oOo VnSharing oOo

Go Back   Diễn đàn > Fan Clubs > Horror FC >

Trả lời
Kết quả 1 đến 10 của 16
 
  • Công cụ
  • Hiển thị
    1. #1

      [Thảo luận] Tổng hợp cá loại yêu quái Nhật Bản (updating)


      Tổng hợp các loại yêu quái Nhật bản


      1. Abura Akago

      油赤子
      あぶらあかご
      Tên dịch: Du xích tử - Đứa bé dầu
      Nơi cư trú: Khu vực sinh sống của con người
      Thức ăn: Dầu thắp đèn

      Nhận diện: Abura Akago là yêu quái từ tỉnh Omi. Chúng là một loại hi no tama, tức cầu lửa, nhưng thường mang hình thù một đứa bé.

      Hành Vi: Abura Akago đầu tiên xuất hiện dưới dạng những khối cầu lửa kỳ bí trôi nổi bất định trên bầu trời đêm. Chúng xuyên qua các mái nhà và khi chui vào bên trong và chúng sẽ biến thành những đứa trẻ nhỏ. Dưới dạng đứa bé, chúng liếm dầu từ những cây đèn dầu và đèn lồng giấy, hay còn gọi là andon. Sau đó, chúng biến lại thành khối cầu và bay đi.

      Xuất xứ: Giống như những yêu quái dầu khác, Abura Akago bắt nguồn từ những kẻ trộm dầu. Mặc dù không ai biết chính xác hoàn cảnh cụ thể của chúng nhưng cũng như những yêu quái khác, có thể suy luận những tên trộm dầu này chết đi và thay vì được đầu thai sang kiếp khác sẽ bị biến thành yêu quái để trừng phạt cho tội lỗi của chúng.


      2. Abura sumashi

      油すまし
      あぶらすまし
      Tên dịch: Kẻ ép dầu
      Nơi cư trú: Vùng đồi núi, có nguồn gốc từ Kumamoto.
      Thức ăn: Không rõ

      Nhận diện: Abura sumashi thuộc loại yêu quái hiếm có nguồn gốc từ Kumamoto. Chúng có hình dáng giống người lùn với cái đầu to xấu xí tựa như củ khoai tây hoặc hòn đá và khoác một chiếc áo choàng rơm. Loại yêu quái này vô cùng hiếm gặp, chỉ có thể tìm thấy ở sâu trong những dãy núi hoặc dọc sườn đồi núi phía nam Nhật Bản – nơi những cây chè mọc dại.

      Hành vi: Hiểu biết về tập tục và thói quen của loại yêu quái ẩn dật này còn rất hạn chế. Abura sumashi được biết đến nhiều nhất sống tại vùng Kusazumigoe ở Kumamoto nhưng hiếm khi xuất hiện trước khách du lịch. Có lần, một bà lão đang đi trên đường núi với đứa cháu gái của mình nói: “Cháu biết không, từ lâu lắm rồi, có một con yêu quái abura sumashi từng sống ở gần đây.” Thì sẽ có một giọng nói bí ẩn đáp lại “Ta vẫn ở đây!” Thỉnh thoảng, Abura Sumashi còn hiện hình trước khách du lịch sau làn khói mỏng.

      Xuất xứ: Cái tên Abura Sumashi có nghĩa là “kẻ ép dầu” và bắt nguồn từ việc ép hạt cây chè mọc tại Kumamoto để lấy dầu. Mặc dù nguồn gốc của chúng còn là một ẩn số nhưng đa số cho rằng Abura Sumashi là hồn ma của những tên trộm dầu ẩn nấp trong rừng cây. Thời xưa, dầu là thứ hàng hóa khan hiếm và đắt đỏ, cần rất nhiều thời gian và công sức để chiết xuất dầu từ hạt chè, vì thế nên trộm dầu là tội rất nặng. Những kẻ trộm khi còn sống nếu không bị trừng phạt sẽ bị chuyển sinh thành yêu quái như một hình phạt của thần linh dành cho tội lỗi của chúng.


      3. Abumiguchi

      鐙口
      あぶみぐち
      Tên dịch: Đặng Khẩu ( Bàn đạp yên ngựa có miệng, Đặng trong mã đặng 馬鐙 bàn đạp ngựa)

      Nhận diện: Abumiguchi từng là bàn đạp yên ngựa của những chiến binh tử trận. Những chiếc bàn đạp này bị bỏ lại trên chiến trường và bị lãng quên. Đau buồn vì trở nên vô dụng, những vật dụng của các chiến binh này có thể biến thành Tsukumogami. Giống loài chó săn trung thành, Abumiguchi vẫn chờ đợi chủ nhân của chúng tại chiến trường trong vô vọng.


      4. Akaname

      垢嘗
      あかなめ
      Tên dịch: Cấu thường ( cấu : Nhơ bẩn, ô uế ; thường: Nếm) - Kẻ liếm rác
      Nơi cư trú: Phòng tắm hay nhà vệ sinh bẩn thỉu, nhà bỏ hoang
      Thức ăn: Chất nhờn, nấm mốc, cặn bã, tóc, chất thải con người…

      Nhận diện: Akaname thuộc giống yêu tinh nhỏ chỉ sinh sống ở những ngôi nhà bẩn thỉu và phòng tắm công cộng. Chúng có kích thước tầm đứa trẻ hoặc người trưởng thành với tầm vóc nhỏ mặc dù thông thường chúng trông nhỏ hơn rất nhiều do tư thế cúi cong người. Chúng có khuôn mặt nhăn nhúm với mớ tóc bết dầu và nhầy nhụa trên đỉnh đầu. Cơ thể trần truồng và lớp da bóng nhẫy như mớ tóc. Akaname có nhiều loại với màu sắc khác nhau, từ màu xanh mốc điểm đốm đen tới màu hồng biển. Chúng có thể có một mắt hoặc hai mắt và những bàn tay và bàn chân từ một đến năm ngón có thể mọc ra từ mọi nơi trên cơ thể. Tất cả các Akaname đều có lưỡi rất dài và bám dính để liếm bùn đất, chất nhầy, tóc và mọi loại rác thải khác trong phòng tắm và bồn cầu.

      Hành vi: Giống loại gián, chuột, chấy rận và các loài côn trùng khác, Akaname ghét những ngôi nhà sạch sẽ và chỉ xuất hiện nếu chủ nhà sống mất vệ sinh. Chúng khá nhát và thường tránh con người, trốn ánh sáng giống loài gián. Chúng có thể lan truyền bệnh dịch nên tốt nhất là cần giữ phòng tắm và nhà cửa sạch sẽ để không còn chỗ trú cho Akaname.


      5. Aka shita

      赤舌
      あかした
      Tên dịch: xích thiệt - Lưỡi đỏ
      Tên gọi khác: Aka Kuchi (Xích khẩu)
      Nơi cư trú: Đồng lúa, làng mạc, thường ở khu vực Tsugaru
      Thức ăn: Chưa rõ

      Nhận diện: Aka Shita là một linh hồn bí ẩn mang hình thù một đám mây đen với móng vuốt sắc nhọn và khuôn mặt lông lá. Chúng mang tên gọi như vậy do chiếc lưỡi và miệng đỏ lừ và dài ngoằng đặc trưng. Chúng xuất hiện vào mùa hè – mùa cần mưa và nước để tưới tiêu mùa màng. Người ta chỉ nhìn thấy khuôn mặt lông lá quái dị và móng vuốt nhọn hoắt của chúng. Phần còn lại của cơ thể luôn ẩn sau đám mây đen và mù mịt cũng chính là nơi chúng trú ngụ.

      Hành vi: Aka Shita là biểu hiện của điềm gở và ma quỷ và thường được biết đến như là hình phạt cho những kẻ tranh cướp nguồn nước. Vì nước cần nhiều cho hạt lúa sinh trưởng, những cánh đồng tại Nhật thường được tưới tiêu bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt với mục đích phân chia nước cho người nông dân một cách công bằng. Tuy vậy, khi có hạn hán, những kẻ xấu thường mở đường ống nước để dẫn nước của các nhà xung quanh tưới tiêu cho đồng lúa của riêng mình. Tội ác này có thể hại đến cuộc sống mưu sinh của cả gia đình và những kẻ xấu xa này thường phải hứng chịu sự phần nộ của dân chúng. Những kẻ trộm nước không bị phát hiện có thể nghĩ là chúng đã thoát khỏi tội lỗi của mình nhưng chính chúng sẽ chịu hình phạt từ Aka Shita – dẫn hết nước ra khỏi cánh đồng và bắt giữ chúng với cái lưỡi dài màu đỏ.



      (còn tiếp)

      Nguồn: Horrorfc.net


      Sửa lần cuối bởi luudiep; 10-07-2016 lúc 22:50.
      Don't know who I am?
      Call me the
      Fate
      Trả lời kèm trích dẫn

    2. #2
      Tham gia ngày
      01-03-2016
      Bài viết
      14
      Cấp độ
      1
      Reps
      31
      HAY QUÁ CỐ GẮNG UP NHIỀU NHA THỚT!
      Trả lời kèm trích dẫn

    3. #3

      Tổng hợp các loại yêu quái Nhật bản (updating)


      6. Akateko

      赤手児
      あかてこ

      Tên dịch: xích thủ tử - Bàn tay đỏ của đứa trẻ (児 là đứa bé trai)
      Nơi cư trú: Bồ kết núi hay bồ kết Nhật Bản (Gleditsia japonica)
      Thức ăn: Chưa rõ

      Nhận diện: Giống như tên gọi, loài akateko xuất hiện dưới dạng một bàn tay của trẻ nhỏ màu đỏ quái đản. Chúng treo lủng lẳng trên các cây bồ kết Nhật Bản.
      Hành Vi: Akateko rủ xuống từ tán cây khi có người đi qua. Ngoài việc mang đến cho nạn nhân những bất ngờ khó chịu và cảm giác rùng rợn do bàn tay bị cắt lìa của trẻ nhỏ màu đỏ, chúng được cho là vô hại.
      Một vài người còn nhìn thấy hình dáng một cô gái tầm 17, 18 tuổi mặc furisode (một loại kimono dài tay) xinh đẹp đứng dưới tán cây akateko. Những người này thường bị phát sốt và ngất xỉu ngay lập tức. Mối quan hệ giữa cô gái đó và akateko chưa rõ rang: Liệu cô gái đó là một phần của akateko hay là một linh hồn độc lập khác.

      Xuất xứ: Akateko thường được cho là bắt nguồn từ một cái cây trước cổng trường tiểu học tại thành phố Hachimohe ở tỉnh Aomori. Tuy nhiên cũng có một số phiên bản địa phương khác tại tỉnh Fukushima và Kagawa. Tại những địa phương này, akateko đôi lúc kết hợp với một loại yêu quái khác gọi là aka ashi. Chúng tóm lấy chân của người đi đường khiến họ vấp ngã. Đồng thời, cũng có ý kiến cho rằng akateko và aka ashi là hai nhánh của cùng một loại yêu quái.


      7. Akkorokamui

      アッコロカムイ
      あっころかむい
      Tên dịch: Đây là tên gọi riêng tiếng Nhật của Atkor Kamuy (bằng tiếng Ainu – Ainu là tên 1 dân tộc thiểu số sống ở hòn đảo phía bắc Hokkaido)
      Nơi cư trú: Vịnh Uchiura của Hokkaido
      Thức ăn: Ăn tạp, chúng có thể nuốt chửng cả con tàu và cá voi

      Hình thù: Akkorokamui là thần bạch tuộc khổng lồ sống tại vùng vịnh Uchiura của Hokkaido. Khi chúng kéo dài xúc tu, cơ thể của chúng có thể giãn ra đến một héc-ta (10.000m2) trên mặt biển. Chúng to đến mức có thể nuốt chửng cả tàu thuyền, thậm chí cả cá voi. Cơ thể của chúng màu đỏ. Chúng lớn đến mức khi xuất hiện khiến bầu trời phản chiếu một màu đỏ sẫm.

      Hành vi: Bất cứ chiếc thuyền ngốc nghếch nào đến gần Akkorokamui đều bị nuốt chửng. Vì thế, suốt nhiều thế hệ, người dân địa phương phải tránh xa biển khi mặt biển và bầu trời chuyển sang màu đỏ sẫm. Ngư dân và các thủy thủ không còn sự lựa chọn nào khác mà ra khơi sẽ phải mang theo lưỡi hái để tự vệ.
      Xuất xứ: Akkorokamui bắt nguồn từ văn hóa dân gian của Ainu và được biết đến với cái tên Atkor Kamuy. Tên của chúng có thể hiểu là “kamuy xâu chuỗi”. Xâu chuỗi thường dùng để ám chỉ những xúc tu của bạch tuộc hay mực. Kamuy trong tiếng Ainu để chỉ thần linh giống như từ kami trong tiếng Nhật. Trong truyện dân gian của Ainu, Akkorokamui được nể sợ như thần nước, đặc biệt được coi như vị thần của vùng vịnh Uchiura.

      Truyền thuyết: Cách đây rất lâu, tại vùng núi gần ngôi làng Rebunge có một con nhện khổng lồ tên là Yaushikep. Nó cực kỳ to lớn. Toàn thân đỏ rực của nó có thể bao phủ cả một héc-ta. Một ngày nọ, Yaushikep xuống núi và tấn công người dân tại làng Rebunge. Nó làm rung chuyển mặt đất mỗi khi tức giận và phá hủy mọi vật trên đường đi. Dân làng sợ hãi cực độ. Họ cầu xin thần linh cứu giúp. Vị thần biển, Repun Kamuy, đã nghe được lời thỉnh cầu và bắt giữ Yaushikep tới vùng vịnh. Khi con nhện khổng lồ bị bắt xuống nước, nó biến thành một con bạch tuộc khổng lồ và cai quản vùng vịnh như một vị thần. Từ đó trở đi, nó được biết đến với cái tên Atkor Kamuy hay Akkorokamui trong tiếng Nhật.

      8. Amanojaku

      天邪鬼
      あまのじゃく
      Tên dịch: thiên tà quỷ - Linh hồn quỷ dữ từ thiên đường
      Tên gọi khác: Amanjaku

      Hình thù: Amanojaku là những con yêu quái hung ác được biết đến từ trước cả lịch sử ghi chép của Nhật Bản. Chúng được miêu tả như ác thần, tiểu quái hay yokai (yêu quái) tinh nghịch và quỷ quái. Cụ thể chúng khơi gợi những ham muốn hung ác từ sâu thẳm mỗi người. Chúng reo rắc làm vấy bẩn linh hồn con người mọi nơi chúng đi đến.

      Xuất xứ: Mặc dù xuất hiện trước đạo Phật tại Nhật Bản, amanojaku thường được miêu tả như một biểu tượng của cái ác bị cái thiện đánh gục trong đạo Phật. Cụ thể, Tứ Thiên Vương được miêu tả đứng trên bầy quỷ dữ và đè bẹp chúng (hình) – Những con quỷ dữ bị đè bẹp chính là amanojaku. Bộ áo giáp của thần Bì Sa Môn Thiên (Bishamonten) còn mang hình khuôn mặt quỷ dữ của những linh hồn đó.

      (** Tứ thiên vương (của nhật) gồm:
      + Tamon-ten (多聞天 - Bishamon-ten) : Bì sa môn Thiên 1 tay cầm thương 1 tay cầm ngọn tháp, cai quản phương bắc
      + Zōchō-ten (増長天): tăng trường thiên tay cầm thương, cai quản phương nam
      + Jikoku-ten (持国天): Trì quốc thiên tay cầm kiếm cai quản phương đông
      + Kōmoku-ten (広目天) : Quảng Mục Thhiên tay cầm bút cai quản phương tây

      Ngoài ra còn có phiên bản của các nước khác như trung quốc, bạn nào hứng thú cứ gg nhé)

      Amanojaku bắt nguồn từ truyền thuyết cổ xưa. Mặc dù nguồn gốc thực sự của chúng vẫn còn là bí ẩn, chúng được cho là hình thành từ truyền thuyết cổ xưa về thần Shinto hung dữ. Amanozako, Amenosagume và Amenowakahiko đều có chung đặc điểm của linh hồn này. Đa số tin rằng amanojaku hình thành từ một hoặc thậm chí từ tất cả các loại yêu quái trên.
      Truyền thuyết: Câu chuyện được biết đến nhiều nhất về Amanojaku là truyện về công chúa Uriko. Trong câu chuyện, một đôi vợ chồng già không có con cái phát hiện một bé gái trong trái dưa. Họ mang cô bé về nhà và nuôi nấng cô, đặt tên là công chúa Uriko. Cô bé lớn lên ngày càng xinh đẹp và một ngày nọ nhận được lời cầu hôn. Đôi vợ chồng già rất vui mừng và đi xuống phố để mua sắm chuẩn bị cho đám cưới của cô. Trước khi đi, họ dặn cô không được mở cửa cho bất cứ ai dù có thế nào.
      Chỉ một lúc sau, công chúa Uriko nghe tiếng gõ cửa “Công chúa Uriko, hãy mở cửa cho tôi!” Cô gái từ chối. Giọng nói lạ tiếp tục “Nếu cô không mở được cửa thì làm ơn mở hé cửa sổ một chút cũng được”.
      Bất đắc dĩ, công chúa Uriko đành mở hé cửa sổ. Ngay sau đó, một móng vuốt dài nhọn hoắt luồn qua khe cửa và phá tan ô cửa sổ. Đó là một con amanojaku! Con amanojakun nhảy về phía công chúa Uriko và xé nát y phục cô. Cô gái kiên cường chống trả con yêu quái, cắn lại và đánh đuổi nó nhưng cô không đủ mạnh để đấu lại nó. Con quái kết liễu cô băng 1 cú cắn vào cổ.
      Nhưng nó vẫn không dừng lại. Nó lột da công chúa Uriko để làm quần áo và đóng giả làm cô gái trẻ. Khi bố mẹ cô quay trở lại, họ bị lừa và vẫn tưởng con gái mình vẫn còn sống.
      Cuối cùng cũng đến ngày cưới. Đôi vợ chồng già đưa Uriko giả mạo đến gặp chồng chưa cưới. Một chú quạ đậu trên cái cây gần đó cảnh báo đôi vợ chồng về cô gái giả mạo. Họ giữ chặt cô dâu và đè cô xuống. Họ tắm và kỳ cọ cho đến khi lớp da ngụy trang bị lột ra và con amanojaku hiện nguyên hình.
      Amanojaku chạy bán sống bán chết nhưng đôi vợ chồng già vẫn cố đuổi theo nó. Nhiều người dân làng cùng tham gia cho đến khi toàn bộ dân làng cùng đuổi theo con quái khắp ngôi làng. Cuối cùng, họ đuổi kịp amanojaku và đánh đập nó bằng gậy gộc, đá và búa rìu. Họ đập con quỷ cho đến khi nó be bét máu và chết.
      ( bị đè dưới chân tượng )
      9. Amanozako

      天逆毎
      あまのざこ
      Tên dịch: Người phụ nữ chống lại thiên giới
      Tên gọi khác: Công chúa Amanozako, Onna tengu (Nữ thiên cẩu), Metengu (Nữ thiên cẩu), Tengu kami (Thần thiên cẩu)
      Nơi cư trú: Thiên giới

      Hình thù: Amanokazo là một loại ác thần quyền năng và đáng sợ. Hình dáng bề ngoài tương tự con người nhưng có khuôn mặt kỳ quái với chiếc mũi dài giống thiên cẩu, đôi tai treo lủng lẳng khuyên tai, hàm răng sắc nhọn với những chiếc nanh chìa ra.

      Hành vi: Ngoại hình gớm ghiếc của amanozako song hành với tính cách cáu bẳn và ngang ngược của mụ. Mụ thích đối nghịch lại đám đông và cư xử trái ngược với lẽ thường. Mụ cũng thường xuyên nắm giữ được trái tim của con người, khiến những người thông minh trở nên tự mãn và ngạo mạn hay những người ngốc nghếch không thể kiềm chế được cơn nóng giận của bản thân.

      Amanozako vô cùng kén chọn và tỉ mỉ. Khi mọi việc xảy ra không như ý mụ, mụ sẽ nổi cơn thịnh nộ khủng khiếp. Khi nóng giận, mụ có thể đánh bật vị thần quyền năng nhất văng xa cả nghìn ngôi làng chỉ với một cú ném. Hàm răng khỏe đến mức có thể cắn xé lưỡi cắt mạnh nhất. Không ai có thể chống lại được cơn giận dữ của mụ.

      Xuất xứ: Amanozako được sinh ra từ vị thần bão nóng tính Susanoo. Ông đã để cho linh hồn hung dữ và những cảm xúc tồi tệ lớn dần trong cơ thể cho đến khi chúng tụ lại thành một quả cầu lớn đến mức cuối cùng ông đã phải nôn ra nó. Quả cầu xấu xa đó đã trở thành một ác thần là amanozako.

      Những câu chuyện về amanozako đã được truyền lại từ rất xa xưa, trước cả khi lịch sử được ghi lại. Mụ được coi là tiền thân của tengu (thiên cẩu), amanojaku và các yêu quái khác có cùng thiên hướng đối nghịch và cáu bẳn như mụ.

      Amanozako có một đứa con trai, Amanosaku. Nhằm giữ được cá tính ngang ngược của mình, mụ đã sinh ra nó mà không cần người đàn ông khác. Con trai mụ quả nhiên đã được thừa hưởng sự ngang ngược của mụ và gây ra nhiều rắc rối đến mức cả tám triệu vị thần trên thiên giới cũng không thể chịu được nó. Amanosaku là một đứa trẻ kinh hoàng và ngỗ nghịch đến mức trở thành thước đo cho sự ngang ngược và xấu xa của các vị thần.

      10. Amazake Baba

      甘酒婆
      あまざけばばあ
      Tên dịch: Cam tửu bà hay Mụ phù thủy Amazake (Amazake là tên một dạng sake có vị ngọt và nồng độ cồn thấp)
      Tên gọi khác: Amazake Banba
      Nơi cư trú: Những con phố tăm tối, đặc biệt ở khu thành thị
      Thức ăn: Amazake và rượu sake

      Hình thù: Amazake baba mang hình dáng một bà già tiều tụy từ vùng Đông Bắc Nhật Bản. Trên thực tế, không thể phân biệt được mụ với một bà lão bình thường nên khó có thể nhận ra mụ là yêu quái trước khi quá muộn.

      Hành vi: Amazake baba xuất hiện vào những đêm đông lạnh lẽo, bước từ nhà nọ sang nhà kia. Mụ gõ cửa và hỏi “Nhà còn amazake không?” Những người trả lời lại, dù là có hay không, cũng sẽ mắc bệnh nặng. Nếu giữ một nhánh tuyết tùng treo trước cửa sẽ ngăn được amazake baba gọi cửa.

      Một biến thể khác của amazake baba từ tỉnh Yamanashi được gọi là amazake banba. Mụ đi đến từng ngôi nhà và cố gắng bán rượu sake và amazake. Hậu quả của việc đáp lời lại mụ tương tự như trên nhưng cách ngăn chặn mụ có chút khác biệt. Nếu bạn treo biển trước cổng nhà “Chúng tôi không thích sake và amazake”, mụ sẽ rời đến ngôi nhà khác.

      Xuất xứ: Ban đầu, amazake baba được coi là thần bệnh dịch, đặc biệt là bệnh đậu mùa. Khi dịch đậu mùa lan rộng, số lần ghé thăm của amazake cũng tăng đáng kể tại các vùng đô thị lớn khắp Nhật Bản không chỉ vùng Đông Bắc. Tin đồn về bà lão rao bán sake và amazake trên phố và reo rắc dịch bệnh tràn lan tại các thành phố lớn như Edo, Kyoto, Osaka và Nagoya. Nỗi sợ dịch đậu mùa trở thành mối lo ngại hàng đầu tại các khu đô thị lớn và cũng nhân thêm tin đồn về amazake baba.

      Từ khi dịch đậu mùa bị xóa sổ, dịch bệnh reo rắc bởi amazake baba đã chuyển sang thành cảm lạnh. Kể cả đến ngày nay, bức tượng của bà lão vẫn còn tại các thành phố lớn. Những bà mẹ đến thăm những bức tượng thường để lại amazake và sake để mong con mình sẽ không bị ốm đau.


      (còn tiếp)

      Nguồn: Horrorfc.net


      Sửa lần cuối bởi xxBlackxx; 28-09-2016 lúc 12:09.
      Trả lời kèm trích dẫn

    4. #4

      Tổng hợp các loại yêu quái Nhật bản (updating)


      11. Ame Onna

      雨女
      あめおんな
      Tên dịch: Vũ nữ-Người đàn bà mưa
      Tên gọi khác: Ame Onba
      Nơi cư trú: Những con phố và con đường tối tăm, trước kia là những đám mây và ngọn núi thánh
      Thức ăn: Chưa rõ, có thể là cơn mưa hoặc trẻ em

      Hình thù: Ame onna là loại yêu quái xuất hiện vào ngày hoặc đêm trời mưa. Chúng gọi mưa đến mọi nơi chúng đi tới và thường bị gán tội bắt cóc trẻ em hoặc cướp đi linh hồn của trẻ em. Chúng mang dáng vẻ một người phụ nữ gầy nhom, ướt đẫm nước mưa, thường liếm nước mưa đọng trên bàn tay và cánh tay như động vật hoang dã.

      Hành vi: Ame onna có mối quan hệ với tiểu vũ thần. Tuy nhiên, khác với thần linh, chúng rất tàn ác. Mặc dù những cơn mưa chúng mang đến có thể cứu ngôi làng khỏi hạn hán hay mang lại may mắn cho những người nông dân nhưng Ame onna còn có mục đích khác: Chúng dạo quanh những ngôi làng trong những đêm mưa tìm kiếm những đứa bé mới sinh. Nếu chúng tìm thấy đứa trẻ nào vừa được sinh ra đêm hôm đó, chúng sẽ cướp lấy đứa bé và mang vào bóng đêm, lấy đi linh hồn hoặc biến đứa bé thành một Ame onna khác.
      Những bà mẹ có con bị bắt đi theo cách đó thỉnh thoảng cũng sẽ trở thành Ame onna do quá đau đớn và tuyệt vọng. Mất đi ý thức, những bà mẹ này thường lang thang các con phố vào buổi tối với chiếc bao tải lớn mong tìm được thứ thay thế những gì đã bị cướp mất khi còn là con người. Họ đột nhập vào những ngôi nhà có tiếng khóc của trẻ nhỏ và bắt cóc đứa trẻ vào đêm tối.

      Nguồn gốc: Ame onna đầu tiên bắt nguồn từ tin ngưỡng dân gian cổ xưa tại Trung Quốc và Nhật Bản, nơi mà những trận mưa được mang tới bởi những vị thần nhân từ hóa thân thành những đám mây vào buổi sáng và thành những cơn mưa vào buổi tối, đi lại thường xuyên giữa mặt đất và thiên giới. Truyền thuyết kể rằng bằng cách nào đó, một vài vị thần mưa bị suy đồi và biến thành yêu quái hung dữ, từ bỏ thiên tính của mình, sống giữa loài người và ăn thịt người để sinh tồn.

      12. Amikiri

      網切
      あみきり
      Tên dịch: võng thiết -Kẻ cắt lưới
      Nơi cư trú: Làng mạc, thị trấn, đặc biệt là các làng chài
      Thức ăn: Chưa rõ

      Hình thù: Amikiri thuộc loài yêu quái giáp xác nhỏ có hình dáng giống tôm hoặc tôm hùm. Chúng có thân hình dài, mang lớp vỏ cắt khúc, mỏ chim và hai còng kéo ở hai tay. Chúng bay trong không trung như loài tôm bơi dưới nước và thường khá nhát, ít khi xuất hiện trước con người.

      Hành vi: Amikiri không tiếp xúc với con người nhiều, chỉ trừ một hoạt động đặc biệt cũng đồng thời là lý do chúng mang tên gọi “kẻ cắt lưới”. Vì lý do đặc biệt nào đó, amikiri yêu thích việc cắt lưới, có thể là lưới đánh cá, cửa chắn hoặc cửa sổ, hoặc kaya – một loại màn chống muỗi của Nhật. Mặc dù chúng không gây hại trực tiếp, loài yêu quái tinh nghịch này cũng không hoàn toàn vô hại: đời sống của ngư dân khá khó khăn, và một ngư dân có lưới đánh cá bị loài yêu quái này phá hoại có thể ảnh hưởng đến kế sinh nhai.

      Nguồn gốc: Chưa rõ nguồn gốc của Amikiri mặc dù chúng giống cả về tên và hình dáng của loài yêu quái chân khớp kamikiri. Các câu chuyện về amikiri tương đối hiếm, và tên gọi và hình dáng của chúng có thể thực sự là một lối chơi chữ; từ ami có nghĩa là lưới trong tiếng Nhật nhưng cũng là tên của một loài tôm nhỏ.

      Truyền thuyết: Một câu chuyện ở tỉnh Yamagata kể về một ngư dân ngày nọ phát hiện lưới đánh cá của hình bị cắt nát. Ông nghi rằng do Amikiri gây ra. Ngày hôm sau, ông cẩn thận cất giấu chiếc lưới trong nhà sao cho không loài yêu quái trên cạn nào có thể tìm ra. Tuy nhiên, đêm hôm đó, con Amikiri vẫn lẻn vào phòng ngủ của ông và cắt chiếc kaya che phủ chiếc giường. Người đàn ông tỉnh dậy với toàn thân bị muỗi đốt vô cùng ngứa ngáy khó chịu.


      13. Ao andon

      青行燈
      あおあんどん
      Tên dịch: thanh hành đăng -Đèn lồng xanh
      Tên gọi khác: Ao ando
      Nơi cư trú: Phòng khách, xuất hiện trong các buổi kể chuyện ma
      Thức ăn: Nỗi sợ

      Hình thù: Suốt thời Edo, một hoạt động phổ biến vào mùa hè của các lớp học quý tộc là tụ tập và kể chuyện ma hi vọng những cơn ớn lạnh có thể xua tan cái nóng thiêu đốt mùa hè. Những buổi kể chuyện ma này được gọi là hyakumonogatari kaidankai – bữa tiệc của 100 câu chuyện ma. Trong những bữa tiệc này, một trăm cây nến được thắp lên và đặt bên trong những chiếc đèn lồng giấy màu xanh, gọi là andon nhằm tạo nên không gian kỳ quái phù hợp để kể chuyện. Suốt buổi tối, người tham gia sẽ lần lượt kể những câu chuyện ngày càng kinh dị hơn về yêu quái, quỷ, hồn ma, và những thứ kỳ bí khác. Sau mỗi câu chuyện, một cây nến sẽ tắt cho đến khi còn duy nhất cây nến thứ 100, ánh lửa xanh lờ mờ tạo nên những cái bóng dài, kỳ dị bao phủ căn phòng tối tăm.
      Theo mê tín, khi ngọn nến thứ 100 bị tắt, một hồn ma thực sự sẽ xuất hiện trong bóng tối tấn công những người có mặt, tạo nên nỗi sợ cực điểm cho tất cả mọi người. Hồn ma đó được gọi là Ao andon.
      Ao andon là hiện thân của nỗi sợ của con người, được tích tụ từ nỗi khiếp sợ của những nhóm đông người. Nỗi sợ này hiện hình dưới dạng một nữ quỷ với mái tóc đen dài, làn da xanh xám, răng nhuộm đen, móng vuốt sắc nhọn và cặp sừng. Bà ta mặc một bộ kimono màu trắng hoặc xanh và phát sáng cùng ngọn lửa xanh mờ ảo.

      Hành vi: Ao andon thường xuất hiện cuối buổi tiệc, khi tất cả các ánh nến bị dập tắt. Chúng xuất hiện từ làn khói của ánh nến cuối cùng và tấn công mọi người. Cách chúng tấn công con người còn là một ẩn số; có thể chúng xẻ thịt nạn nhân một cách dã man như những truyền thuyết cổ xưa, hay chỉ đơn giản là nhảy bổ vào dọa nạn nhân trước khi họ trở về nhà. Lý do là đến khi câu chuyện ma thứ 99 được kể, những người tham gia thường đã quá sợ hãi và những bữa tiệc thường sẽ kết thúc tại đó, trước khi Ao ando có thể xuất hiện.

      Nguồn gốc: Như một câu ngạn ngữ cổ (trong cả tiếng Anh và tiếng Nhật): kể chuyện ma quỷ sớm muộn cũng gặp ma quỷ. Điều đáng sợ là chỉ cần nói về ma quỷ và linh hồn đủ lâu sẽ khiến chúng hiện thân.


      14. Amefuri Kozo

      雨降小僧
      あめふりこぞう
      Tên dịch: vũ hàng tiểu tăng-Đứa trẻ mưa rào
      Nơi cư trú: Khắp nước Nhật, xuất hiện khi trời mưa
      Thức ăn: Ăn tạp

      Hình thù: Amefuri Kozo mang hình dạng một đứa bé trai. Chúng mặc bộ kimono của trẻ em, mang guốc gỗ, đội chiếc mũ hoặc chiếc ô bằng rơm rộng vành trên đầu. Chúng thường trông không đáng yêu với thân hình béo lùn và mũi hếch.

      Hành vi: Mặc dù mang dáng vẻ trẻ con nhưng Amefuri Kozo có trách nhiệm lớn lao trong việc mang mưa đến. Bất cứ nơi nào chúng đi đến, chúng mang đến những đám mây và cơn mưa. Tại Trung Quốc cổ xưa, Amefuri Kozo được coi là tiểu đồng của thần mưa - tên tiếng Nhật là Ushi.

      Tương tác: Amefuri Kozo rất nhát và hiếm khi giao tiếp với con người. Tuy nhiên, chúng rất thích lấy trộm ô của con người và đội thay mũ. Sau đó, chúng sẽ gây ra những trận mưa rào đổ lên đầu nạn nhân.

      Nguồn gốc: Amefuri Kozo được biết đến rộng rãi kể từ khi nền công nghiệp in ấn bùng nổ ở Nhật Bản từ thời Edo. Chúng đã từng là những nhân vật phổ biến trên những ấn bản bỏ túi rẻ tiền bán trên đường phố được gọi là kibyoshi, hay Bìa sách vàng. Kibyoshi là truyện tranh châm biếm, nặng về minh họa đời sống thành thị với lối văn xuôi dễ đọc. Amefuri kozo và những yêu quái mang hình bé trai khác trở nên phổ biến trong các cuốn truyện tranh cho người trưởng thành này. Mọi người thích hình thù kỳ quái, ngốc nghếch nhưng có chút đáng yêu của chúng.

      Truyền thuyết: Những cơn mưa khi vẫn còn ánh nắng mặt trời được gọi là kitsune no yomeiri trong tiếng Nhật – đám cưới hồ ly. Kitsune (hồ yêu) tổ chức đám cưới vào lúc mưa bóng mây (mưa khi vẫn còn ánh nắng mặt trời). Trước khi kết hôn, kitsune thường thỉnh cầu Amefuri Kozo cho mưa vào ngày cưới của chúng.


      15. Aosagibi

      青鷺火
      あおさぎび
      Tên dịch: thanh lộ hỏa - Cò lửa xanh
      Tên gọi khác: Goi no hikari (Cò phát sáng ban đêm)
      Nơi cư trú: Sông ngòi, đất ngập nước, hay bất cứ nơi nào có cò và các loài chim nước

      Hình thù: Rất nhiều loài chim hóa thân thành yêu quái và có được ma thuật khi chúng sống lâu năm. Aosagiri là cái tên để chỉ một hiện tượng kỳ dị do loài cò bị biến đổi – đặc biệt là vạc. Những loài cò và chim tự nhiên khác như vịt hay chim trĩ cũng có thể có được khả năng này, mặc dù phổ biến nhất là loài cò đêm. Loài cò này được tìm thấy ở các hòn đảo hoặc bờ biển, nhất là các vùng hẻo lánh nhiều lau sậy và cây gỗ lớn. Aosagibi thường được nhìn thấy nhất vào buổi đêm trên những giống cây mà loài cò hay đậu, cạnh những con sông chúng săn mồi hoặc giống như những loài chim bay lúc chạng vạng.

      Hành vi: Những con cò sống lâu năm bắt đầu tiến hóa từ phần trước ngực phát sáng cùng với bộ lông của chúng. Chúng bắt đầu nhả ra thứ bột vàng óng ánh từ mỏ theo từng hơi thở tan vào những cơn gió. Suốt mùa thu, cơ thể chúng phát ra những tia sáng trắng xanh vào buổi tối. Hơi thở của chúng bắt đầu tạo ra những quả cầu lửa xanh sáng khi chúng bay qua triền sông hoặc những tán cây. Những trái cầu lửa này không nóng và không hề đốt cháy thứ gì mà chỉ bốc hơi vào trong những cơn gió.

      Tác động: Giống như đa số các loài chim tự nhiên, loài cò đêm khá nhút nhát và luôn tránh con người. Kể cả sau khi biến thành yêu quái, chúng vẫn khá nhát. Mặc dù việc đánh dấu chủ quyền của những loài chim tự nhiên khá phiền nhiễu (phun lửa xanh và phát tiếng gọi bầy vào những đêm mùa thu mát trời) nhưng nhìn chung Asagibi không gây hại gì cho con người. Tuy nhiên, vì trông chúng tương tự như các hiện tượng phát cầu lửa khác nên cũng cần thận trọng để tránh nhầm lẫn Asagibi với oni-bi (ma trơi) hoặc những loại ánh sáng siêu nhiên khác.



      (còn tiếp)

      Nguồn: Horrorfc.net


      Sửa lần cuối bởi xxBlackxx; 08-10-2016 lúc 11:04.
      Trả lời kèm trích dẫn

    5. #5

      Tổng hợp các loại yêu quái Nhật bản (updating)


      16. Ao nyobo

      青女房
      あおにょうぼう
      Tên dịch: thanh nữ phòng - Người đàn bà xanh
      Tên gọi khác: Ao onna (Người phụ nữ xanh)
      Nơi cư trú: Những ngôi biệt thự, nhà cổ hay tàn tích bỏ hoang
      Thức ăn: Các loại thức ăn ôi thiu hoặc con người

      Hình thù: Tại những ngôi biệt thự bị bỏ hoang suốt nhiều năm có rất nhiều mạng nhện và gián ẩn nấp. Thông thường, những con yêu quái lớn và nguy hiểm sẽ chiếm đoạt làm nơi cư ngụ, khao khát lấy lại được của cải và sự huy hoàng. Một trong số đó là Ao nyobo, linh hồn tượng trưng cho sự nghèo khó và bất hạnh. Ả ta thường mang hình dáng của một nữ quý tộc quyến rũ. Cơ thể ả khoác lên bộ kimono nhiều lớp theo phong tục cổ mặc dù chúng đã quá tàn tạ và rách mướp. Ả trang điểm khuôn mặt trắng truyền thống với đôi lông mày vẽ cao và răng nhuộm đen. Cơ thể già nua và nhăn nheo qua năm tháng chờ đợi trong những tàn tích bỏ hoang và sắc đẹp đã tan biến.

      Hành vi: Ao nyobo sinh sống trong những ngôi nhà bỏ hoang của những gia đình quý tộc suy tàn. Chúng đợi chờ trong những ngôi nhà, dành thời gian trang điểm, chải chuốt, cố gắng thay đổi diện mạo của mình để chào đón những vị khách không bao giờ tới – có thể là những người chàng trai vừa chia tay người yêu hay những người chồng vừa bỏ vợ. Nếu có bất kỳ ai đến thăm những ngôi nhà này sẽ bị Ao nyobo ăn thịt và chúng sẽ lại quay lại chờ đợi một cách vô ích.

      Nguồn gốc: Nyobo là những nữ quý tộc của nước Nhật cổ - những người phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp, có học thức và thanh cao. Họ sống trong những gia đình danh giá cho đến khi được gả cho người thích hợp. Sau khi được gả đi, họ dành cả ngày trong khu nhà riêng, đợi chờ chồng trở về mỗi đêm hoặc những tên tình nhân đến vào ban ngày. Ao, chỉ màu xanh nước biển, không phải để chỉ nước da của Ao nyobo mà thực ra để ám chỉ sự thiếu trưởng thành hoặc kinh nghiệm (giống như ý nghĩa của màu xanh lá trong tiếng Anh). Cái tên Ao nyobo ám chỉ những người phụ nữ hạ cấp trong xã hội Nhật Bản cổ - những người mà dù có cố gắng như thế nào cũng không thể sánh kịp với chồng của họ và vượt qua cái nghèo đói (“chị kế xấu xí” theo Nhật Bản cổ). Khởi nguồn từ sự lăng mạ những nữ quý tộc thất bại, tên gọi này rất phù hợp cho loại yêu quái này.

      17. Ao bozu

      青坊主
      あおぼうず
      Tên dịch: thanh phường chủ - Thầy tu xanh
      Nơi cư trú: Cánh đồng lúa mì và mạch nha, những ngôi nhà hoang hoặc đường vắng
      Thức ăn: Tùy từng vùng, thường là trẻ em

      Hình thù: Ao bozu thường được miêu tả như một thầy tu có một mắt lớn, làn da màu xanh với khả năng biến hóa siêu phàm. Tuy nhiên, tùy từng địa phương mà chúng có sự khác nhau lớn về hình dáng, kích thước, số mắt và địa bàn cư trú. Ở Okayama, chúng được miêu tả như những tên khổng lồ hai mắt sinh sống tại những ngôi nhà bị bỏ hoang. Ở các nơi khác, chúng xuất hiện ở các cánh đồng lúa hay trên những con đường tối tăm vắng ngắt.

      Tác động: Ở Shizuoka, Ao bozu được cho là hay xuất hiện vào những buổi tối mùa xuân khi mặt trời lặn trên những cánh đồng lúa mì hoặc mạch nha. Khoảng thời gian từ buổi tối đến ban ngày theo tín ngưỡng là khoảng thời gian của yêu thuật in-yo. Hơn thế nữa, những chiếc lá mạch nha non vẫn còn màu xanh lá hoặc nước biển cũng có mối liên hệ mạnh mẽ với yêu thuật này. Trẻ con chạy nhảy chơi đùa trên các cánh đồng vào buổi tối thường bị Ao bozu bắt đi. Do đó, những đứa trẻ ngoan phải về ngay nhà sau giờ học mà không được lêu lổng trên những cánh đồng!
      Ở Kagawa, Ao bozu thường xuất hiện trước những người phụ nữ trẻ vào buổi tối muộn và hỏi họ:”Cô có muốn treo cổ không?” Nếu người phụ nữ trả lời là không, Ao bozu sẽ biến mất mà không nói thêm một lời. Tuy nhiên, nếu người phụ nữ tránh mặt hắn hoặc im lặng, hắn sẽ tấn công cô ta với tốc độ ánh sáng và treo cổ cô ta lên.
      Ở Yamaguchi, chúng thường được coi như lũ quỷ nhỏ. Chúng xuất hiện trước con người trên những con đường và thách đấu sumo. Vì Ao bozu ở Yamaguchi chỉ nhỏ bằng đứa trẻ nên rất nhiều người ngốc nghếch đã nhận lời thách đấu của chúng và sau đó bị ném xuống mặt đường với sức mạnh của thánh thần và tốc độ chết người.

      Nguồn gốc: Thông tin về loại yêu quái này còn chưa nhiều. Toriyama Sekien là người đầu tiên ghi chép lại về Ao bozu và mô tả của ông chẳng có gì khác ngoài tên gọi của chúng. Từ tên gọi của chúng, chúng ta có thể thu được vài thông tin như: Từ Ao có nghĩa là xanh lá hoặc xanh nước biển, cũng đồng thời tượng trưng cho sự thiếu trưởng thành và kinh nghiệm. (Một loai yêu quái nổi tiếng khác là Ao nyobo cũng mang màu sắc đặc trưng tương tự). Mô tả gốc về loại yêu quái này là bức vẽ trắng – đen nên cũng có thể chúng không thực sự mang sắc xanh như kể trên mà chẳng qua là sự chế nhạo của Toriyama Sekien dành cho những tên thầy tu bị tha hóa và non kém. Tuy nhiên, cũng nhờ tên gọi đó, chúng thường được vẽ với tông màu xanh nhợt yếu ớt.
      Việc Ao bozu chỉ có một con mắt và ở một vài nơi được tôn kính như tiểu thần linh có nhiều điểm tương đồng với một loại yêu quái khác là hitotsume-kozo. Vì những điểm giống nhau này mà có rất nhiều giả thuyết về mối quan hệ với tín ngưỡng cổ xưa của nước Nhật cổ. Trong những tín ngưỡng nguyên thủy về pháp sư, những con quái một mắt thường bắt nguồn từ những sơn thần bị tha hóa và những linh hồn quỷ dữ và được cai quản bởi những vị thần quyền năng hơn. Chúng có thể bị giam giữ tại những bờ vịnh trong những chiếc giỏ dệt hoặc những vật dụng khác có nhiều lỗ để những con quái có hàng trăm con mắt sẽ tránh xa, sợ hãi và ghen tỵ.
      Vì có rất nhiều câu chuyện khác nhau ở các địa phương khác nhau và cũng có vô số những loại quái vật liên quan đến những thầy tu bị tha hóa nên không thể xác định chắc chắn đâu là Ao bozu thật sự.

      18. Ashura

      阿修羅
      あしゅら
      Tên dịch: Thần a-tu-la, Chiến thần trong tín ngưỡng của Ấn Độ
      Tên gọi khác: Asura
      Nơi cư trú: Shurado, một trong những cõi giới trên trời
      Thức ăn: Ăn thịt, chúng lớn mạnh khi có bạo lực và sự hủy diệt

      Hình thù: Ashura là một quỷ thần đáng sợ với nhiều mặt và nhiều tay. Bề ngoài gần như con người chỉ trừ kích thước, sức mạnh và nhiều bộ phận phụ trên cơ thể.

      Hành vi: Ashura là những chiến binh số một và sống vì các trận chiến. Chúng thích các trận đánh, chiến tranh và phá hủy mọi thứ. Chúng có cái tôi lớn; Ashura luôn muốn vượt lên trên mọi thứ, không đủ kiên nhẫn với những kẻ yếu hơn chúng và muốn giải quyết mọi vấn đề bằng bạo lực.

      Có rất nhiều loại Ashura. Một số được coi là thần linh và số khác là quỷ dữ. Ashura rất mạnh mẽ, quyền năng và nhiều tài phép. Trên nhiều khía cạnh, chúng vượt xa con người. Chúng có nhiều trải nghiệm hơn cảnh giới của loài người và sống lâu hơn nhiều. Tuy nhiên, chúng bị những khát vọng mãnh liệt chế ngự - sự phẫn nộ, niềm kiêu hãnh, bạo lực và lòng tham. Vậy nên dù rất mạnh mẽ và quyền năng nhưng chúng luôn phải chiến đấu và không bao giờ được sống thanh thản. Ashura hay đố kỵ; được đầu thai là một Ashura cũng đồng nghĩa với việc luôn bị nhắc nhở rằng cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp thế nào nếu bạn được tái sinh trên thiên đường thay vì Shurado.

      Xuất xứ: Theo Đạo Phật tại Nhật, sau khi một người chết đi, họ sẽ đầu thai làm một trong 6 cõi Phật: Tendo (thiên giới), Ningendo (trần gian), Shurado (cõi của các Ashura), Chikushodo (thú giới), Gakido (cõi ma đói) và Jigokudo (âm giới). Trong số đó, chỉ có 2 cõi được coi là tốt lành nếu được đầu thai ở đó là thiên giới và trần gian. Trong những cõi còn lại thì Jigoku là khổ cực nhất, tiếp đó là Gakido. Thú giới cũng không được coi là nơi đầu thai tốt lành vì muông thú bị nhục vọng thống trị và do đó không thể giác ngộ được. Shurado, cõi của các Ashura được coi là nơi đầu thai ít khổ ải nhất trong số đó.

      Theo một số truyền thống Phật giáo, cõi của các Ashura được coi là tầng thấp nhất của thiên giới và nằm trong các cõi đầu thai “tốt lành”. Tuy nhiên, vì các Ashura bị cảm xúc chi phối quá nhiều nên gần như không thể giác ngộ để trở thành Phật và tránh được vòng luân hồi vô hạn được. Những linh hồn được đầu thai tại cõi này thường là những người đã ăn ở tốt nhưng đã làm một số việc xấu nên không được lên thiên giới.

      19. Azuki baba

      小豆婆
      あずきばばあ
      Tên dịch: tiểu đậu bà - Mụ già đãi đậu
      Tên gọi khác: azukitogi babā (Mụ già xay đậu)
      Nơi cư trú: Những cánh rừng và đôi khi là những ngôi làng ở phía Đông Bắc Nhật Bản
      Thức ăn: Con người

      Hình thù: Những người sống ở tỉnh Miyagi kể lại về một thành viên vô cùng độc ác của gia định yêu quái Azuki. Ngoài Azuki arai ôn hòa và đáng yêu được biết đến trên toàn nước Nhật, loài yêu quái phía Đông Bắc này mang hình dáng một mụ già đáng sợ mặc đồ trắng và giọng hát khàn đặc và khủng khiếp. Azuki baba chỉ xuất hiện lúc chạng vạng – đặc biệt là vào những tối mùa thu mưa dầm hoặc sương mù. Bài hát của chúng tương tự như của azuki arai nhưng với mục đích để bắt và ăn thịt con người.

      Hành vi: Những người đã nhìn thấy Azuki baba còn sống sót chỉ nhìn thấy cái bóng trắng qua màn sương trắng dày đặc. Từ màn sương, giọng khàn đặc của một bà già đang hát bài hát kinh khủng và đếm hạt đậu khi rửa chúng trên bờ sông với chiếc rổ lọc. Những người không dừng lại lúc đó sẽ không bao giờ quay về được.

      Tác động: Mặc dù rất hung ác nhưng azuki baba hiếm gặp hơn rất nhiều so với azuki arai và thường được dùng để dọa trẻ em để thành đứa trẻ ngoan. Trong số các loại yokai liên quan đến azuki, đây là loại có khả năng thay đổi hình dạng thành các loại quỷ itachi, tanuki hay kitsune, bắt chước azuki arai vô hại để làm đứa trẻ tò mò để bắt và ăn thịt.

      20. Azuki hakari

      小豆はかり
      あずきはかり
      Tên dịch: tiểu đậu xứng - Gã đếm đậu
      Nơi cư trú: Những ngôi làng, ngôi nhà, gác xép và mảnh vườn ở thôn quê
      Thức ăn: Chưa rõ

      Hình thù: Có thể có họ hàng với azuki arai, azuki hakari hay “gã đếm đậu” là loài yêu tinh trong một số ngôi nhà hay đền chùa. Chỉ có thể nhận ra bởi âm thanh chúng tạo ra, người ta đồn rằng chúng ẩn náu trong các căn gác xép hay mảnh vườn, và thường hoạt động về đêm. Azuki hakari chưa bao giờ bị bắt gặp mà chỉ nghe về tiếng động. Mặc dù giống về tên và thói quen với các họ hàng của azuki, azuki hakari có những đặc điểm khác biệt đủ để phân
      loại thành một loại yêu quái riêng.

      Hành vi: Azuki hakari xuất hiện trong những ngôi nhà vào đêm muộn, sau nửa đêm. Đầu tiên thường là tiếng bước chân mạnh giữa căn gác xép. Ngay sau đó, những âm thanh nhịp nhàng như tiếng rắc đậu azuki khô đến gần cửa sổ hoặc cửa kéo rồi đi ra ngoài. Tiếng động lớn dần và dần chuyển thành tiếng nước bắn tung tóe và cuối cùng là tiếng geta – guốc gỗ của Nhật – đi xung quanh căn phòng. Nếu bạn mở cửa hoặc cửa sổ sẽ làm tiếng động đó dừng lại nhưng không hề nhìn thấy bóng dáng của loài sinh vật nào hay những hạt đậu, vũng nước hoặc dấu vết của thứ gì gây ra tiếng động đó.

      Vì khó bắt gặp tất cả các loại yêu azuki, rất có khả năng nhiều câu chuyện về azuki arai diễn ra gần những ngôi nhà hoặc xa sông suối, thực ra là về Azuki hakari.


      (còn tiếp)

      Nguồn: Horrorfc.net


      Trả lời kèm trích dẫn

    6. #6

      Tổng hợp các loại yêu quái Nhật bản (updating)


      21. Azuki Arai

      小豆洗い
      あずきあらい
      Tên dịch: tiểu đậu tẩy - Gã rửa đậu
      Tên gọi khác: Azuki togi (Gã xay đậu)
      Nơi cư trú: Vùng rừng núi hoang vu trên khắp nước Nhật
      Thức ăn: Chưa rõ

      Hình thù: Azuki aria là một loại yêu quái bí ẩn sống trong rừng núi trên khắp nước Nhật. Chúng có rất nhiều tên gọi địa phương, một tên gọi phổ biến khác là Azuki togi. Loại yêu quái này sống sâu trong những khu rừng và ngọn núi và dành thời gian bên những bờ suối. Ít người từng nhìn thấy chúng nhưng chúng được tả là một gã mập lùn với đôi mắt to tròn và hơi giống nhà sư. Chúng trông rất vui vẻ với nụ cười ngốc nghếch và hai bàn tay lớn với chỉ 3 ngón tay.

      Hành vi: Người ta thường nghe về Azuki aria hơn là nhìn thấy chúng. Hoạt động chính của chúng là rửa đậu đỏ bên bờ suối, hát những bài hát gớm ghiếc pha lẫn với tiếng “shoki shoki” – tiếng đậu xóc trong rổ.

      Azuki araou ka? Hito totte kuou ka? (shoki shoki)

      (dịch) Ta nên rửa đậu đỏ hay bắt con người để ăn thịt nhỉ? (shoki shoki)

      Tác động: Người qua đường nghe tiếng hát của Azuki Arai thường bị trượt ngã xuống sông, tiếng động đó cũng đủ làm con quái sợ chạy mất. Gần như những lần tiếp xúc với Azuki arai thường chỉ là âm thanh; chúng nổi tiếng nhút nhát và làm mọi thứ để lẩn trốn. Khả năng bắt chước âm thanh thiên nhiên và động vật kỳ quái của chúng cũng giúp chúng ẩn náu. Vì rất khó tìm, nên việc tìm thấy một con azuki arai được coi là điềm may.

      22. Atuikakura

      アトゥイカクラ
      あトぅいかくら
      Tên dịch: Tên tiếng Nhật của “atuy kakura” theo tiếng Anui
      Tên gọi khác: Atsuuikakura
      Nơi cư trú: Vịnh Uchiura ở Hokkaido
      Thức ăn: Chủ yếu là động vật ăn xác thối, đôi khi ăn tàu bè

      Hình thù: Atuikakura giống như một loài hải sâm khổng lồ sống dưới đáy vinh Uchiura ở Hokkaido.

      Hành vi: Atuikakura hiếm khi lộ diện do thường sống ở vùng biển sâu. Nó dành đa số thời gian ở sâu dưới biển, đôi khi bám lấy những đoạn gỗ trôi nổi đi khắp Vịnh.

      Tác động: Mặc dù hiếm khi lộ diện, Atuikakura có thể gây nguy hiểm tới tàu bè trong vùng Vịnh. Khi chúng bị quấy rầy, chúng có thể đập điên cuồng, nghiền nát hoặc làm lật tàu bè động đến chúng. Đôi khi chúng còn lầm tưởng những con thuyền gỗ thành những đoạn gỗ nổi nên bám vào và kéo chìm xuống những con sóng.

      Nguồn gốc: Atuikakura là tên dịch tiếng Nhật từ tiếng Anui của atuy kakura. Atuy theo tiếng Anui ám chỉ biển, và kakura nghĩa là hải sâm. Theo truyền thuyết địa phương, Atuikakura được sinh ra khi một mouru – quần lót truyền thống của phụ nữ Anui được giặt xuống dưới nước sông và chảy ra Vịnh. Mouru chìm xuống đáy Vịnh Uchiura và biến thành một con hải sâm khổng lồ.

      23. Bakekujira

      化鯨
      ばけくじら

      Tên dịch: hóa kình - Cá voi ma
      Tên gọi khác: hone kujira (cá voi xương)
      Nơi cư trú: Biển Nhật Bản
      Thức ăn: Không

      Hình thù: Bakekujira mang hình bộ xương cá voi bơi gần bề mặt biển, trồi lên để thở như khi chúng còn sống. Chúng kéo theo sau một loạt các loài chim kỳ lạ và cá lạ. Chúng xuất hiện vào những đêm mưa gần những ngôi làng đánh bắt cá voi ven biển.

      Tác động: Trước kia, khi còn nhiều cá voi ở vùng Biển Nhật Bản, việc cá voi xuất hiện là sự may mắn cho những cư dân ở những ngôi làng chài nghèo nàn. Một ngôi làng có thể thu được rất nhiều của cải từ thịt và dầu từ một con cá voi. Tuy nhiên, có cái giá phải trả cho số tài sản đó và nhiều ngư dân đã kể rằng những linh hồn của những con cá voi đó trở thành bakekujira, tìm cách báo thù loài người đã giết hại chúng. Những người nhìn thấy bakekujira sẽ chịu lời nguyền kinh khủng của chúng và mang về những ngôi làng của họ khi họ trở về nhà. Lời nguyền của cá voi mang đến nạn đói, bệnh dịch, hỏa hoạn và nhiều loại thiên tai khác tới những ngôi làng.

      Truyền thuyết: Một đêm mưa từ rất lâu về trước, một số ngư dân sống tại bán đảo Shimane đã chứng kiến một sinh vật màu trắng khổng lồ trồi lên bờ biển vùng Biển Nhật Bản. Không tin vào mắt mình, họ nhìn thấy một con cá voi đang bơi ngoài khơi. Hào hứng bắt lấy nó, họ tập hợp dân làng lấy giáo mác và cây lao săn cá voi và thuyền để bắt lấy con mồi.
      Họ nhanh chóng tiến gần con cá voi nhưng dù bao lần khua khoắng họ vẫn không thể chạm được vào nó. Khi họ nhìn gần hơn, qua màn đêm, vào màn nước biển dưới cơn mưa, họ đã hiểu lý do: Thứ mà họ từng nghĩ là một con cá voi trắng thực ra là một bộ xương khổng lồ bơi dưới biển mà không còn chút máu thịt nào.
      Vào khoảnh khắc đó, vùng biển trở nên sống động với một loạt cá kỳ lạ chưa ai từng nhìn thấy và bầu trời phủ kín bởi những loài chim kỳ quái mà không ai có thể nhận ra. Con cá voi ma quẫy mạnh ra biển và nhanh chóng biến mất mang theo tất cả những loại chim và cá kỳ lạ, không bao giờ xuất hiện lại.
      Những dân làng khiếp đảm trở về nhà, nhận ra bộ xương cá voi vừa rồi chính là bakekujira - hồn ma cá voi báo thù. Mặc dù con cá voi ma không bao giờ xuất hiện thêm lần nữa nhưng những ngôi làng ở Shimane có thể cảm nhận được lời nguyền của nó qua những trận hỏa hoạn và bệnh dịch hoành hành sau đó.

      24. Bakeneko

      化け猫
      ばけねこ

      Tên dịch:Hóa miêu - Yêu quái mèo, mèo ma
      Nơi cư trú: Các thị trấn và thành phố
      Thức ăn: Ăn tạp, cá, chim, động vật nhỏ và đôi khi cả con người

      Hình thù: Những con mèo hoang hoặc được nuôi trên khắp nước Nhật: trong những ngôi nhà như thú cưng hay những trang trại như mèo săn hay trong những thành phố, thị trấn thành phố như những con thú hoang. Khi những con mèo già đi, chúng bắt đầu có những sức mạnh siêu nhiên và biến thành yêu quái. Bakeneko bắt đầu biến thân trông gần như y hệt những chú mèo nuôi bình thường. Ngay sau đó chúng bắt đầu đi bằng hai chân sau. Khi chúng già đi và sức mạnh tăng lên, chúng có thể to hơn và đôi khi lớn bằng một người trưởng thành.

      Hành vi: Bakeneko sở hữu khả năng biến hình siêu đẳng và thường ẩn thân dưới dạng những chú mèo nhỏ hay con người - thậm chí cả chủ nhân của chúng. Khi ẩn thân, chúng thường ăn mặc như con người với chiếc khăn tắm quấn quanh đầu và nhảy múa vui vẻ. Rất nhiều bakeneko học nói tiếng người. Chúng có thể ăn những thứ lớn hơn cả cơ thể chúng và kể cả những chất độc mà không gặp chút khó khăn nào. Bakeneko thậm chí còn có thể ăn thịt chủ nhân của chúng và biến thành hình dạng của chủ nhân, sống thay vị trí của họ. Nếu chúng không giết chủ nhân của mình, chúng thường mang đến những lời nguyền nguy hiểm và bất hạnh cho họ. Chúng có thể triệu tập ma trơi và tạo ra những đám cháy nhà với chiếc đuôi như những ngọn đuốc châm lửa vào mọi đồ đạc bắt lửa trong nhà. Chúng cũng có thể gây rối bằng cách sử dụng xác sống như những con rối cho những mục đích bất chính. Chúng thường là mối đe dọa cho những ngôi nhà chúng sống gần.

      Xuất xứ: Bakeneko có thể xuất hiện vì nhiều lý do nhưng phổ biến nhất là bởi sống quá lâu (thường trên 13 năm), phát triển đến kích cỡ nhất định (trên 3,75 kg) hay liếm quá nhiều dầu thắp đèn. Dấu hiệu một con mèo có thể sắp thành bakeneko đó là chiếc đuôi dài bất thường. Mê tín này dẫn đến phong tục cắt bớt đuôi mèo khi còn nhỏ để ngăn chúng biến thành yêu quái.

      25. Bakezori

      化け草履
      ばけぞうり

      Tên dịch:Hóa Thảo Lí - yêu tinh zōri (dép rơm truyền thống)

      Hình thù: Những đôi dép rơm, được gọi là zori, và những loại giày dép khác bị đối xử tệ bạc và bị chủ nhân lãng quên có thể biến thành loại yêu quái tên là bakezori.

      Hành vi: Loại yêu quái mang hình dáng đôi dép này mọc chân tay và có một con mắt lớn ở giữa. Chúng chạy khắp ngôi nhà ban đêm, tạo ra những âm thành ồn ào tinh nghịch. Bakezori có một bài hát yêu thích
      khi chúng chạy khắp nhà với đôi chân nhỏ xíu:

      Kararin! Kororin! Kankororin! Managu mittsu ni ha ninmai!

      Kararin! Kororin! Kankororin! Ba con mắt và hai cái răng!

      “Ba con mắt” để chỉ ba lỗ để cắm quai guốc và “hai cái răng” ám chỉ hai miếng gỗ nhỏ làm đế guốc Nhật. Những từ khác chỉ để tạo những tiếng vô nghĩa và ngốc nghếch.


      (còn tiếp)

      Nguồn: Horrorfc.net


      Trả lời kèm trích dẫn

    7. #7

      Tổng hợp các loại yêu quái Nhật bản (updating)


      26. Baku


      ばく

      Tên dịch: Không có, chỉ dựa trên tên tiếng Hoa của cùng loại sinh vật.
      Nơi cư trú: Sâu trong những cánh rừng
      Thức ăn: Ác mộng

      Hình thù: Baku là những con quái thú mang thân gấu, đầu voi, mắt tê giác, đuôi bò và chân hổ. Mặc dù mang hình dáng kỳ quái, baku vẫn được tôn kính vì mang sức mạnh bảo vệ cái tốt và là một trong những vị thần bảo hộ loài người.

      Hành vi: Baku dõi theo con người như những vị thần bảo hộ. Họ ăn những giấc mơ của con người, đặc biệt là những cơn ác mộng. Những linh hồn quỷ dữ và yêu quái khiếp sợ baku và chạy trốn khỏi những nơi nào có baku. Vì thế, sức khỏe và may mắn đi theo baku bất cứ nơi nào họ đi tới.

      Tác động: Tên chữ và hình ảnh của baku được sử dụng như biểu tượng của sự may mắn trong các loại bùa phép trong lịch sử nước Nhật. Trước kia, người ta thường thêu chữ baku trong kanji vào gối để xua đuổi những cơn ác mộng, bệnh tật và linh hồn quỷ dữ. Hình baku dữ tợn cũng thường được chạm khắc vào khung cột ở cửa đền hay cột trụ mái đền. Đó là một trong số ít các sinh vật linh thiêng thường được tôn kính như vậy.

      Xuất xứ: Truyền thuyết kể rằng từ thuở sơ khai khi thần kinh tạo ra động vật, baku được tạo ra từ những mảnh còn lại cuối cùng. Đó là lý do chúng có hình thù quái dị và được các vị thần ưu ái.

      Ngày này tiếng Nhật baku còn để chỉ con heo vòi. Loài động vật này được đặt tên vì có bề ngoài kỳ dị giống loài quái thú linh thiêng đó.

      27. Betobetosan

      べとべとさん

      Tên dịch: Từ tượng thanh từ tiếng bước chân của chúng
      Tên gọi khác: bishagatsuku
      Nơi sống: Những con hẻm và con đường dốc chật hẹp; chỉ xuất hiện vào ban đêm
      Thức ăn: Nỗi sợ

      Hình thù: Betobetosan là một bóng ma vô hình và chỉ có thể nhận ra bởi tiếng động “beto beto” từ đôi guốc gỗ gõ xuống nền đường của chún.

      Tác động: Những người đi trên đường một mình ban đêm đôi khi bắt gặp loài yêu quái vô hại nhưng rắc rối này. Chúng bắt chước tốc độ của người đi bộ và theo họ lâu nhất có thể, tiến đến ngày càng gần hơn. Đối với nạn nhân, điều này đôi khi có thể gây ra tổn thương tâm lý. Tiếng bước chân ám ảnh theo họ mọi nơi họ đi nhưng bất cứ khi nào họ quay lại thì đều không thấy gì cả.

      Mặc dù betobetosan có thể khá rắc tối nhưng chúng không hề nguy hiểm. Khi một người nhận ra mình bị betobetosan theo đuổi thì chỉ cần đi sang lề đường và nói “mời đi trước betobetosan” là đủ để thoát thân. Những tiếng bước chân sẽ đi lên phía trước và sớm tan biến và người đó có thể yên bình tiếp tục đi bộ.
      Ở phía Bắc Fukui, betobetosan xuất hiện trong những trận mưa đá vào mùa đông lạnh giá được gọi là bishagatsuku. Tên của chúng bắt nguồn từ tiếng động “bisha bisha” từ đôi chân ma quái trên những con đường tuyết tan.

      28. Basan

      波山
      ばさん

      Tên dịch: ba san - Từ tượng thanh cho tiếng vỗ cánh của nó
      Tên gọi khác: basabasa, inu-hō-ō
      Nơi cư trú: Những cánh rừng trên núi, chỉ ở Shikoku
      Thức ăn: Gỗ than và than hồng

      Hình thù: Basan là loài chim vô cùng hiếm chỉ được tìm thấy ở vùng đồi núi Ehime trên đảo Shikoku. Chúng có kích cỡ gần bằng gà tây và hình dáng giống gà ta. Rất dễ nhận ra chúng qua bộ lông sặc sỡ và chiếc mào đỏ tươi giống như đốm lửa. Đặc điểm dễ nhận ra của chúng chính là hơi thở từ mỏ của chúng thổi ra như lửa phun từ rồng; tuy nhiên, đám lửa đó không nóng và cũng không bắt cháy các đồ vật khác. Chúng làm nhà trong những rặng tre ở nơi hẻo lánh, xa khỏi thế giới của con người. Thức ăn của chúng bao gồm gỗ than và than hồng và đôi khi chúng cũng đi quanh những ngôi làng hẻo lành vào ban đêm để kiếm ăn từ phần còn lại của những đám lửa hay than.

      Hành vi: Basan rất hiếm và chỉ sống về đêm do đó không có nhiều thông tin về hành vi của chúng. Khi vui mừng hay hoảng hốt, chúng thường vỗ đôi cánh, tạo ra tiếng basabasa đặc trưng cho tên gọi của chúng. Những người đã từng nhìn thấy kể lại rằng chúng tan biến vào không khí khi chúng biết mình bị bắt gặp

      29. Biwa Bokuboku

      琵琶牧々
      びわぼくぼく
      Tên dịch: tì bà mục – tên lấy từ 1 cây tì bà có thật trong truyền thuyết (biwa)
      Hình thù: Biwa là một loại đàn tỳ bà thường được sử dụng khi hát về những câu chuyện hay ngâm thơ.

      Hành vi: Một biwa được thiết kế hoàn mỹ và lâu đời có thể biến thành một loại nhạc cụ có thể tự chơi gọi là biwa bokuboku. Thân chúng phát triển giống như cơ thể con người và đi lang thang như một thầy tu mù, cầm một cây gậy, và chơi nhạc trên đường phố để xin tiền.

      Xuất xứ: Loại tsukumogami này có tên bắt nguồn từ chiếc biwa nổi tiếng tên là Bokuka có khả năng tự chơi đàn thần kỳ khi không có ai và âm thanh tuyệt vời đến mức có thể thu hút cả một oni.

      30. Buruburu

      震々
      ぶるぶる
      Tên dịch: Từ tượng thanh của tiếng run rẩy
      Tên gọi khác: zozogami
      Nơi cư trú: Nơi con người sinh sống
      Thức ăn: Sự hèn nhát

      Hình thù: Buruburu đôi khi được dùng để ám chỉ linh hồn của sự hèn nhát. Chúng theo sau con người và khiến họ rùng mình vì sợ hãi.

      tác động: Buruburu được sinh ra khi con người có những hành động hèn nhát như chạy trốn khỏi chiến trường. Chúng bám vào cổ áo con người và chạm vào sau gáy. Điều này khiến họ dựng tóc gáy và rùng mình run rẩy.

      Xuất xứ: Từ buruburu và zo là từ tượng thanh của Nhật của tiếng run rẩy và nỗi sợ hãi ớn lạnh. Tên gọi của chúng bắt nguồn từ tiếng run rẩy phát ra từ cột sống của con người.


      (còn tiếp)

      Nguồn: Horrorfc.net


      Sửa lần cuối bởi xxBlackxx; 23-10-2016 lúc 13:16.
      Trả lời kèm trích dẫn

    8. #8

      Tổng hợp các loại yêu quái Nhật bản (updating)


      31. Chimi
      魑魅
      ちみ
      Tên dịch: Si Mị - Ma núi
      Tên thay thế: Sudama
      Nơi cư trú: Các dãy núi, khu rừng và những khu vực hoang vu khác trên khắp nước Nhật
      Thức ăn: Nhiều loại, bao gồm cả con người
      Hình thù: Chimi là danh từ chung chỉ những loại quái vật sống trong các dãy núi, khu rừng rú, đầm lầy, núi đá và những khu thiên nhiên khác. Chúng có khuôn mặt giống con người và cơ thể quái dị. Chúng ăn xác chết, đặc biệt là nội tạng, và đôi khi mang đến dịch bệnh và những điều ma quái khác tới những nơi chúng đi đến.
      Tác động: Chimi thường hay rất phiền phức và tinh ranh khi tiếp xúc với con người. Chúng lừa gạt những người đi dạo quanh núi và khiến họ lạc đường. Khi bị cô lập, chúng sẽ tấn công và thường giết chết nạn nhân.
      Xuất xứ: Cái tên chimi bắt nguồn từ lịch sử cổ đại Trung Hoa được gọi là Sử ký Tư Mã Thiên: Chi là tên của thần núi giống hổ và Mi là thần đầm lầy mang dầu lợn rừng và thân người. Theo thời gian, tên của những vị thần này được ghép lại và trở thành từ ngữ được sử dụng cho mọi linh hồn từ thiên nhiên mang hình dáng quái dị. Tại Nhật, Chimi được coi là một dạng của thần núi.

      32. Chochin Obake

      提灯お化け
      ちょうちんおばけ
      Tên dịch: Đề Đăng Hóa - Ma đèn lồng giấy
      Hình thù: Khi chiếc đèn lồng giấy, hay còn gọi là chochin, khi được nhiều tuổi, chúng thường biến thành chochin obake. Mảng giấy rách dọc theo một nan đèn bằng gỗ, tạo thành chiếc miệng với cái lưỡi lè ra. Một hoặc cả hai mắt bật ra ở nửa trên của chiếc đèn lồng và đôi khi cả những cánh tay và chân mọc ra từ thân đèn.
      Hành vi: Giống karakasa-kozo, chúng thường không gây hại gì về mặt thể chất, chỉ đơn giản là thích gây bất ngờ và hù dọa con người, cười phá lên và lè chiếc lưỡi lớn và cặp mắt to trêu những vị khách đến nhà. Đôi khi, onryo hùng mạnh cũng thường ngụy trang thành chochin obake: Đây là một trong những trường hợp khi sinh vật siêu nhiên nguy hiểm nhất cải trang thành một trong những sinh vật vô hại và khôi hài nhất.

      33. Chopirako

      チョウピラコ
      ちょうぴらこ
      Tên dịch: Không có.
      Tên gọi khác: Thường được gọi đơn thuần là zashiki warashi
      Nơi cư trú: Trong các quán ăn và phòng khách.
      Thức ăn: Không, nhưng rất thích được cho bánh kẹo.
      Hình thù: Chopirako rất giống với zashiki warashi, chỉ khác là chúng đẹp hơn nhiều. Làn da và quần áo của chúng tỏa ra thứ ánh sáng tinh khiết và chúng xinh đẹp hơn cả khi còn sống. Chúng thường xuất hiện tại các ngôi nhà chỉ có 1 đứa bé được yêu thương và tặng nhiều quà.
      Hành vi: Giống như các zashiki warashi khác, chopirako mang lại tài lộc và của cải cho những ngôi nhà chúng ám và đem lại hạnh phúc và sức khỏe cho những thành viên trong gia đình. Chúng thường đòi hỏi nhiều thứ để chúng có thể vui vẻ hơn những zashiki warashi, nhưng đổi lại, chúng gần như luôn luôn mang lại của cải và may mắn hơn bất cứ loại ma nhà nào khác.
      Xuất xứ: Những gia đình giàu có có điều kiện thường làm đám ma xa hoa cho những đứa bé qua đời với trang phục đẹp, đồ chơi đắt tiền và căn phòng riêng cho đứa trẻ. Linh hồn của những đứa trẻ này sẽ trở lại là zashiki warashi nhưng ở một tầng lớp cao hơn. Khi đứa trẻ mất, phòng của chúng thường được biến thành miếu thờ với đầy đủ đồ chơi, sách và trò chơi mà chúng thích khi còn sống. Chopirako sống trong những căn phòng này và ít người được phép vào phòng để giữ nguyên trạng như hồn ma mong muốn.
      Một số nhà khách tại Nhật quảng cáo rằng họ bị zashiki hoặc chopirako ám để hấp dẫn những vị khách thích săn ma hoặc những người mong muốn có được vận may.

      34. Daitengu

      大天狗
      だいてんぐ
      Tên dịch: đại thiên cẩu (thiên khuyển)
      Tên gọi khác: Chúng thường được đặt những cái tên riêng
      Nơi cư trú: Trên những đỉnh núi cao, hẻo lánh
      Thức ăn: Từng loại khác nhau sẽ có thức ăn ưa thích hoặc tuân theo chế độ ăn chay hà khắc

      Hình thù: Daitengu to lớn và oai vệ hơn kotengu rất nhiều. Chúng thường xuất hiện dưới hình dáng con người; thường là người đàn ông khoác chiếc áo choàng của một thầy tu khổ hạnh, với khuôn mặt đỏ và chiếc mũi căng cứng và dài một cách khó tin (chiếc mũi càng dài thì thiên khuyển sẽ càng mạnh) và đôi cánh chim rộng mọc từ phía sau lưng. Hiếm khi chúng xuất hiện dưới hình chim nguyên thủy như các loài tengu nhỏ hơn.

      Hành vi: Daitengu sống đơn độc trên những đỉnh núi hẻo lánh, tách xa khỏi loài người. Chúng dành thời gian để suy ngẫm, ngồi thiền và hoàn thiện bản thân. Chúng sở hữu lòng tự tôn, sự uyên bác và sức mạnh vượt xa những tengu khác. Chúng cũng có thể trở nên hung dữ và khó lường nên nguy hiểm hơn rất nhiều. Trên thực tế, những thiên tai và thảm họa lớn khác thường gắn liền với cơn thịnh nộ của daitengu hùng mạnh. Tuy vậy, chúng cũng sở hữu khả năng tự kiềm chế và đôi khi sẵn sàng giúp đỡ con người khi cần thiết.

      Tác động: Qua nhiều thế kỷ, trong khi kotengu tiếp tục đe dọa con người bất cứ khi nào chúng có thể thì daitengu được cho là ít nguy hiểm với con người và trở thành các vị thần ẩn mình sâu trong những ngọn núi. Chúng ngày càng gắn kết hơn với tín ngưỡng khổ hạnh của vùng núi Shugendo. Một loại tín ngưỡng phát triển gắn liền với tengu phục tùng vào sự uyên bác của các daitengu và thờ chúng như thánh thần. Có thể chính nhờ tín ngưỡng này mà con người thực sự có thể có được sự coi trọng của các tengu. Những người đàn ông dũng cảm đã liều mình đi đến các khu vực xa xôi hẻo lánh với hy vọng có được sự uyên bác của các tengu và đôi khi, tengu sẽ tiết lộ những bí mật và truyền đạt những tri thức phép màu cho những người xứng đáng nhất. (Một trong những chiến binh nổi tiếng nhất của Nhật, Minamoto no Yoshitsune, được tương truyền là đã học được kiếm thuật từ tengu Sōjōbō.)

      Đến thế kỷ thứ 19, bản chất hiếu chiến và những hành vi xấu xa của tengu được coi là đặc trưng riêng của những vị thần giống chim quyền năng này, và những tri thức và kỹ năng của chúng trở nên phổ biến trong các tác phẩm nghệ thuật, từ những bức tranh in ukiyo-e, và rạp hát noh và kabuki. Kể từ đó, tengu trở thành một trong những sinh vật nổi tiếng và được yêu thích nhất trong văn hóa dân gian của Nhật.
      Xuất xứ: Theo Đạo Phật, tengu được sinh ra khi một người không đủ xấu xa độc ác để xuống Địa ngục nhưng quá nóng giận, kiêu ngạo, tự phụ hoặc kỳ dị để được lên Thiên giới khi chết đi. Tengu chính là hiện thân của những người này nhưng có sức mạnh và sự xấu xa đồi bại bị khuếch trương dưới dạng tà ma.

      35. Dodomeki

      百々目鬼
      どどめき
      Tên dịch: bách mục quỷ (nghĩa là rất nhiều mắt)
      Nơi cư trú: Các thành phố, thị trấn, đặc biệt là các khu chợ
      Thức ăn: Giống con người

      Hình thù: Dodomeki là những người phụ nữ bị nguyền rủa với những cánh tay rất dài và mắt chim tí hon. Chúng từng là những cô gái thích ăn trộm tiền. Vì những hành động xấu xa của mình, một ngày nọ, hàng trăm cầu mắt chim tí hon mọc ra từ cánh tay của chúng và biến thành loài quái vật này.

      Xuất xứ: Khi Toriyama Sekien lần đầu tiên miêu tả loài yêu quái này, ông đã thêm vào rất nhiều lối chơi chữ. Dodomeki được miêu tả như một người phụ nữ có cánh tay tài – “có cánh tay dài” trong tiếng Nhật cũng có nghĩa là thích ăn trộm. Do đó, dodomeki có những cánh tay dài theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
      Đồng xu hay dosen, có một lỗ ở chính giữa, và thường được gọi là chomoku, hay “mắt chim” giống hình dáng của chúng. Cách chơi chữ này để giải thích cho việc loài yêu quái này bị mọc mắt chim do ăn trộm tiền xu. Tiền đôi khi cũng có thể được gọi là oashi hay “bàn chân” vì chúng đến và đi như tự mọc chân.

      Cụm từ ashi ga tsuku là một thành ngữ quen thuộc nghĩa là “bắt quả tang người phạm tội”. Những độc giả thông minh sẽ nhận ra rằng nếu từ ashi, cũng mang nghĩa là tiền, được thay thế bởi từ chomoku, cũng có nghĩa là tiền thì cụm từ này trở thành “bị mắt chim mọc kín”.

      Truyền thuyết: Trước đây rất lâu, ở khu vực là tỉnh Tochigi ngày nay, có một nhà quý tộc tên là Fujiwara no Hidesato. Ông vừa được trao cho danh hiệu kokushi của tỉnh Shimotsuke vì sự dũng cảm chiến đấu chống lại Taira no Masakado. Một ngày kia, khi đang săn bắn tại khu mình mới mua, Hidesato đã gặp một ông lão cảnh báo rằng đã nhìn thấy một loại oni ở khu nghĩa địa cho ngựa tại Utsunomiya. Hidesato đã mang theo cung tên để đi điều tra.

      Hidesato đến khu nghĩa địa và chờ đợi đến đêm tối. Đến giờ Sửu, một con quỷ khổng lồ xuất hiện và bắt đầu ăn ngáu nghiến xác ngựa. Con quỷ cao hơn 10 feet, có bộ lông nhọn sắc và có những con mắt phát sáng trên cơ thể. Hidesato thận trọng ngắm cung tên vào một con mắt sáng nhất và bắn. Mũi tên trúng đích, con quỷ gầm lên trong đau đớn và chạy trốn vào khu rừng cho đến khi nó đến chân núi Myojin.

      Trận chiến chưa kết thúc, vì mặc dù con quỷ đã bị vết thương chí mạng nhưng nó vẫn còn nhiều sức mạnh. Từ cơ thể của nó trào ra những đám lửa. Miệng nó mở rộng và phun ra khí độc. Những dòng khí độc và cái nóng bỏng rát vượt khỏi sức chịu đựng của Fujiwara no Hidesato nên ông đã phải từ bỏ và trở về nơi ở của mình. Khi Hidesato quay trở lại ngày hôm sau, mặt đất đã bị cháy đen cả một khoảng rộng nhưng không hề có dấu vết nào của con quỷ.

      400 năm sau, trong suốt thời Muromachi, dodomeki cuối cùng cũng xuất hiện trở lại. Một ngôi làng được dựng trên trên vùng phía Bắc của núi Myojin và những thứ kỳ lạ bắt đầu xảy ra. Sư trụ trì của ngôi đền đã bị thương một cách kỳ lạ và những ngọn lửa không thể lý giải đã bắt đầu lan ra ngôi đền.Sư trụ trì mới, thánh Chitoku đức hạnh và tài phép đã được mời đến để khám phá nguyên do của những tai họa lạ kỳ này.
      Thánh Chitoku đã để ý rằng một người phụ nữ trẻ thường dừng lại trước đền thường xuyên bất cứ khi nào ông giảng đạo và nhận ra rằng đó chính là dodomeki cải trang. Con quỷ bị thương nặng đã ẩn mình trong hang động gần đó để trị thương. Nó đã biến thành một người phụ nữ trẻ và quay trở lại nơi nó bị thương để nuốt lại những dòng khí độc nó đã phun ra và thu lại số máu nó đã mất trong trận chiến với Fujiwara no Hidesato. Ngôi đền được xây trên chóp của khu vực diễn ra trận chiến và dodomeki đã gây ra những đám cháy và tấn công nhà sư để đuổi họ đi.
      Đến một ngày, thánh Chitoku chặn trước mặt con quỷ cải trang và nó đã hiện nguyên hình là dodomeki. Nó không tấn công ông. Do thường xuyên đi qua ngôi đền, nó đã ngấm những bài giảng đạo của Chitoku. Dodomeki thề rằng nó sẽ không bao giờ làm việc ác nữa. Kể từ đó, khu vực quanh núi Myojin gắn liền với Dodomeki.


      (còn tiếp)

      Nguồn: Horrorfc.net


      Sửa lần cuối bởi xxBlackxx; 23-10-2016 lúc 13:30.
      Trả lời kèm trích dẫn

    9. Hay quá mong bạn tiếp tục up nha :3
      Trả lời kèm trích dẫn

    10. #10

      Tổng hợp các loại yêu quái Nhật bản (updating)


      36. Byakko
      白虎
      びゃっこ
      Tên dịch: Bạch hổ
      Tên gọi khác: Baifu
      Nơi cư trú: Vùng trời phía tây

      Hình thù: Byakko là con hổ trắng của thiên giới. Nhà của nó nằm ở vùng trời phía tây. Nó bao gồm 7 trong số 28 chòm sao Trung Hoa, chiếm tới một phần tư bầu trời. Chòm sao tạo nên phần sau của con hổ đặt tại chòm Tiên nữ và Song ngư. Chòm sao tạo nên phần thân hổ đặt tại chòm Bạch Dương và Kim Ngưu. Chòm sao tạo nên phẩn chân trước và đầu đặt tại chòm Thợ săn.

      Tác động: Byakko là một trong các shijin, hay Tứ Linh (có bản gọi là Tứ Tượng, chữ “tượng” mang nghĩa là “biểu tượng”, những vị thần quan trọng theo quan điểm của Lão giáo. Byakko là thần bảo vệ vùng trời phía tây. Nó đi liền với hành Kim, mùa thu, Sao Vệ nữ và màu Trắng. Nó cũng là biểu tượng của cái thiện, công lý. Byakko điều khiển gió.

      Xuất xứ: Byakko và shijin khác được du nhập vào Nhật từ Trung Hoa từ thế kỷ thứ 7. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với Lão giáo, thuật phong thủy, thuật chiêm tinh, thuyết ngũ hành và một số điều thần bí khác trong lịch sử Trung Hoa. Cố đô xưa của Nhật được xây dựng dựa trên tín ngưỡng này, với mỗi góc được xây dựng theo một trong Tứ Linh. Việc khai quật các hầm mộ cổ tại Nara đã phát hiện những bức vẽ về Byakko và các Shijin khác trên tường hầm mộ.
      Vào những thế kỷ tiếp đó, niềm tin vào thuật chiêm tinh giảm sút dần và việc tôn thờ Tứ Linh dần được thay thế bởi Tứ thiên vương trong Phật Giáo. Tuy nhiên, việc sử dụng hình tượng của Tứ Linh vẫn còn được lưu truyền.

      37. Donotsura

      胴面
      どうのつら
      Tên dịch: đỗng diện - Mặt mọc trên thân
      Tên gọi khác: akahadaka
      Nơi cư trú: Chưa rõ
      Thức ăn: Chưa rõ

      Hình thù: Phần thân của Donotsura rất giống của con người chỉ trừ việc nó thiếu phần từ cổ trở lên. Hình một khuôn mặt khổng lồ hiện lên trên phần thân, giống như ý nghĩa cái tên của nó.

      Xuất xứ: Donotsura xuất hiện trong những cuốn tranh về yêu quái nhưng chỉ bao gồm cái tên và hình dáng minh họa. Giống như nhiều yêu quái trong tranh cuốn, không hề có câu chuyện nào giải thích việc nó làm hay nó đến từ đâu. Tuy nhiên, khả năng lớn xuất xứ từ cách chơi chữ. Có một thành ngữ trong tiếng Nhật - dono tsura sagete – được sử dụng để phê bình những người trơ tráo trong khi đáng lẽ phải cảm thấy xấu hổ về việc chúng đã làm. Ngụ ý của câu nói này là hạ chiếc mặt nạ trên mặt một người xuống, giống như “Sao mày dám vác khuôn mặt đó đến đây!”; tuy nhiên, hiểu theo nghĩa đen là hạ khuôn mặt xuống, giống như loài yêu quái này có khuôn mặt bị hạ xuống phần thân.

      38. Dorotabo

      泥田坊
      どろたぼう
      Tên dịch: nê điền phường - Thầy tu trên cánh đồng lúa bùn
      Nơi cư trú: Những cánh đồng um tùm không còn được sử dụng
      Thức ăn: Không, sống chỉ để báo thù

      Hình thù: Dorotabo là những hồn ma của những ông lão đã làm việc quá cực khổ trên những cánh đồng lúa của mình và rồi nhìn chúng bị bỏ hoang trong đống phế thải bởi những tên chủ vô tâm sau khi họ chết đi. Những hồn ma này thường có hình dáng giống người nhưng chỉ có 1 mắt và 3 ngón tay và thường trồi lên từ bùn đất vào ban đêm. Người ta nói rằng 5 ngón tay của con người đại diện cho ba thói xấu và hai đức tính tốt đẹp là: nóng giận, tham lam, ngu dốt, khôn ngoan và lòng trắc ẩn. Hồn ma dorotabo chỉ còn lại 3 ngón tay xấu xa vì hắn là linh hồn báo thù và giận dữ đối với những tên chủ giờ đang phá hoại thành quả của cả đời hắn.
      Hành vi: Dorotabo lang thang trên những cánh đồng um tùm cỏ dại, gầm gừ với giọng thê lương “ Trả lại cánh đồng cho ta!”. Chúng ám những cánh đồng hằng đêm, khiến những sinh vật mới tới khu đất mất ngủ. Chúng còn tiếp tục ám cho đến khi những tên chủ hoang phí thay đổi hoặc bỏ cuộc và bỏ trốn, bán cánh đồng cho người có thể chăm sóc tử tế cho cánh đồng.
      Xuất xứ: Đa số đất đai tại Nhật bao phủ bởi những vùng đồi núi không thể ở được và không thể làm nông nghiệp, vì thế phần đất có thể được con người sử dụng vô cùng quý giá. Những gia đình có thể tiết kiệm cả đời cũng chỉ mua được một mảnh đất nhỏ quý giá với hy vọng để lại chúng cho con cháu sau khi qua đời. Tất nhiên, đời con cháu không phải lúc nào cũng nghe theo nguyện vọng của đời trước, và một đứa con tiêu tán những mảnh đất được cha chúng dành dụm khó khăn mới mua được vào những thói hư tật xấu như rượu chè bài bạc thường là nguyên do tạo nên những hồn ma kỳ quái này.

      39. Eritategoromo

      襟立衣
      えりたてごろも
      Tên dịch: khâm lập y - Áo cổ đứng

      Hình thù: Eritategoromo là bộ kimono của sư trụ trì biến hình thành yêu quái. Trông nó gần giống như chiếc áo choàng làm lễ cổ đứng của một nhà sư, nhưng phần cổ áo dài nhọn biến thành chiếc mũi nhọn dài và mọc lên đôi mắt cùng bộ râu.
      Xuất xứ: Eritategoromo từng là bộ kimono mà Sōjōbō, Vua của loài thiên cẩu, từng mặc. Hắn sống trên núi Kurama, Phía Bắc Kyoto. Sōjōbō là tên yêu quái thiên giới, khôn ngoan, quyền năng và đáng sợ với sức mạnh bằng cả nghìn thiên cẩu. Hắn có khả năng dùng kiếm bậc thầy và từng đào tạo ra rất nhiều anh hùng đi vào truyền thuyết của Nhật như Minamoto no Yoshitsune. Mặc dù hắn thuộc môn phái Yamabushi và là một người thầy tuyệt vời, như các thiên cẩu khác, Sōjōbō cũng có mặt ác: Tương truyền hắn ăn thịt những đứa trẻ đi lạc sâu trong những dãy núi.
      Sōjōbō có thể không phải là thiên cẩu. Hắn được sinh ra như người bình thường và trở thành sư trụ trì đáng kính. Hắn cũng rất tự hào và nhầm lẫn tin rằng mình đã được giác ngộ, hoặc khai sáng. Mặc dù hắn dự định sẽ hóa thành Phật khi chết đi nhưng lại biến thành loài thiên cẩu ma quỷ. Dù sống trong hình dạng của thiên cẩu, Sōjōbō vẫn tiếp tục sống giống như một nhà sư, tu luyện hằng ngày và măc quần áo của sư sãi. Có thể do niềm kiêu hãnh quá lớn của Sōjōbō hoặc do đã từng được một thiên cẩu mặc lên, một linh hồn đã ám vào chiếc áo cổ đứng và biến thành loài yêu quái này.
      -----------
      *môn phái của những nhà sư chiến binh tu khổ hạnh, người mà đã nhìn thấy sức mạnh và khai sáng bằng cách sống trong những ngọn núi hiểm trở và có thiên nhiên thuận lợi

      40. Funayūrei

      船幽霊
      ふなゆうれい
      Tên dịch: thuyền u - Ma tàu
      Tên gọi khác: Ayakashi
      Nơi cư trú: Biển, đại dương, vịnh biển
      Thức ăn: Không

      Hình thù: Khi hồn ma của những người chết trên biển biến thành những linh hồn báo thù, họ trở thành một loại hồn ma tên là funayūrei. Họ là những linh hồn của những thủy thủ chết đuối, lưu lại thế giới này để tìm lại những người bạn và chiến hữu lúc xưa, để kéo họ xuống biển. Giống như những hồn ma khác, funayūrei thường mang hình dáng những xác chết mặc bộ trang phục trắng muốt. Họ thường xuất hiện vào bên đêm, khi trăng tròn hoặc trăng đầu tháng, hoặc những đêm mưa bão, sương mù, đặc biệt là Lễ Vu Lan. Ban đầu chúng xuất hiện như làn sương mù phát quang kỳ lạ, tiến gần lại và biến thành một chiếc tàu với đoàn thủy thủ ma quái.
      Tác động: Những con tàu ma Funayūrei tấn công theo nhiều cách khác nhau, đôi khi đâm sầm vào những con tàu khác, khiến chúng bị lật úp, hoặc mang đội thủy thủ ma bám lấy thành tàu và cố nhấn chìm chúng xuống nước. Những hồn ma đôi khi còn mang theo những chiếc muỗng và xô để đổ nước biển vào lòng tàu, nhấn chìm chúng và kéo thêm linh hồn gia nhập đội quân của mình. Đôi khi, đội quân funayūrei có thể không chỉ gồm một đội quân lớn gồm những hồn ma hình người mà còn có thể có một hồn ma khổng lồ trồi lên từ biển để lật úp những chiếc tàu ngay lập tức. Hồn ma này thường cần một chiếc thùng từ đội quân để trút nước vào khoang tàu và nhấn chìm tàu. Những con funayūrei khổng lồ này thường bị nhầm với yêu quái umi-bozu có hình dạng và tấn công theo các tương tự.
      Tương truyền rằng một thủy thủ thông minh có thể chiến thắng funayūrei bằng cách mang ra những chiếc muỗng và xô có lỗ thủng. Nhờ thế mà dù những hồn ma có cố gắng đến đâu cũng không thể nhấn chìm tàu. Để tránh gặp những chiếc tàu ma này, có thể lái tàu xuyên qua những ảo ảnh thay vì cố tránh va chạm tàu – mặc dù có thể có rủi ro là chiếc tàu đó là tàu thật chứ không phải ảo ảnh. Một số thủy thủ có thể thoát khỏi cơn thịnh nộ của funayūrei bằng cách ném thức ăn và lương thực dự trữ để cống nạp cho những hồn ma đói sẽ đuổi theo thức ăn thay vì đoàn thủy thủ.


      (còn tiếp)

      Nguồn: Horrorfc.net


      Trả lời kèm trích dẫn

    Đánh dấu

    Quyền viết bài

    • Bạn không thể đăng chủ đề mới
    • Bạn không thể gửi trả lời
    • Bạn không thể gửi đính kèm
    • Bạn không thể sửa bài
    •  

    Theo giờ GMT +7. Bây giờ là 21:44.

    Powered by vBulletin.
    Copyright© 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.
    Board of Management accepts no responsibility legal of any resources which is shared by members.