệt là các bộ phim cổ điển. Nguồn gốc của phong trào này bắt nguồn từ sự phản kháng lại các thể chế cũ, đặc biệt là cách mà chúng bắt buộc khán giả phải tuân theo một cốt truyện cho trước.

      Các nhà phê bình và đạo diễn thuộc phong trào này đã nghiên cứu các bộ phim viễn tây kinh điển thời kì đầu và áp dụng lối đạo diễn cách điệu cho phim của mình. Kinh phí thấp cũng giúp họ tập trung vào hình thức nghệ thuật căn bản nhất và tìm hiểu cái gì - đối với họ - mới là hình thức sản xuất tốt nhất. Họ rất tôn trọng các nhà cấp tiến như Charlie Chaplin, Alfred Hitchcock, Orson Welles, Howard Hawks, John Ford,... và cực kì phê phán các quy định truyền thống của Hollywood.

      Trong một buổi phỏng vấn vào năm 1961, Truffaut nói "'Làn sóng mới' không phải là một phong trào, không phải một trường phái, cũng không phải là một nhóm, mà là 'chất lượng'"; và vào tháng 12/1962, ông liệt kê 162 đạo diễn đã bắt đầu sản xuất phim từ năm 1959. Đa số trong đó - như Edmond Agabra và Henri Zaphiratos - không thể kiên trì và ngày nay không còn được coi là thuộc về phong trào này nữa. Không lâu sau khi danh sách này được công khai, Godard nhanh chóng công bố rằng Làn sóng mới có quy mô nhỏ hơn nhiều và chỉ gồm Truffaut, Chabrol, Rivette, Rohmer, và chính ông, với "Cahiers là hạch tâm" của phong trào. Ông công nhận một số nhà làm phim đương đại như Resnais, Astruc, Varda, Demy,... nhưng cho rằng họ đại diện cho "trường phái riêng" và không có liên hệ tới Làn sóng mới.

      Các kĩ thuật điện ảnh


      Một số kĩ thuật chưa từng có là: phân cảnh theo sát thời lượng dài (như cảnh kẹt xe trong Week End (1967)), chủ đề về chủ nghĩa hiện sinh (như nhấn mạnh tính cá nhân và chấp nhận sự vô lý của nhân loại), có sự chỉ trích và mỉa mai rõ ràng,...

      Đa số phim thuộc Làn sóng mới Pháp đều có kinh phí rất thấp, thường mượn địa điểm quay tại nhà hoặc vườn của bạn bè và mượn luôn họ vào làm diễn viên. Những đạo diễn này buộc phải biết ứng biến trong lựa chọn thiết bị và đạo cụ (ví dụ, gắn máy quay vào xe đẩy hàng để theo kịp nhân vật). Chi phí cũng là một vấn đề lớn, nên việc tiết kiệm lại dẫn đến vô số sáng tạo độc đáo. Ví dụ, trong bộ Breathless, khi được báo là phải cắt ngắn thời lượng xuống còn 90 phút, Godard (dựa theo đề nghị của Jean-Pierre Melville) quyết định cắt một số phân cảnh bằng kĩ thuật jump cuts (hay nhảy cóc), bởi toàn bộ phim là một lần quay kéo dài. Cảnh nào không cần chỉ việc cắt bỏ khiến cho jump cuts trở thành một kĩ thuật thực dụng và hợp thời.

      Làn sóng mới Pháp tạo ra một diện mạo mới cho ngành điện ảnh nói chung với hội thoại mang tính ứng tác, chuyển cảnh cực nhanh, và phá vỡ quy tắc trục máy may 180 độ thông thường. Trong đa số phim, khung hình không được dùng để thu hút và tạo ảo giác với khán giả, mà thay vào đó là thách thức khả năng dự tính của khán giả. Godard là người có ảnh hưởng nhất về mặt này, với phương thức làm phim trực tiếp và bạo dạn khác thường. Do đó, ông là một ví dụ khi đạo diễn bị tố là xúc phạm khán giả (Stanley Kubrick và David Lynch cũng từng bị cáo buộc tương tự). Dù sao, nhận thức mang tính thách thức đại diện cho Làn sóng mới Pháp vẫn tồn tại cho tới ngày nay. Điện ảnh Pháp cổ điển vốn chú trọng tường thuật tuyến tính mà Godard gọi là lối thẩm mĩ áp bức mà mang tính xác định cứng nhắc. Ngược lại, các nhà làm phim Làn sóng mới không hề cố ý kiềm chế quan điểm của người xem; trên thực tế, họ tìm mọi cách để nhắc nhở khán giả rằng phim ảnh không gì hơn là một chuỗi hình ảnh ghép lại với nhau, dù kĩ thuật ánh sáng và đổ bóng có tân tiến thế nào đi nữa (như những cảnh ghép nối không ăn khớp, diễn viên liên tục đổi vai, hoặc đặt bối cảnh quay để người qua đường bình thường cũng trở thành nhân vật phụ).

      Trung tâm của các loại kĩ thuật là giải quyết vấn đề tiền bạc. Trong bối cảnh nước Pháp đầy rẫy các vấn đề kinh tế xã hội hậu Thế chiến, giới làm phim buộc phải tìm các phương pháp ít tốn kém để thay vào các kĩ thuật thông thường, một phần bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa hiện thực tân thời Ý. Nửa là vì cần thiết, nửa là vì tầm nhìn, các đạo diễn của Làn sóng mới Pháp phải tận dụng tất cả mọi thứ mình có để chuyển tải các giá trị nghệ thuật mong muốn vào phim ảnh.

      Cuối cùng, với vị trí thuộc về điện ảnh hiện đại châu Âu, Làn sóng mới Pháp rất tập trung vào phong cách. Giới làm phim trước hết là những tác giả, đưa vào phim cái nhìn của chính mình về thế giới. Mặt khác, phim ảnh là một mục tiêu của tri thức, thách thức lối truyền đạt thông thường mà điện ảnh truyền thống dựa vào, "dỡ bỏ những nền móng: tiếp diễn về không gian và thời gian, logic tường thuật và ngữ pháp". Theo cách này, người làm phim bỏ qua "thái độ dễ dàng, suy nghĩ - theo cách của tiểu thuyết gia - ra cách hoàn thành bài luận của chính mình".

      Left Bank


      Left Bank (cánh tả), hay Rive Gauche, là một đội ngũ nhà làm phim có liên hệ với Làn sóng mới Pháp, ý kiến này đầu tiên do Richard Roud nêu lên. Nhóm "right bank" (cánh hữu) tương ứng bao gồm các đạo diễn có liên hệ với Cahiers du cinéma (Claude Chabrol, François Truffaut, và Jean-Luc Godard) thành công hơn và nổi tiếng hơn. Những người thuộc left bank đa số nhiều tuổi hơn và không mãnh liệt bằng right bank. Họ thường nhìn điện ảnh tương tự như các loại hình nghệ thuật khác, tựa như văn học. Tuy nhiên, họ cũng đi theo hướng hiện đại hóa, tương tự với right bank. Họ đồng thời xuất hiện từ thập niên 1950 và cũng hưởng lợi từ các thế hệ khán giả trẻ tuổi. Tuy nhiên, hai nhóm này không hề đối đầu nhau.

      Một số đạo diễn nổi bật thuộc left bank là Chris Marker, Alain Resnais, Agnès Varda, Jean-Pierre Melville, Alain Robbe-Grillet, và Marquerite Duras. Richard Round miêu tả họ có đặc trưng "yêu thích đời sống Bohemian và không thoải mái với right bank, có mức độ liên quan cao tới văn học và các loại hình nghệ thuật khác, đồng thời hứng thú lớn với điện ảnh thử nghiệp", đồng thời có sự đồng nhất với chính trị cánh tả. Phong trào nouvean roman trong văn học cũng là một yếu tố ảnh hưởng mạnh đến left bank, với nhiều tác giả có cống hiến lớn. Một số ví dụ phim ảnh thuộc left bank: La Pointe Courte, Hiroshima mon amour, La jetée, Last Year at Marienbad, và Trans-Europ-Express.

      Những nhân vật quan trọng


      Đạo diễn thuộc Cahiers du cinéma

      • Claude Chabrol
      • Jean-Luc Godard
      • Jacques Rivette
      • Éric Rohmer
      • François Truffaut


      Đạo diễn thuộc Left Bank

      • Henri Colpi
      • Jacques Demy
      • Chris Marker
      • Alain Resnais
      • Agnès Varda


      Các đạo diễn khác

      • Alexandre Astruc
      • Jacques Doniol-Valcroze
      • Jean Douchet
      • Marguerite Duras
      • Jean Eustache
      • Georges Franju
      • Philippe Garrel
      • Pierre Kast
      • Claude Lelouch
      • Louis Malle
      • Jean-Pierre Melville
      • Luc Moullet
      • Alain Robbe-Grillet
      • Jean Rouch
      • Jacques Rozier
      • Straub-Huillet
      • Roger Vadim


      Ngoài ra

      • Raoul Coutard – Quay phim
      • Henri Decaë – Quay phim
      • Georges Delerue – Âm thanh
      • Paul Gégauff – Biên kịch
      • Michel Legrand – Âm thanh
      • Marilù Parolini - Chụp hình, biên kịch
      • Suzanne Schiffman – Biên kịch


      Diễn viên

      • Anna Karina
      • Anouk Aimée
      • Brigitte Bardot
      • Charles Aznavour
      • Jean-Paul Belmondo
      • Gerard Blain
      • Jean-Claude Brialy
      • Jacques Charrier
      • Catherine Deneuve
      • Françoise Dorléac
      • Stéphane Audran
      • Claude Jade
      • Bernadette Lafont
      • Jean-Pierre Léaud
      • Jeanne Moreau
      • Maurice Ronet
      • Jean Seberg
      • Delphine Seyrig
      • Jean-Louis Trintignant
      • Sami Frey


      Nhà lí luận

      • Alexandre Astruc
      • André Bazin
      • Robert Bresson
      • Henri Langlois
      • Roger Leenhardt



      Nguồn: Wiki | Dịch: Johanna A.P.| BBCode: Kei | Website: VnSharing.site
      Vui lòng ghi rõ link nguồn khi copy bài viết.
      Nếu phát hiện lỗi sai, thiếu sót trong bài dịch, xin vào topic trụ sở hồi báo, góp ý.
      Sửa lần cuối bởi Lucifer; 15-09-2016 lúc 23:36.
      Trả lời kèm trích dẫn

    Đánh dấu

    Quyền viết bài

    • Bạn không thể đăng chủ đề mới
    • Bạn không thể gửi trả lời
    • Bạn không thể gửi đính kèm
    • Bạn không thể sửa bài
    •  

    Theo giờ GMT +7. Bây giờ là 15:56.

    Powered by vBulletin.
    Copyright© 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.
    Board of Management accepts no responsibility legal of any resources which is shared by members.