oOo VnSharing oOo

Go Back   Diễn đàn > Các box về Anime > Thảo luận Anime >

Trả lời
Kết quả 61 đến 70 của 73
 
  • Công cụ
  • Hiển thị
    1. #61
      Tham gia ngày
      16-10-2016
      Bài viết
      2
      Cấp độ
      0
      Reps
      0
      thực sự thì KyoAni mình gắn mác tin tưởng từ sau đợt seri VN Key rồi ^^! chất lượng hình ảnh ổn định, đọc hết bài thấy thớt nhận xét đúng nhưng văn dài
      Trả lời kèm trích dẫn


    2. [margin=1100]


      3 - Xâm nhập vào studio, đằng sau cánh rèm và cuộc cách mạng công nghiệp

      Vậy thứ ma thuật nào đã giúp cho các sản phẩm của Kyoto Animation luôn có chất lượng cao và ổn định?


      Thường thường, chất lượng của một tác phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên ngoài chứ trách nhiệm không hoàn toàn đặt trên vai của studio sản xuất. Vd như đạo diễn, người viết kịch bản, những họa sĩ, họa sĩ dẫn vẽ chính (key animator) đa phần là free lancer (người làm theo thời vụ), chưa kể rằng kinh phí vốn đầu tư ban đầu còn phụ thuộc vào hội đồng sản xuất (production committee). Một ví dụ cho các bạn dễ hình dung, Gen Urobuchi là tác giả của những tựa anime đình đám như Fate/Zero (Ufotable), PsychoPass (Production I.G) và Madoka (Shaft). Cả 3 bộ đều mang đậm phong cách, lối dẫn truyện chặt chẽ, cuốn hút và chủ nghĩa tư tưởng "xám" của ông, nhưng được sản xuất bởi 3 studio khác nhau.


      Mặt khác, Okouchi Ichiro là một trong những creator của Code Geass (Sunrise) nhưng khi làm kịch bản cho Valvrave the liberator (Sunrise) và Kabaneri (W.I.T) thì ... không được hay lắm. Dù Sunrise và W.I.T đều là những studio có danh tiếng và chất lượng đầu tư. Thế mới nói, chất lượng của một tác phẩm hoàn thiện bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố cả chủ lẫn khách quan, chứ ko chỉ hẳn là phụ thuộc vào riêng mỗi studio.

      Thế nhưng, KyotoAnimation thì lại khác, khi nhắc đến KyotoAnimation thì ... KyoAni đã là một cái tên chung, chứ không chi riêng cá nhân gì. Yếu tố chính là do mọi công đoạn KyoAni thực hiện đều "trong nhà". Họ rất hiếm khi thuê mướn nhân công bên ngoài cho các tác phẩm anime của họ, ngoài trừ một số hiếm các trường hợp là nhà soạn nhạc và vài người viết kịch bản.

      Cách làm này là đối ngược lại hẳn với đa phần các anime studio khác: đó là thuê mướn từ đạo diễn, soạn nhạc, biên kịch cốt truyện đến những công việc vẽ hình cho những free lancer. Cách làm truyền thống sẽ gặp rất nhiều bất lợi, mà nhất là ở bộ phận hoạt họa. Ví dụ như trong một số cảnh nhất định, đạo diễn sẽ yêu cầu người họa sĩ sở hữu những kỹ năng đặc biệt (Megumi Kouno là vd điển hình, cô là bà hoàng của vũ đạo nhân vật như đã thể hiện qua với series Im@s), nhưng cơ hội là những người họa sĩ đủ năng lực đã bận bịu với các project anime khác cùng một lúc. Cuối cùng là công đoạn có lịch trình bị trì trệ, trường hợp tệ nhất là đạo diễn phải từ bỏ phân cảnh ông mong muốn thực hiện.


      Nào, hãy so sánh thử 2 đoạn vũ đạo, một bên là do những họa sĩ đã tốt nghiệp của KyoAni thực hiện, với một bên là do bà hoàng Megumi Kouno đảm nhận.

      Nhưng KyoAni thì không gặp vấn đề này vì tất cả họa sĩ họ cần đều làm tại studio của họ. KyoAni rất kĩ tính về vấn đề này, chính vì thế họ còn có cả một trường học đào tạo dành cho các họa sĩ của họ! Bạn có biết: toàn bộ series Kyoukai no Kanata đều được hoạt họa nên từ những họa sĩ của KyoAni đã tốt nghiệp tại trường học đấy. Việc sở hữu dàn nhân viên của riêng mình tạo sự gắn bó và tin tưởng lẫn nhau trong công việc giữa đạo diễn, biên kịch, họa sĩ. Khả năng sáng tạo của đạo diễn và biên kịch chỉ bị giới hạn bởi chính trí tưởng tượng của họ mà thôi!


      Chưa dừng lại ở đó, Kyoto Animation còn trả lương cho nhân viên theo giờ làm việc! Thay vì là từng khung hình vẽ như đại đa số các studio khác. Điều này tạo ra môi trường làm việc thoải mái, nghiêm túc, không bị gò bó. Các họa sĩ có thể tập trung nhiều thời gian hơn cho thứ họ yêu thích và say mê (thay vì phải chạy gấp rút, vẽ đôn đáo càng nhiều khung hình càng tốt như tình cảnh của freelancer). Trong đa phần trường hợp, Kyoto Animation thường hoàn thành tác phẩm anime ngay cả trước lúc công chiếu chính thức! Điều này cho phép họ dành thời gian nhiều hơn để mài giũa, trau chuốt đến từng chi tiết cho các tác phẩm của họ lúc lên sóng hàng tuần.

      KyoAni không chỉ khác biệt ở bộ máy vận hành, mà còn thay đổi, phát triển phương hướng chiến lược kinh doanh. Trong những năm gần đây, ta có thể thấy KyoAni đã phát hành những tựa LN của chính họ, và chuyển thể những LN thành anime vd như Free!, Kyoukai no Kanata, Chuunibyou ... Để gia tăng chất lượng đầu vào thì họ còn hàng năm tổ chức "giải thưởng Kyoto Animation" để trao cho những tựa hay nhất. Những LN đoạt giải sẽ có cơ hội cao được chuyển thể lên màn ảnh. Fun fact: Violet Evergarden là LN đoạt giải "Grand Prize" (tạm dịch là giải lớn nhất/hay nhất) đầu tiên do KyoAni trao tặng.


      Trong khi đó, các studio khác thì phải cạnh tranh lẫn nhau bằng địa vị, quyền lực, các mối quan hệ chỉ để nắm quyền sản xuất một bộ anime nào đó. Những lúc xui xẻo thì studio nhỏ còn chả có bộ nào để làm. Và đây cũng chính là lí do vì sao Manglobe 2 năm trước lại phá sản, họ không kiếm đủ việc để làm! Và trước khi thực hiện Gangsta thì Manglobe đã có vấn đề về tài chính rồi.

      Bằng việc chuyển thể những bộ do chính KyoAni xuất bản, họ sẽ luôn có lượng công việc ổn định, và nhiều bộ anime để lựa chọn mà làm từ những tựa sách của họ nói chung, cũng như là hàng nguyên tác nói riêng. Những bộ chuyển thể của họ đồng thời quảng cáo, làm tăng doanh số bán LN. Đây là chiến lược "lợi đôi đường", tạo nguồn thu ổn định cho studio. Tất nhiên, nếu thích thì KyoAni vẫn có thể đi chuyển thể những tác phẩm khác bên ngoài (Amagi Park, Hyouka, Hibike ! Euphonium, Nichijou, etc).

      Đây là bộ máy mà họ đã kì công xây dựng nên trong rất nhiều năm, các nhân viên trong studio trở nên thân mật, gắn bó kết nối nhau hơn, từ đó cải thiện khả năng giao tiếp, truyền đạt nhanh nhẹn từ bên đạo diễn đến những họa sĩ hoạt họa từng cảnh. Sẽ không có nỗi lo về thời gian, lịch làm việc gấp rút, sẽ không có nỗi sợ hết ... việc để làm. Những điều trên tuy nhỏ nhặt, nhưng tất cả góp lại tạo thành môi trường làm việc hoàn hảo để đem đến người xem những thước phim, những khung hình tuyệt mỹ nhất, với những chi tiết cầu kì, được tô điểm kỹ càng tráng lệ nhất chỉ có ở Kyoto Animation. Đây là studio mà tại đó chứa những con người say mê, muốn làm những bộ anime hay đến với khán giả.

      Vậy tại sao những studio khác không bắt chước mô hình làm việc tự cung tự cấp của KyoAni, nếu như nó quá hoàn mỹ đến như vậy?

      Một phần là vì yếu tố may mắn. Thật ra thì hơn 8 năm về trước họ vẫn có cách làm việc giống với đa phần studio khác đấy thôi. KyoAni là đối tác chính của Kadokawa và đã được thuê để chuyển thể các project anime, bao gồm: Haruhi, Lucky Star, Clannad, etc. Nhưng đến 2009 thì họ mạo hiểm chơi con bài chiến lược: tổ chức giải thưởng KyoAni để xuất bản những LN đầu tiên. Rồi những năm sau là các bản anime chuyển thể (chu2, Free, KnK, etc). Theo một nguồn tin cho biết thì lợi nhuận của KyoAni vào năm 2014 là $1.3 triệu, đấy là món lời khá lớn so với các studio khác (tất nhiên vẫn ko thể sánh bằng đại gia Sunrise, Pierrot, etc), một phần là vì họ nắm luôn bản quyền tác phẩm của các tựa LN họ xuất bản mà ko phải trả tiền bản quyền (gọi là royalties) cho bên phân phối/phát hành khác. Nếu các studio khác muốn "bắt chước" KyoAni, thì họ cần phải ở đúng chỗ, đúng thời điểm, họ cần phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn, và họ cần phải có sự tin tưởng vào nhân viên của chính họ!


      Dù cho bạn có thích, hay ghét Kyoto Animation thì cũng phải công nhận: họ đã cứu anime với tư cách là một animation studio bởi guồng máy vận hành hoàn mỹ.

      Bài viết được thực hiện bởi v4v - có tham khảo nhiều source trên internet
      Nếu copy xin ghi nguồn VNS. Cảm ơn.


      Sửa lần cuối bởi vforvendetta; 30-01-2017 lúc 16:36.
      Trả lời kèm trích dẫn

    3. Sau hơn nửa năm cuối cùng cũng hoàn thành xong phần cuối =) ...
      Trả lời kèm trích dẫn

    4. #64
      Tham gia ngày
      04-11-2015
      Bài viết
      3
      Cấp độ
      0
      Reps
      73
      yêu KyoAni từ lúc coi Hyouka, nhân vật lẫn khung nền quá toẹt vời
      Trả lời kèm trích dẫn

    5. #65
      Tham gia ngày
      13-11-2014
      Bài viết
      523
      Cấp độ
      2
      Reps
      29
      hơi trễ để nói câu này nhưng mà cái CM của violet evergarden đẹp kinh hồn, chưa bao giờ coi một cái CM nào tuyệt vời đến như thế
      Trả lời kèm trích dẫn

    6. Trả lời kèm trích dẫn

    7. #67
      Tham gia ngày
      05-12-2014
      Bài viết
      38
      Cấp độ
      1
      Reps
      30
      Bài viết kì công ghê! Studio này đúng là có chất lượng animation tuyệt vời, chỉ tiếc một điều tác phẩm của nó không thuộc gu của mình nên ngoài animation tốt thì chưa có bộ nào thật sự gây ấn tượng mạnh.
      Nhắc tới manglobe là buồn, cái studio toàn hàng khác người, mấy tác phẩm của nó coi để lại ấn tượng khó phai, mỗi tội qui mô studio quá nhỏ và quản lí công việc không tốt nên "sập tiệm", haiz...
      Trả lời kèm trích dẫn

    8. #68
      Tham gia ngày
      13-11-2014
      Bài viết
      227
      Cấp độ
      6
      Reps
      258
      Chủ thớt sử dụng ngôn từ điêu luyện giống kyoto sử dụng điêu luyện các gam màu sắc
      Trả lời kèm trích dẫn

    9. #69
      Tham gia ngày
      25-02-2018
      Bài viết
      6
      Cấp độ
      0
      Reps
      0
      i really love this studio
      Trả lời kèm trích dẫn

    10. #70
      Tham gia ngày
      09-04-2015
      Bài viết
      9
      Cấp độ
      0
      Reps
      0
      Nichijou Xem clip trên youtube nhiều mà lười chưa coi anime. Trông thấy hơi dài nên ngại. @@
      Trả lời kèm trích dẫn

    Đánh dấu

    Quyền viết bài

    • Bạn không thể đăng chủ đề mới
    • Bạn không thể gửi trả lời
    • Bạn không thể gửi đính kèm
    • Bạn không thể sửa bài
    •  

    Theo giờ GMT +7. Bây giờ là 13:36.

    Powered by vBulletin.
    Copyright© 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.
    Board of Management accepts no responsibility legal of any resources which is shared by members.