oOo VnSharing oOo

Go Back   Diễn đàn > Fan Clubs > Horror FC >

Trả lời
Kết quả 11 đến 16 của 16
 
  • Công cụ
  • Hiển thị
    1. #11

      Tổng hợp các loại yêu quái Nhật bản (updating)


      41. Furaribi
      ふらり火
      ふらりび
      Tên dịch: Aimless Fire (Lửa vô định)
      Tên gọi khác: buraribi, sayuribi
      Nơi cư trú: Bờ sông
      Thức ăn: Không

      Hình thù: Furaribi là 1 sinh vật nhỏ, lơ lửng và cuộn tròn trong ngọn lửa. Nó thường xuất hiện vào đêm muộn ở gần bờ sông. Furaribi có thân hình của một con chim và khuôn mặt khá giống loài chó. Nó là một loại Hi-no-tama, hay còn gọi là hỏa cầu quái. Nó không làm gì nhiều ngoài việc lơ lửng vô định, đúng như tên gọi của mình.
      Nguồn gốc: Furaribi được tạo ra từ những tàn tích của một linh hồn chưa được đầu thai hoàn toàn sang kiếp khác. Điều này phần lớn là do linh hồn ấy chưa nhận được những nghi thức tang lễ hoàn chỉnh sau khi chết đi. Nhật Bản có rất nhiều các nghi lễ quan trọng được tổ chức tại những khoảng thời gian cố định sau nhiều năm dành cho người đã mất – và việc thiếu đi một trong những nghi lễ này cũng có thể khiến một linh hồn lạc lối và không thể yên nghỉ. Furaribi chính là một ví dụ của những linh hồn ấy.
      Truyền thuyết: Trong những năm cuối thế kỉ 16, Toyama được cai trị bởi một samurai tên là Sassa Narimasa. Narimasa có một nàng hầu thiếp vô cùng xinh đẹp tên là Sayuri trong khu nhà của mình. Sayuri không được lòng những hầu gái và những người phụ nữ sống cùng Narisama. Họ ghen tị với vẻ đẹp của cô và tình cảm mà Narimasa dành cho cô. Đến một ngày, những người phụ nữ này lên âm mưu hảm hại Sayuri, họ tung tin đồn rằng cô đã phản bội Narisama, rằng cô có quan hệ bất chính với một tên đầy tớ của ông. Narisama đã điên cuồng ghen tuông và ra tay sát hại Sayuri, rồi sau đó đem xác cô tới dòng sông Jinzuu. Hắn treo xác cô lên cành cây, và bằng thanh kiếm của mình, hắn xẻ xác cô thành từng miếng nhỏ. Hắn tiếp tục bắt giữ toàn bộ gia đình của Sayuri, với tất cả 18 người, sát hại họ đúng như cách mà hắn đã làm với Sayuri. Sau đó, những linh hồn thống khổ của họ lang thang vô định bên bờ sông mỗi đêm và được gọi là Furaribi.
      Tương truyền rằng, nếu bạn xuống ven sông vào đêm muộn và gọi to: “Sayuri, Sayuri!”, một cái đầu bị cắt lìa, trôi nổi sẽ xuất hiện, đang giằng xé mái tóc của mình trong cơn cuồng nộ của hận thù. Về phần Sassa Narimasa, về sau đã bị đánh bại bởi Toyotomi Hideyoshi. Nhiều người cho rằng, thất bại của ông trước Hideyoshi là lời nguyền báo thù của hồn ma Sayuri.

      42. Furutsubaki no Rei

      古椿の霊
      ふるつばきのれい

      Tên dịch: cổ xuân - Linh hồn cây sơn trà già
      Nơi cư trú: Cây Sơn trà
      Thức ăn: Nước, đất và ánh sáng

      Hình thù: Trong văn hóa dân gian Nhật Bản, gần như mọi thứ, khi đạt đến một độ tuổi nhất định, có thể biến thành một loại linh hồn và trở thành yêu quái. Khi cây Sơn trà (một giống hoa trà của Nhật Bản hay còn gọi là hoa hồng của mùa đông) già đi, linh hồn của nó có khả năng tự tách ra khỏi thân cây, cùng với những sức mạnh kỳ lạ khác được sử dụng để bỏ bùa và lừa con người.

      Xuất xứ: Sơn trà là loài cây xanh kỳ lạ, hoa của nó không rơi dần từng cánh hoa mà rơi tất cả một lượt. Vì thế nó từ lâu đã bị gắn với cái chết và sự kỳ dị tại Nhật (đồng thời người ta cũng kiêng mang loài hoa này đến tặng ở bệnh viện hoặc người bị ốm).

      Truyền thuyết: Xa xưa tại tỉnh Yamagata, có hai thương lái đang đi bộ trên đường núi thì thấy một cây Sơn trà. Đột nhiên một người phụ nữ trẻ xinh đẹp xuất hiện trên đường bên cạnh một thương lái. Cô ta hà hơi vào người thương lái và ngay lập tức anh ta biến thành một chú ong. Cô gái sau đó biến mất vào thân cây Sơn trà, và con ong đi theo cô, đậu trên một bông hoa. Tuy nhiên, mùi hương tỏa ra từ cái cây biến thành một chất độc và ngay khi con ong ngửi mùi đó, nó rơi ngay xuống đất. Bông hoa cũng tơi xuống ngay sau đó. Người thương lái còn lại nhặt cả con ong và bông hoa và mang tới một ngôi đền gần đó để cứu bạn của mình. Sư trụ trì cầu khấn và đọc Kinh cho chú ong nhưng đáng buồn thay nó đã không sống lại hay trở lại hình người. Sau đó, người thương lái còn lại đã chôn con ong và bông hoa cùng nhau.
      Ở tỉnh Akita, ngày xưa, một người đàn ông nghe thấy một giọng nói buồn và cô đơn phát ra từ cái cây một buổi tối nọ. Một vài ngày sau, một thiên tai đã ập đến ngôi đến. Thiên tai đã lặp đi lặp lại và ngay lập tức những nhà sư ở ngôi đền đã nhận ra rằng mỗi khi cây Sơn trà khóc sẽ là điềm báo một điều xấu sắp xảy ra. Cái cây sau đó được gọi là Yonaki Tsubaki hay “cây Sơn trà khóc đêm”, và vẫn còn sống đến ngày nay trong ngôi đền Kanman-ji suốt hơn 700 năm qua.
      Ở Ogaki, Gifu, có một ngôi mộ cổ xưa. Một năm nọ, các nhà sử gia đã khai quật ngôi mộ và phát hiện một vài mẫu vật cổ xưa, bao gồm một chiếc gương và vài mảnh xương; tuy nhiên, ngay sau đó người đàn ông phát hiện ra các mẫu vật đã chết. Người dân tại đó cho rằng là do lời nguyền và đã trả lại các mẫu vật về ngôi mộ, trồng cây Sơn trà trên đó. Khi cây Sơn trà già đi, nó biến thành cây yêu quái. Sau đó, hình một người phụ nữ trẻ xinh đẹp thường được nhìn thấy bên đường gần ngôi mộ vào ban đêm.

      43. Furuutsubo

      古空穂
      ふるうつぼ
      Tên dịch: cổ không - Bao đựng tên cũ

      Hình thù: Furuutsubo là những chiếc bao đựng tên được yêu mến của những cung thủ bị giết một cảnh bi thảm. Những chiếc bao này – cùng với áo giáp đã nhận được sức sống từ nguồn năng lượng sót lại của chủ nhân của chúng. Chúng bắt đầu tự di chuyển xung quanh.
      Truyền thuyết: Furuutsubo nổi tiếng nhất là chiếc bao đựng tên của Miura Yoshiaki, một chiến binh sống vào cuối thời Heian. Yoshiaki là một chiến binh dũng cảm với kiếm thuật và cung thuật thiện nghệ. Trong trận chiến Genpei, ông đã chiến đấu chop he của Minamoto. Khi bị kẻ thù bao vây tứ phía, Yoshiaki đã sắp xếp cho gia đình chạy trốn khỏi phủ. Sau đó, khi một vài người sống sót đã chạy thoát an toàn, chỉ còn mình ông ở lại. Yoshiaki đã ở lại để bảo vệ phủ chống lại quân địch xâm chiếm. Ông đã hy sinh tính mạng của mình. Sau cái chết anh hùng của ông, chiếc bao đựng tên yêu quý của ông vô cùng đau đớn trước cái chết của chủ nhân. Nó đã sống dậy và biến thành loài yêu quái này.

      44. Futakuchi onna

      二口女
      ふたくちおんな
      Tên dịch: Nhị khẩu nữ
      Nơi cư trú: Thường xuất hiện ở những người phụ nữ đã kết hôn
      Thức ăn: Như người bình thường chỉ ăn khỏe gấp đôi

      Hình thù: Những gia đình có kho lương thực bị cạn kiệt trong khi những người phụ nữ trong nhà ăn uống rất ít có thể chính là nạn nhân của sự phá hoại của futakuchi onna. Futakuchi onna có bề ngoài như những người phụ nữ thông thường cho đến khi bí mật kinh khủng của họ bị tiết lộ: Đăng sau hộp sọ, ẩn dưới mái tóc dày và dài là chiếc miệng thứ hai với đôi môi to và dày và đầy răng. Chiếc miệng thứ hai này rất phàm ăn và dùng những sợi tóc dài như những chiếc vòi để nhặt lấy mọi thức ăn nó có thể tìm thấy.

      Xuất xứ: Trong truyền thuyết dân gian ở phía đông của Nhật, futakuchi onna thường được coi là những yama-uba (Một trong những loại yêu quái của Nhật, là những phụ nữ phải chịu đựng những lời nguyền rủa và những căn bệnh dị thường.) có thể thay đổi hình dáng thành những người phụ nữ trẻ. Ở phía Tây, chúng thường là những kumo thay đổi hình dạng hoặc những con nhện có ma thuật. Trong những câu chuyện khác, không liên quan đến bản chất thật của chúng, loài yêu quái này được sử dụng như một thứ hình phạt đối với những người đàn ông hoặc phụ nữ tham lam cho sự gian ác và sự bủn xỉn keo kiệt.

      Truyền thuyết: Tại một làng nhỏ ở Fukushima có một kẻ hà tiện sinh sống, vì không thể chịu phải tốn tiền để nuôi một gia đình, nên lão sống hoàn toàn cô độc.Một ngày, lão gặp một người phụ nữ không ăn gì cả, và ngay lập tức lấy làm vợ. Bởi vì cô gái chẳng bao giờ ăn gì, mà vẫn tần tảo làm lụng, lão già hà tiện cực kì sung sướng, thế nhưng những kho thóc của lão cứ giảm đi nhanh chóng mà lão không hiểu vì sao.
      Một ngày, lão giả vờ đi làm, nhưng thay vào đó lại trốn vào phía sau để dò xét người vợ mới. Cô vợ cởi tóc ra, để lộ cái miệng thứ hai ở sau đầu với đầy răng lởm chởm. Mái tóc của cô vươn ra như những xúc tu để lấy gạo và đưa chúng vào cái miệng đó với tiếng nhai vui vẻ và giọng nói khàn khàn, thô tục.
      Lão hà tiện vô cùng sợ hãi và quyết định li dị người vợ. Tuy nhiên, cô vợ đã biết thừa kế hoạch của lão trước khi lão kịp hành động. Và cô bẫy lão trong chiếc khăn tắm và mang vào ngọn núi. Lão hà tiện trốn thoát và trốn trong đầm lầy lily nặng mùi, nơi mà futakuchi onna không thể tìm thấy.
      Một câu chuyện khác kể về một mụ dì ghẻ gian ác thường xuyên mang rất nhiều thức ăn cho con đẻ của mình để mặc cho con ghẻ bị đói khát. Dần dần, cô con chồng đau yếu đi cho đến khi bị chết đói. 49 ngày sau đó, mụ dì ghẻ bị một cơn đau đầu khủng khiếp. Đằng sau xương sọ của mụ bị mở hoác ra, với đôi môi, những chiếc răng và lưỡi. Cái miệng mới làm mụ đau đến cho đến khi nó được cho ăn và rít lên với giọng nói của cô con ghẻ đã chết. Kể từ đó, mụ dì ghẻ luôn phải cho ăn cả hai cái mồm và luôn cảm thấy cơn đói của cô con ghẻ đã bị mụ giết chết.


      45. Gaki

      餓鬼
      がき

      Tên dịch: Ma đói hay ngạ quỷ; những linh hồn khốn khổ trong vũ trụ học Phật giáo
      Nơi cư trú: Gakidō (餓鬼道- ngạ quỷ đạo), cõi khổ ải và đói khát.
      Thức ăn: Gaki ăn mọi thứ nhưng không bao giờ thỏa mãn cơn đói khát.

      Hình thù: Gaki là những linh hồn sống trong khổ ải và chịu đau đớn giày vò thường xuyên. Chúng có bề ngoài khá giống con người nhưng có phần bụng trương phềnh và chiếc miệng và cổ họng không hoạt động. Chúng cư trú trong cõi Gakidō. Đó là một nơi khô cằn, toàn sa mạc, đất thải, và địa hình khắc nghiệt.
      Hành vi: Gaki luôn đói khát. Có rất nhiều loại gaki, mỗi loại chịu hình phạt theo những cách khác nhau liên quan đến tội lỗi họ đã phạm phải vào kiếp trước. Một số không thể ăn uống gì cả. Dù chúng có cố ăn, thức ăn ngay lập tức bốc cháy và biến mất. Những gaki này chỉ có thể ăn loại thức ăn đặc biệt của phật tử. Một số loại chỉ có thể ăn những thứ bẩn thỉu như phân, chất nôn, xác chết… Những loại khác không gặp phải vấn đề về thức ăn. Tuy nhiên, dù chúng có ăn bao nhiêu, cơn đói khát cũng không bao giờ được thỏa mãn.
      Tác động: Trong Phật giáo, một loại nghi lễ đặc biệt gọi là segaki (施餓鬼- Thi ngạ quỷ) được thực hiện trong suốt mùa Obon để xoa dịu cơn đau đớn của các gaki. Trong nghi lễ này, gạo và nước được cúng trên một bàn thờ đặc biệt,cách xa những bức tượng Thần hay Phật nào. Những gaki sẽ được mời gọi đến ăn trong khi con người cầu nguyện cho chúng.
      Xuất xứ: Nơi gaki sinh sống được coi là một trong bốn loại tái sinh “không hạnh phúc”. Trong đó, cõi gaki ở trên một bậc so với cõi Jigoku (地獄 – địa ngục)– Điểm khác biệt chính giữa 2 cõi này là những linh hồn ở Jigoku bị giam giữ trong tù còn Gaki được tự do bên ngoài.
      Ngày nay, từ Gaki còn là một tính từ xấu để miêu tả một đứa trẻ. Điều này xuất phát từ quan niệm trẻ con luôn muốn ăn thật nhiều và không bao giờ thỏa mãn với những thứ chúng có.


      (còn tiếp)

      Nguồn: Horrorfc.net


      Sửa lần cuối bởi xxBlackxx; 27-11-2016 lúc 12:24.
      Don't know who I am?
      Call me the
      Fate
      Trả lời kèm trích dẫn

    2. #12

      Tổng hợp các loại yêu quái Nhật bản (updating)


      46. Gangikozō
      岸涯小僧
      がんぎこぞう

      Tên dịch: ngạn nhai tiểu tang- Tiểu linh đồng bên bờ sông
      Nơi cư trú: Những con sông và bờ sông
      Thức ăn: Cá

      Hình thù: Gangikozō là linh hồn nước trông giống khỉ nhiều lông lá sống ở gần sông hồ. Chúng sống dọc theo bờ sông để bắt cá. Cơ thể chúng được phủ một lớp lông và mái tóc trên đầu chúng theo kiểu okappa một thời rất thịnh hành ở Nhật. Điểm đặc biệt nhất ở chúng là bàn tay và chân có màng như chân vịt và những chiếc răng dài sắc và lởm chởm. Chúng là họ hàng gần gũi của kappa.
      Hành vi: Gangikozō không bao giờ sống xa bờ sông, và điều này có lý do riêng. Theo một truyền thuyết, chúng là dạng biến thể của kappa. Trong rất nhiều truyền thuyết, kappa biến đổi từ những linh hồn sông sang những linh hồn núi lông lá khi đổi mùa. Chi tiết câu chuyện khác nhau đôi chút giữa các vùng. Tuy nhiên, tại tỉnh Yamaguchi, có một linh hồn núi lông lá tên là takiwaro biến hình thành linh hồn nước tên là enko (một dạng của kappa). Một số nhà văn hóa dân gian tin rằng Gangikozō là một loại takiwaro và do đó đơn thuần là một biến thể của kappa. Điều này giải thích vì sao rất ít thông tin về chúng.
      Tác động: Gangikozō thường sống xa con người nhưng đôi khi chạm mặt những ngư dân gần bờ sông chúng sinh sống. Khi gặp Gangikozō, những ngư dân thường để lại những con cá to nhất rẻ nhất ở bờ sông để cúng tế.
      Xuất xứ: Gangikozō không xuất hiện trong bất cứ truyền thuyết địa phương nào mặc dù có một số loài yêu quái trông khá giống chúng xuất hiện trong những câu chuyện đó. Bản ghi chép đầu tiên và duy nhất về chúng là trong Bách khoa toàn thư yêu quái của Toriyama Sekien. Do đó cũng có thể gangikozō do Toriyama Sekien tạo nên dựa trên rất nhiều truyền thuyết về Kappa biến thể.
      Theo Mizuki Shigeru, cái tên gangikozō có thể viết theo bộ Kanji: 雁木小僧. Những ký tự này cũng có nghĩa là “cầu cảng” hoặc “bánh răng” tùy theo hoàn cảnh. Cách viết này vừa phản ánh nơi cư trú của gangikozō cũng như hàm răng nhọn hoắt của nó.

      47. Garappa

      ガラッパ
      がらっぱ

      Tên dịch: Cách gọi kappa của địa phương
      Tên thay thế: Gawappa
      Nơi cư trú: Sông, hồ, ao, suối, chỉ ở Kyushu
      Thức ăn: Ăn tạp giống kappa

      Hình thù: Garappa là những linh hồn sông tại các đảo ở Kyushu miền Nam nước Nhật. Chúng là họ hàng gần của kappa và trông rất giống chúng, do đó, hai loại yêu quái này thường bị nhầm lẫn với nhau. Có một số điểm khác biệt quan trọng. Về ngoại hình, garappa gần như y hệt kappa, điểm khác biệt lớn nhất là tay chân của garappa dài hơn nhiều của kappa. Khi garappa ngồi xuống, đầu gối của chúng cao vượt đầu, còn kappa thì không. Nhờ tay chân dài như vậy nên khi đứng thẳng garappa cao hơn kappa nhiều. Garappa mặt hơi dài hơn và thon hơn.
      Hành vi: Garappa hay rụt rè và khó gặp hơn kappa nhiều và thường tránh những nơi đông dân cư. Thay vào đó, chúng thường đi lại giữa những dòng sông và núi đồi. Chúng thường sống thành những nhóm nhỏ hoặc một mình. Vì hay xấu hổ nên thường chỉ nghe thấy tiếng của chúng. Chúng có hai tiếng gọi khác nhau “hyo– hyo–,” và, “foon-foon-foon.”
      Tác động: Mặc dù garappa khó gặp hơn kappa nhưng chúng có mối quan hệ với loài người khá tương đồng với kappa. Chúng rất thích những trò đùa và nghịch ngợm, và gây bất ngờ con người trên đường núi, hoặc lừa đảo du khách để họ bị mất phương hướng. Garappa khỏe hơn con người và dễ dàng lấn át những người đàn ông trưởng thành to con hơn chúng. Chúng đặc biệt thích đấu sumo và rất lành nghề. Garappa cũng rất cuồng dâm và thường hãm hiếp phụ nữ.
      Mặc dù nổi danh với những trò lừa đảo, garappa lại tuyệt đối giữ lời hứa của mình. Khi bị bắt hoặc thua con người trong một cuộc thi, chúng thường bị buộc hứa ngừng làm chết đuối người, chơi khăm, gây ồn ào trong rừng… Hơn một thế kỉ qua, phái Shinto tôn kính garappa đã cố gắng để buộc Garappa hứa ngưng làm điều ác; kết quả là garappa đã tấn công con người ít hơn theo thời gian. Garappa cũng thỉnh thoảng phục vụ con người bằng cách đánh bắt cá, trồng lúa, và chúng được coi là đã có công dạy người cổ ở Kyushu nghệ thuật làm thuốc đắp.




      (còn tiếp)

      Nguồn: Horrorfc.net


      Sửa lần cuối bởi xxBlackxx; 15-12-2016 lúc 09:14.
      Trả lời kèm trích dẫn

    3. #13

      Tổng hợp các loại yêu quái Nhật bản (updating)


      48. Gashadokuro
      がしゃどくろ
      Tên dịch: Từ tượng thanh; tiếng khò khè của bộ xương
      Tên gọi khác: ōdokuro (bộ xương khổng lồ)
      Nơi cư trú: Bất cứ đâu, thường ở gần khu nghĩa trang hay chiến trường.
      Thức ăn: Không nhưng thích ăn thịt người.
      Hình thù: Gashadokuro là một bộ xương khổng lồ lảng vảng ở vùng nông thôn vào lúc nửa đêm. Tiếng hàm răng lập cập và tiếng khò khè của bộ xương cùng với tiếng “gachi gachi”, là xuất phát cho tên gọi của loại yêu quái này. Nếu chúng bắt gặp con người vào đêm muộn trên những con đường, Gashadokuro sẽ nhẹ nhàng trèo lên và bắt nạn nhân của chúng, nghiền nát họ bằng tay hoặc cắn rụng đầu của họ.
      Xuất xứ: Những người lính chôn thân mình trên chiến trường và nạn nhân của nạn đói, chết mà không ai biết hoặc ở những vùng hoang vu nên thường ít khi được mai táng cẩn thận. Không thể thanh thản ra đi, linh hồn của họ được tái sinh thành những hồn ma đói, luôn khao khát về những thứ từng có. Những người này chết trong giận dữ và sự đau đớn trong tim và năng lượng đó còn tồn tại rất lâu sau khi da thịt họ bị thối rữa. Khi cơ thể bị phân hủy, cơn giận dữ của họ đã trào lên thành một sức mạnh – một mối hận với những người còn sống và sự hận thù này đã biến họ thành một dạng siêu nhiên. Khi những chiếc xương của các nạn nhân tập hợp lại sẽ tạo thành một con quái vật xương khổng lồ được gọi là Gashadokuro.
      Do quá lớn và mạnh, Gashadokuro không thể bị giết và tồn tại đến khi năng lượng và dã tâm tích tụ trong cơ thể chúng hoàn toàn cạn kiệt. Tuy nhiên, vì cần nhiều cái xác để tạo thành một bộ xương khổng lồ nên những con quái vật gớm ghiếc này khá hiếm gặp vào ngày nay. Trước kia khi chiến tranh và nạn đói ở khăp mọi nơi thì lại khác.
      Truyền thuyết: Những ghi nhận sớm nhất về Gashadokuro là từ hơn 1000 năm trước khi xảy ra cuộc bạo loạn đẫm máu chống lại Chính phủ do một samurai tên là Taira no Masakado cầm đầu. Con gái của ông, công chúa Takiyasha là một nữ phù thủy nổi tiếng. Khi Masako cuối cùng bị giết hại, con gái ông đã tiếp tục sự nghiệp của cha mình. Bằng cách sử dụng ma thuật đen, cô đã triệu hồi một bộ xương khổng lồ tấn công thành phố Kyoto. Con quái vật của cô đã được miêu tả trong bức tọa nổi tiếng của Utagawa Kuniyoshi

      49. Genbu

      玄武
      げんぶ
      Tên dịch: huyền vũ - Chiến binh đen
      Tên gọi khác: genten jōtei (Hắc đế của Thiên giới), showan’ū
      Nơi cư trú: Vùng trời Bắc
      Hình thù: Genbu mang hình dáng kết hợp của một con rùa lớn và một con rắn. Đôi khi mang hình thù cả hai sinh vật này đi cùng nhau– một con rắn quấn quanh một con rùa – và đôi khi lại là sự kết hợp thành một sinh vật huyền ảo rắn-rùa. Nhà của ông ở vùng trời phía Bắc, trải dài suốt 7 chòm sao trong tổng 28 chòm của Trung Hoa, chiếm đến một phần tư bầu trời. Chòm sao tạo nên cổ rắn là chòm Nhân Mã. Những chòm sao tạo nên hình mai rùa là chòm Ma Kết, Bảo Bình và Phi Mã. Chòm sao tạo nên đuôi rắn là chòm Phi Mã và Thiên Nữ.
      Tác động: Genbu là một trong những shijin, hay còn gọi là Tứ linh, là những nhân vật thần thoại trong Đạo giáo. Genbu là thần cai quản phía Bắc. Ông cũng được gắn với một trong những ngũ hành là nước, gắn với mùa đông, sao Thủy và màu đen. Ông đại diện cho tri thức và điều khiển cái lạnh. Ông được thờ trong đền Genbu, phía Bắc thành cổ Kyoto.
      Xuất xứ: Genbu được đặt tên khác với những shijin khác; khác với cách đặt tên theo kiểu trực tiếp miêu tả một màu sắc hoặc một loài động vật như Rùa đen. Tên của ông viết là Gen, nghĩa là Đen, huyền bí, và Bu, nghĩa là chiến binh. Từ rùa không có trong tên của ông vì mang nghĩa xấu trong tiếng Hoa. Vì vậy cách đặt tên uyển ngữ này đã được sử dụng để ám chỉ Rùa đen. Tên của ông xuất phát từ một truyền thuyết của Trung Quốc kể về một vị thần Đạo giáo tên là Xuan Wu (phiên âm tiếng Hoa của Genbu). Xuan Wu là một hoàng tử sống tại miền Bắc Trung Hoa thời tiền sử. Ông sống giữa núi đồi, xa khỏi con người, nơi ông theo học Đạo giáo như một thầy tu khổ hạnh. Ông đã được học rằng để đạt được cảnh giới của thần, ông cần phải thanh tẩy cả cơ thể và tâm hồn. Mặc dù linh hồn của ông đã được khai sáng nhưng ông vẫn phải ăn những loại thức ăn trần tục và vì vậy tội lỗi vẫn ẩn náu trong dạ dày và ruột của ông. Vì vậy ông đã lấy chúng ra, rửa sạch tại một dòng sông để thanh tẩy chúng. Khi làm vậy, dạ dày của ông biến thành một con quỷ rùa khổng lồ và ruột biến thành một con quỷ rắn. Những con quỷ bắt đầu xâm lấn các vùng nông thôn. Xuan Wu đã chế ngự chúng, và thay vì diệt trừ, ông cho phép chúng chuộc tội bằng cách hầu phục ông. Chúng trở thành hai vị tướng của ông: rùa và rắn. Đây chính là hai vị tướng đã trở thành biểu tượng của Xuan Wu hay còn gọi là Genbu.
      Genbu được gắn với năng lượng cực âm – sức mạnh của bóng tối – và tại Trung Hoa cổ xưa đã được thờ tụng như vị thần của mặt trăng (một sức mạnh cực âm khác) cùng với việc trở thành vị thần cai quản phương Bắc. Vì phần mai rùa giống một bộ áo giáp nên Genbu cũng được xem như là thần chiến binh. Mai rùa là biểu tượng cho thiên giới và mặt đất, với phần mặt phẳng phía dưới tượng trưng cho mặt đất và phần vòm phía trên biểu tượng cho thiên giới. Vì mai rùa là một công cụ phổ biến dùng trong chiêm tinh, Genbu cũng đồng thời được xem như mang sức mạnh dự đoán tương lai và năng lực di chuyển giữa vùng đất của sự sống và của cái chết. Rùa là biểu tượng của sự bất tử trong khi rắn là biểu tượng của sự tái sinh và nhân rộng. Người ta tin rằng tất cả rùa là nữ giới và phải kết hợp với rắn để sinh sản. Sự kết hợp này tạo ra biểu tượng không chỉ của sự trường tồn và sinh sản mà còn là cân bằng âm dương.
      Vào những thế kỷ sau đó, khi tín ngưỡng onmyōdō suy yếu, Tứ tượng dần bị thay thế bởi Tứ thiên vương của Đạo Phật. Genbu và những vị tướng của mình đã bị thay thể bởi Bì sa môn thiên.




      (còn tiếp)

      Nguồn: Horrorfc.net


      Sửa lần cuối bởi xxBlackxx; 15-12-2016 lúc 09:20.
      Trả lời kèm trích dẫn

    4. #14
      Tham gia ngày
      21-05-2015
      Bài viết
      107
      Cấp độ
      26
      Reps
      1264
      cái kon ma ép dầu trông giống ma việt nam phết, hồi kòn nhỏ, kon bạn mình nó nói có nhìn thấy kon ma giống vậy gần đống rơm, lùn tịt, béo béo, đen thui nấp sau đống rơm, nhìn chằm chằm nó, không biết việt nam mình là ma gì
      NGỦ, NGỦ CHO KHÔNG THẤY ÁNH SÁNG MẶT TRỜI
      CHO NGƯỜI VIỆT NAM TRỞ THÀNH BẠCH TẠNG MẮT NHÌN TINH HƠN MẮT CÚ
      Trả lời kèm trích dẫn

    5. #15
      Tham gia ngày
      18-11-2014
      Bài viết
      56
      Cấp độ
      1
      Reps
      0
      chủ thớt tìm hiểu quá chi tiết luôn
      đọc rất hay
      Trả lời kèm trích dẫn

    6. #16
      Tham gia ngày
      21-01-2019
      Bài viết
      10
      Cấp độ
      1
      Reps
      0
      qweqweqweqweqwewqeqweqw123zxczxczz
      Trả lời kèm trích dẫn

    Đánh dấu

    Quyền viết bài

    • Bạn không thể đăng chủ đề mới
    • Bạn không thể gửi trả lời
    • Bạn không thể gửi đính kèm
    • Bạn không thể sửa bài
    •  

    Theo giờ GMT +7. Bây giờ là 14:43.

    Powered by vBulletin.
    Copyright© 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.
    Board of Management accepts no responsibility legal of any resources which is shared by members.