oOo VnSharing oOo

Go Back   Diễn đàn > Fan Clubs > Horror FC > Horror Library >

Trả lời
Kết quả 11 đến 16 của 16
 
  • Công cụ
  • Hiển thị
    1. #11
      Tham gia ngày
      13-11-2014
      Bài viết
      652
      Cấp độ
      237
      Reps
      11792

      Phần bảy:
      Xác nhận thân phận của thi thể và quá trình điều tra của cảnh sát.

      Tính tới thời điểm hiện tại, vụ án phanh thây được phát hiện vào ngày 19 tháng 1, buổi sáng cùng ngày cảnh sát đã tham gia điều tra. Về phần xác nhận thân phận thi thể, không thể không nói, nó cũng giống như chi tiết “đầu lâu bị phát hiện ở núi Long Vương”, có quá nhiều thông tin, lại không có một thông tin nào đáng tin cả.

      Thông tin lưu truyền rộng rãi nhất là: Lúc phát hiện các phần thịt vụn của vụ án ’1.19’, cảnh sát không thể xác định thân phận của thi thể, vì thế đã đăng tin tìm người xác nhận thi thể trên tờ Nhật báo Nam Kinh, mấy hôm sau, thần kì là bạn cùng phòng của Điêu Ái Thanh chợt có cảm ứng, đột nhiên mua một tờ báo Nam Kinh rồi tìm tới trang có tin tìm người nhận xác này, sau đó cô nhất quyết đi xem thử, khi được cho xem hình chụp cô vẫn chưa hài lòng, muốn được tận mắt nhìn thấy thi thể, sau khi ói chết đi sống lại cô này hô lên: “Là cô ấy, chính là cô ấy”, vì thế vụ án này xác định được thân phận nạn nhân. ()) )

      Không bàn tới mấy yếu tố đầy ma quái thần bí đủ để dư luận bàn tán xôn xao, thì cái logic ‘đột nhiên cảm ứng’ bên trong có khác gì tình tiết trong tiểu thuyết? Đương nhiên, tôi có tin hay không cũng không ảnh hưởng gì, những kẻ thích thảo luận ‘chân tướng’ vụ án này tin là được, vì thế tôi muốn đi phân tích, xem xem cái thông tin này là đúng hay sai.

      Đầu tiên, tôi đã đi tìm thử tờ nhật báo Nam Kinh xuất bản trong khoản thời gian sau ngày phát hiện vụ án, để xem có cái bản tin “tìm người nhận thi thể” nào hay không, đáng tiếc, báo điện tử Nam Kinh cũ nhất chỉ tới năm 2006, tôi cũng không đủ điều kiện để chạy tới Nam Kinh thăm dò, vì thế tôi đã ở trên mạng tìm kiếm từ khoá “tìm người xác nhận thi thể trong vụ án phanh thây”, để xem cảnh sát có từng đăng báo tìm người nhận xác kiểu này bao giờ chưa, kết quả tìm kiếm đều là thông tin trong vụ án phanh thây ở Nam Kinh, nội dung hoàn toàn giống nhau. Khi tìm kiếm một thông tin trên mạng, mà lại chỉ tìm được 1 trạng thái, một xuất xứ, lại còn cùng kiểu viết, như vậy chúng ta có quyền hoài nghi tính thật giả của thông tin này --- đây là thường thức cơ bản về internet, nhưng chỉ có hoài nghi thôi vẫn chưa đủ, còn cần chứng thực. Vì thế tôi đã phát hiện được một vài manh mối.

      Đầu tiên là năm 2008 tuần san Nam Đô đưa tin về cha của Điêu Ái Thanh, trong đó có nhắc tới ngày 19 tháng 1 năm 1996, đại học Nam Kinh đã gọi điện cho ông, sau khi được tin Điêu Ái Thanh chưa về Khương Yển, thì báo cho ông rằng cô đã mất tích, ông đã lập tức chạy tới Nam Kinh ngay trong ngày hôm đó, cảnh sát đã tiến hành ghi chép lời khai của ông.

      Sau đó cư dân mạng ‘ Tiềm thủy a tiềm thủy đa niên’ đã mở topic [Tôi cũng muốn nói về vụ án phanh thây 119 ở Nam Kinh], trong topic có đề cập ‘ngay từ khi phát hiện, vụ án đã bị định vị ở trường học’.

      Cuối cùng cư dân mạng"bvbvbv1232012" có viết: "Cảnh sát phát thông báo bắt đầu điều tra án, các xí nghiệp truờng đại học hoặc cao đẳng có nhân viên/ sinh viên nữ mất tích hoặc nghỉ không xin phép trong thời gian dài có những đặc điểm nhận dạng trùng khớp đến xác nhận thi thể. Trường Nam Kinh đã cử 3 giáo viên và 6 học sinh đến, không thể xác nhận qua hình ảnh nên có 4 người đã nhìn thi thể, dù đã chuẩn bị sẵn tâm lý, nhưng nhìn xong thì đều khóc ói hết, người nhận ra thi thể là bạn chung phòng."

      Theo những gì thông tin miêu tả, ta có thể biết được, đầu tiên sau khi phát hiện vụ án, cảnh sát đã nhanh chóng tập trung vụ án tại đại học Nam Kinh, thậm chí rất có khả năng đã tập trung vào Điêu Ái Thanh. Chứ không phải là sau một thời gian dài cũng không thể xác định được thân phận nạn nhân; thứ hai, bạn cùng phòng của Điêu Ái Thanh tham gia quá trình xác nhận thân phận thi thể, nhưng đó là sau khi cảnh sát gửi thông báo tới nhà trường, rồi trường học sắp xếp cho những người trong ktx đi xác nhận thị thể, nói cách khác khi đó cảnh xác cơ bản đã nhận định thi thể này là Điêu Ái Thanh, chứ không phải là bạn cùng không đột nhiên cảm ứng được chạy đi mua nhật báo Nam Kinh; thứ ba, thi thể quả thật là được bạn cùng phòng xác nhận, bởi vì quần áo của Điêu Ái Thanh được tìm thấy sau 5-10 ngày kể từ khi phát hiện thi thể, vả lại theo hồi ức của đương sự, cái áo khoác màu đỏ viền đen kia rất bình thường, không ít sinh viên trong trường có áo khoác kiểu đó, bởi vậy có thể xác định bạn cùng phòng xác nhận thân phận của Điêu Ái Thanh thông qua đầu lâu của cô, dựa theo những gì đã phân tích ở phần năm, đầu lâu của Điêu Ái Thanh được phát hiện sau đó 1-2 tức vào khoản ngày 22-23 tháng 1 năm 1996.

      Đến đây, chúng ta có thể xác định thông tin "Bạn cùng phòng đột nhiên cảm ứng xem báo tới nhận thi thể" cùng với "phát hiện đầu lâu tại núi Long Vương" là vô căn cứ, chỉ phù hợp tâm lý buồn cười của những kẻ phát tán đồn đãi.

      Sai khi phát hiện vụ án, cảnh sát phản ứng khá nhanh, trong vòng một ngày đã tìm được đa số các phần thi thể, sau đó tập trung điều tra chung quanh đại học Nam Kinh, về công tác điều tra của cảnh sát ở đại học Nam Kinh cư dân mạng "Tiềm thủy a tiềm thủy đa niên" vốn là sinh viên của đại học Nam Kinh đã cung cấp cho chúng ta khá nhiều tin tức.

      Dựa theo hồi ức của người này, cảnh sát sau khi xác định nạn nhân là Điêu Ái Thanh, lập tức tổ chức tập trung các nữ sinh trong trường đến, trong buổi họp cảnh sát đã nói sơ qua về vụ án, mục đích chủ yếu là cung cấp manh mối chung quanh vụ án, lúc đó cảnh sát đã để lại rất nhiều số điện thoại, email hy vọng có người sẽ báo cáo hoặc tố giác, đồng thời còn tưng thu những kiểu quần áo giống với quần áo nạn nhân đã mặc (theo lời kể thì lúc ấy cảnh sát đã tìm được quần áo của Điêu Ái Thanh, nhưng vì đó là vật chứng không thể lấy ra xem, nên họ đã tìm một nữ sinh trong trường mượn một bộ đồ giống y hệt, phỏng chừng thời điểm diễn ra buổi tập trung này là ngày 27-28. Đồng thời bởi vì lúc mất tích Điêu Ái Thanh mặc áo khoác đỏ, kiểu dáng khá phổ biến, nên lúc ấy còn có lời đồn là có tên sát nhân chuyên ra tay với các cô gái mặc áo đỏ, cùng là mấy tình tiết thường hay xuất hiện trong tiểu thuyết).

      Sau đó, tổ điều tra của cảnh sát đã thường trú trong Nam Đại, thông qua báo cáo, thu thập tư liệu, vân tay, khảo vấn những đối tượng hoài nghi trong trường. Vì công tác điều tra rất lớn, đã làm đám lưu manh trộm cướp chuyên xuống tay với nữ sinh chung quanh trường gần như tuyệt tích, mà các giáo sư sinh viên, công nhân viên trong trường đều là đối tượng điều tra chủ yếu, các giáo sư, viên chức bị nghi ngờ phẩm hạnh có vấn đề đều phải chịu điều tra, thậm chí lúc ấy chung quanh đại học Nam Kinh đều rải không ít cảnh sát ngầm, phòng ngừa hung thủ xuống tay gây án lần nữa, đợt điều tra này đã bắt được không ít những kẻ tay chân dơ bẩn, nhưng họ đều bị chứng minh là vô tội. Bao quát vị tác giả trên mạng kháo nhau là ngày 10 tháng 1 có hẹn Điêu Ái Thanh ra ngoài.

      Từ những gì miêu tả phía trên, chúng ta tập hợp được ba tin tức, một là ngay từ đầu cảnh sát đã xem đại học Nam Kinh là khu vực điều tra trọng điểm, một phần vì nạn nhân là sinh viên trong trường, một phần nữa là vì thi thể xuất hiện trong khuôn viên trường, điều này phù hợp logic; thứ hai, mời các công nhân viên nữ tập trung, lại điều tra các nam công nhân viên cho thấy từ đầu cảnh sát đã liệt vụ án này vào diện tranh chấp tình cảm. Ba, cảnh sát Nam Kinh ngay từ đầu cũng đã liệt tầng lớp có địa vị xã hội cao và tầng lớp trí thức vào đối tượng điều tra trọng điểm. Như vậy phương hướng điều tra vụ án ngay từ đầu quả thật khá phù hợp với các loại tiểu thuyết trinh thám giết người.

      Trong topic “Tập hợp manh mối vụ án phanh thây ở đại học Nam Kinh” không ít cư dân mạng đã nhắc tới phần sau, khi cảnh sát lấy đại học Nam Kinh làm trung tâm rồi phân bố tìm kiếm địa điểm có khả năng là hiện trường phanh thây nạn nhân, các địa điểm tập trung điều tra là nơi có bồn tắm lớn và có cống thoát nước. Đồng thời họ cũng điều tra những nhóm người đặc biệt như đồ tể, còn sắp xếp điều tra những người có các vật phẩm đặc thù như súng săn kiểu cũ và xe đạp dùng để vận chuyển và vứt bỏ thi thể.

      Từ đó có thể xác định, cảnh sát đã lấy địa điểm phanh thây làm manh mối tìm kiếm hàng đầu, phương hướng điều tra này cực kì chính xác, với những vụ án phanh thây thì tìm được nơi phanh thây nạn nhân có nghĩa là đã phá được phân nửa vụ án, còn những thông tin đằng sau, tôi nghĩa là vì cảnh sát đã tìm được một vài vật chứng cụ thể hướng về một vài đối tượng cụ thể, nên mới cho sắp xếp điều tra những nhóm người cụ thể.

      Trong hồi ức của cư dân mạng "bvbvbv1232012", có nhắc tới rất nhiều chi tiết điều tra ở đại học Nam Kinh, tỷ như rất nhiều đối tượng bị hoài nghi lúc đó, nào là có khả năng phanh thây, có nơi vứt bỏ thi thể, có công cụ vứt bỏ, tích cách bình tĩnh lãnh đạm, nhiều lần bị phát hiện ở hiện trường nơi vứt bỏ thi thể, bị hàng xóm tố cáo buổi tối thường bật đèn rất khuya, trong nhà thường có tiếng động lạ, có mùi lạ, giống hệt như trong phim trinh thám chúng ta thường xem, cảnh sát sắp xếp điều tra từng thứ, sau đó phát hiện ra rất nhiều chuyện, nào là yêu đương vụng trộm, tư tàng hàng cấm, có nhu cầu sex kỳ quái …. chỉ là không có hung thủ.

      Còn rất nhiều cư dân mạng đề cập tới xét nghiệm DNA, tuy rằng đây là cách làm rất bình thường trong việc điều tra án, nhưng Trung Quốc năm 1996 xét nghiệm này chưa được phổ biến, dựa theo tư liệu của tôi, thì giữa những năm 90 ở Trung Quốc, chỉ có vài thành phố có làm xét nghiệm DNA song đó chỉ là xét nghiệm lấy thông tin DNA, tới tận thế kỷ 21 mới có xét nghiệm so sánh DNA. Nói cách khác, tại thời điểm đó dù có thu thập được DNA của hung thủ, cũng không thể biết được hung thủ là ai.

      Như vậy nói đến đây, chúng ta cơ bản có thể xác định phương hướng điều tra của cảnh sát trong vụ án "1. 19" lúc đó:

      Đầu tiên sau khi xác định thân phận của nạn nhân, căn cứ đặc thù thi thể, đặt đại học Nam Kinh là khu vực điều tra trọng điểm, xếp vụ án này vào diện mâu thuẫn tình cảm hoặc sát nhân biến thái, sắp xếp điều tra các công nhân viên nam ở đại học Nam Kinh, bao quát các phần tử trí thức trong trường;

      Theo sự tăng lên của tin tức và vật chứng, việc điều tra ở đại học Nam Kinh lại rơi vào bế tác, cảnh sát quyết định lấy đại học Nam Kinh làm trung tâm từ đó mở rộng điều tra ra khu vực xung quanh, bắt đầu điều tra những nhóm người có khả năng sở hữu vật chứng, hướng điều tra nhằm vào tầng lớp dưới đáy xã hội.

      Nhưng tới cuối cùng, một là không tìm được hiện trường phanh thây, hai là kỹ thuật điều tra còn lạc hậu, nên vẫn không có kết quả.

      Tuy nhiên có thể thấy, cảnh sát Nam Kinh suốt mười mấy năm qua vẫn chưa từng dừng việc điều tra vụ án này lại, song nếu giải quyết theo cách thường quy và những gì đã có thì không thể nào giải quyết được, chỉ có thể hoàn toàn dựa vào góc độ chuyên môn để điều tra, đó cũng là lý do vì sao mấy năm gần đây không ngừng có manh mối mới, đến năm 2008, vụ án ‘1.19’ lại được đẩy ra dư luận, cảnh sát Nam Kinh cũng cho ra báo cáo tổng hợp giai đoạn, từ tuần san Nam Đô và tư liệu trong ‘Điệu hồng hiên chủ nhân’ có thể thấy được, vào đầu tháng 7 năm 2008, sau khi topic của cư dân mạng‘hắc di tát’ làm xôn xao dư luận, cảnh sát Nam Kinh từng tới Khương Yển, tìm cha của Điêu Ái Thanh Điêu Nhật Xương, thu thập mẫu máu và DNA. Nhưng nó không giống với nghi ngờ trong "Điệu hồng hiên chủ nhân" , cho rằng cảnh sát quên đi manh mối quan trong trong vụ án năm đó là máu, là do cảnh sát vô dụng nên vụ án còn chưa phá được. Cá nhân tôi lại cho rằng, tình huống hẳn là thế này, năm 1996 kỹ thuật so sánh DNA còn chưa phổ biến, cho nên dù có lấy được mẫu máu của cha Điêu Ái Thanh, cũng không có giúp ích được gì cho vụ án, thậm chí tôi nghĩ là thời điểm đó cảnh sát còn không biết có kỹ thuật này tồn tại. Tới năm 2008, vụ án lại được dư luận trên internet lôi ra thúc đẩy cảnh sát Nam Kinh lần nữa điều tra, lúc này kỹ thuật so sánh DNA đã có mặt trong lĩnh vực điều tra trinh thám, cảnh sát Nam Kinh lại lấy máu kiểm tra là hy vọng có thể tìm được một manh mối đột phá từ góc độ chuyên môn.

      Sửa lần cuối bởi Shalya; 05-10-2016 lúc 08:49.
      Mời các bạn chơi game của box Shounen-ai FC
      Game Tìm Điểm Khác Nhau
      Game Thử Tài Mọt Fic
      Game Tìm Số Bí Ẩn
      Trả lời kèm trích dẫn

    2. #12
      Tham gia ngày
      13-11-2014
      Bài viết
      652
      Cấp độ
      237
      Reps
      11792

      Phần tám:
      Niên biểu các sự kiện lớn trong vụ án phanh thây ‘1.19’


      Nói nhiều như vậy, phần ‘ghi chú’ trong bài phân tích về vụ án phanh thây ở đại học Nam Kinh cũng sắp đi tới cuối rồi, nhìn tới đây, tôi nghĩ mọi người cũng đã hiểu sơ qua về thời điểm phát sinh, quá trình phát sinh, đặc điểm nạn nhân, tình huống điều tra của vụ án, và để tiện cho các bạn ghi nhớ nội dung, tôi sẽ làm một cái niên biểu về các sự kiện lớn trong vụ án này, để các bạn có thể tổng hợp manh mối từ mấy trăm ngàn chữ phía trên:

      1, tháng 3 năm 1976, Điêu Ái Thanh sinh ra trong một gia đình nông dân ở thị trấn Trầm Cao, Khương Yển tỉnh Giang Tô, cha là Điêu Nhật Xương, chị gái Điêu Ái Hoa.

      2, năm 1994, Điêu Ái Thanh 18 tuổi thi rớt đại học, tham gia học bổ túc tại trường giáo dục Anh Quốc ở Khương Yến.

      3, năm 1995 , Điêu Ái Thanh 19 tuổi thi đại học lần thứ hai, kết quả thiếu 3 điểm mới đủ điểm vào trường đại học Nam Kinh, sau này nhờ cha chồng của Điêu Ái Hoa liên hệ với thầy chủ nhiệm khoa quản lý tin tức giúp cô vào học khoa ứng dụng máy tính hiện đại chuyên nghiệp hệ tại chức ở trường này.

      4, cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 năm 1995, Điêu Ái Thanh vào trường đại học Nam Kinh, ở khu ký túc xá số 4 phía nam trường, trở thành trưởng ký túc xá.

      5, chạng vạng ngày 10 tháng 1 năm 1996, Điêu Ái Thanh mất tích ở đường Thanh Đảo gần trường đại học.

      6, sáng sớm ngày 19 tháng 1 năm 1996, ở ngõ Đại Giản Ngân phía nam đại học Nam Kinh phát hiện một túi đựng thi thể, sau đó ở công trường trên đường Hoa Kiểu, đường Tiểu Phấn Kiều, cửa trường đại học Nam Kinh trên đường Thiên Tân, sân thể dục trong trường, bệnh viện ở đường Hán Khẩu lần lượt phát hiện các phần thi thể khác. Cảnh sát tập trung nghi ngờ người bị hại có thể là Điêu Ái Thanh, cũng trong ngày hôm đó thông báo cho ông Điêu tới Nam Kinh.

      7, ngày 20-31 tháng 1 năm 1996, ở cống thoát nước phát hiện đầu nạn nhân và quần áo, sau khi tái lập cơ thể người bị hại, xác định người bị hại còn đầy đủ nội tạng, thông qua người bạn chung ký túc xác nhận thân phận người bị hại chính là Điêu Ái Thanh.

      8, tháng 2- tháng 4 năm 1996, cảnh sát lấy trường đại học Nam Kinh làm trung tâm từ đó trải rộng điều tra các khu vực phụ cận, điều tra các thành phần thuộc tầng lớp tri thức và tầng lớp thấp trong xã hội, từ đó tra xét các hoài nghi, nhưng cuối cùng vẫn không tìm được hiện trường thực hiện phanh thây, vụ án lâm vào ngõ cụt.

      9, năm 1998, nhà văn Vương Đại Tiến mang tình tiết trong vụ án "1. 19" viết vào tiểu thuyết 《 Vật kỷ niệm 》.

      10, ngày 21 tháng 3 năm 2007, topic《Vụ án phanh thây ở đại học Nam Kinh năm 1996》 xuất hiện.

      11, ngày 28 tháng 5 năm 2008, tag "Điêu Ái Thanh" xuất hiện.

      12, ngày 19 tháng 6 năm 2008, cư dân mạng "Hắc di tát" ở diễn đàn Tianya lập topic 《 Một vài ý kiến về vụ án phanh thây ở đại học Nam Kinh 》, topic lập tức nhận được sự quan tâm của nhiều cư dân mạng.

      13, ngày 24 tháng 6 năm 2008, tờ báo《 Hiện đại báo tường 》ở Nam Kinh đăng một bài nghị luận về vụ án "1. 19" , từ internet tới hiện thực.

      14, đầu tháng 7 năm 2008, cảnh sát Nam Kinh tới Khương Yển thu thập tin tức.

      15, ngày 4 tháng 7 năm 2008, cư dân mạng "Điệu hồng hiên chủ nhân" đi Khương Yển phỏng vấn cha của Điêu Ái Thanh Điêu Nhật Xương, vì giả mạo ‘công an Nam Kinh’, bị anh rể của Điêu Ái Thanh cho là hung thủ nên báo cảnh sát, sau được phóng thích.

      16, ngày 25 tháng 7 năm 2008 , tờ báo 《 nam đô tuần san 》số 237 đưa tin 《 Vụ án phanh thây ở đại học Nam Kinh, từ internet cho tới hiện thực 》, làm tổng kết cho sự nổi tiếng của vụ án "1. 19" trong năm này.

      17, ngày 30 tháng 11 năm 2009, cư dân mạng "Tiềm thủy a tiềm thủy đa niên" mở topic 《 Tôi muốn nói những điều mình biết về vụ án phanh thây 1.19 ở đại học Nam Kinh》, thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng.

      18, năm 2010 admin "Tri Chu" của box văn học "Vũ văn lộng mặc" trên diễn đàn tianya ra mắt tiểu thuyết khủng bố 《 thập tông tội 》 có sử dụng tình tiết của vụ án "1. 19"

      19, ngày 23 tháng 3 năm 2012, cư dân mạng "baaaaabbcc" lập topic 《 Quỹ đạo màu xám -- gửi tới hung thủ của vụ án phanh thây 1.19 》, quan điểm đầy mới mẻ của người này nhanh chóng thu hút được nhiều sự chú ý của cư dân mạng.

      20, năm 2011--2012, cư dân mạng "Vi Quang Bằng" và nhiều cư dân mạng khác trên diễn đàn Tianya đã thu thập tổng hợp lại tư liệu của vụ án phanh thây 1.19.

      21, ngày 10 tháng 1 năm 2014, Mao Tiểu Miêu lập topic 《 Quay đầu nhìn lại mười tám năm ------ ghi chép giải thích khó hiểu và phân tích vụ án phanh thây ‘1.19’ ở đại học Nam Kinh năm 1996 》 cực kỳ muốn ghi chép lại tất cả những thông tin liên quan tới vụ án, ... . . 囧... . 囧... . . 囧... . . .
      Được rồi, phần I “ghi chép” của topic này đã viết xong, như vậy những phỏng đoán của cư dân mạng ‘Hắc di tát’ có lỗ hổng gì, tại sao không thể tin những gì cư dân mạng "Điệu hồng hiên chủ nhân" đã nói, những topic phỏng đoán vụ án ‘1.19’ cái nào sai cái nào đúng, tại sao chân dung tâm lý của hung thủ được lưu truyền trên mạng lại không đáng tin? Vì sao một vụ án phanh thây đơn giản lại kéo dài nhiều năm như vậy? Những điều này tôi sẽ từ từ nói rõ ở phần II “giải thích nghi vấn” .

      Trả lời kèm trích dẫn

    3. #13
      Tham gia ngày
      13-11-2014
      Bài viết
      652
      Cấp độ
      237
      Reps
      11792

      II Giải thích nghi hoặc

      Ở phần I ghi chép, tôi đã đưa mọi người quay về quá khứ cùng nhau nhìn lại những gì liên quan tới vụ án phanh thây ở đại học Nam Kinh năm 1996, tìm hiểu rõ ràng thân phận của nạn nhân, biểu hiện trước và sau khi mất tích, các tin tức trước và sau khi phát hiện thi thể cũng với cách xử lý và tình huống khi cảnh sát thụ lý vụ án này. Bởi vì có rất nhiều tin tức và manh mối quan trọng ảnh hưởng tới hướng điều tra vụ án, là do tôi tổng hợp tin tức từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó dựa vào suy đoán để cho ra kết quả, chứ không phải là tư liệu từ phía cảnh sát. Để chịu trách nghiệm với những đọc giả của mình, tôi phải nói là những thông tin trên rất có thể có lệch lạc hoặc thiếu sót, nhưng đây là tư liệu đầy đủ nhất cho tới thời điểm hiện tại, nên trong loạt bài viết này tôi vẫn sẽ dựa vào nó để phân tích tiếp.

      Đây là phần thứ hai trong seri này “giải thích nghi hoặc”, mục đích của phần này là hướng mọi người phân tích những điểm đáng ngờ của từng suy đoán giả thiết được đặt ra trong khoảng thời gian từ khi vụ án được phát hiện cho tới giờ, đặc biệt là suy đoán hung thủ là một tên sát nhân biến thái của ‘Hắc Di Tát’, và lời kể cũng như phân tích từ những gì ‘Điệu hồng hiên chủ nhân’ có được sau khi đi thăm nhà họ Điêu, phần này không có tư liệu cụ thể kỹ càng như phần I, cũng không có bất cứ suy đoán giả thiết mới nào được đưa ra như phần III “phân tích”. Phần này chỉ đơn thuần là phản bác các suy luận đã có, cho nên đây có lẽ là phần nhàm nhất trong toàn bộ seri, lý do có phần này là vì tôi muốn mọi người lần lượt đi qua từng suy đoán mà người đi trước đã tìm ra, sau đó nói cho các vị biết đó là một ngõ cụt, song đây là phần không thể thiếu trong cái seri nhìn lại mười tám năm sau vụ án của Điêu Ái Thanh này, không bác bỏ quan điểm sai lầm của người đi trước, thì không cách nào nghiêm túc thành lập quan điểm mới của mình, đây là phần nền tảng cho phần III, cho nên hy vọng mọi người không phiền lòng.

      Được rồi, giờ thì chúng ta vào việc chinh thôi.
      Phần một:
      Suy luận của Hắc Di Tát
      Nhắc tới vụ án phanh thây "1. 19" , nhất định phải nhắc tới cư dân mạng tên "Hắc Di Tát" và topic 《 một vài ý kiến về vụ án phanh thây ở đại học Nam Kinh 》của anh ta, như nếu đã nhắc tới "Vụ án giết người O. J. Simpson", nhất định phải nhắc tới đôi bao tay kì lạ vậy. Trong lịch sử Trung Quốc, chưa từng có một vụ án giết người nào sẽ vì một cư dân mạng mà làm to chuyện lên, cũng chưa từng có bất kì vụ án hình sự nào sẽ vì một topic trên mạng mà trở nên kì dị như thế, thậm chí phải nói là khó bề phân biệt, đến cả bản thân tác giả cũng phải bất ngờ về kết quả này.

      "Hắc Di Tát", nam, sinh năm 1982, một cư dân mạng trên diễn dàn Tianya, người Nam Kinh, học chuyên ngành luật, từng làm việc ở pháp viện và văn phòng luật sư, thích âm nhạc và văn học, cha là cảnh sát, vào năm 2008 khi lập topic đó, anh ta đang làm việc cho một ngân hàng, khi vụ án ‘1.19’ được phát hiện, anh ta chỉ mới 14 tuổi.

      Thông tin bên trên đến từ trang Ifeng, trong bài tường thuật của trang này về tin tức mà truyền thông Nam Kinh đưa tin. Năm 2008, những suy đoán của "Hắc Di Tát" về vụ án phanh thây ở đại học Nam Kinh, khiến cho vô số cư dân mạng chú ý, càng khiến cho cư dân mạng hoài nghi thân phận của anh ta, thậm chí có vô số người nghi ngờ anh ta chính là hung thủ của vụ án ‘1.19’. Sau hàng loạt hành động như vạch trần thân phận thật ngoài đời, rồi phân tích, điều tra gốc gác của anh ta, đến cuối cùng buộc cảnh sát Nam Kinh phải tham gia điều tra, bắt ‘Hắc Di Tát’ đi thẩm vấn, mới có những tin tức sau này. Tuy đã từ vấn đề tuổi mà loại anh ta ra khỏi danh sách hoài nghi, nhưng topic của anh ta có nội dung gì? Lại có thể gây ra tiếng vang lớn như vậy?

      Topic《 Một vài ý kiến về vụ án phanh thây ở đại học Nam Kinh 》 được mở vào 21h49’ ngày 19 tháng 6 năm 2008, bây giờ topic này vẫn còn nằm ở diễn dàn Tianya trong mục lảm nhảm, tuy rằng làm cho rất nhiều người không tin nổi, nhưng cái topic đã vì đủ loại nguyên nhân mà bị ‘xoá đi’ này, vẫn thật sự còn nằm ở nơi nó xuất hiện đầu tiên, không hề thay đổi bất cứ điều gì. Các bạn có hứng thú sau khi đọc xong bài phân tích của tôi có thể đi qua đó xem thử, để có ấn tượng trực quang nhất.

      Toàn topic chỉ có 2500 chữ, không dài, có thể chia làm 11 đoạn ngắn, 11 đoạn này lại có thể chia làm 6 phần:

      Phần đầu ( đoạn 1-3 của topic ), căn cứ vào trạng thái thi thể của nạn nhân xác định hung thủ có tâm lý và chỉ số thông minh rất cao, từ đó kết luận hung thủ có học thức cao.

      Phần hai ( đoạn thứ 4 của topic ), suy đoán nạn nhân chủ động theo hung thủ tới hiện trường, từ đó kết luận hung thụ và nạn nhân là người quen, lại suy ra hai người có chung sở thích;

      Phần 3 ( đoạn thứ 5 ), căn cứ vào việc nạn nhân ở Nam Kinh nơi có văn hoá vô cùng đậm đà, suy ra nạn nhân và hung thủ quen nhau là vì niềm yêu thích"Cracked CD";

      Phần bốn ( đoạn 6-9 ) suy đoán nạn nhân làm hung thụ nhớ lại những hồi ức bất hạnh lúc nhỏ, hung thụ giết nạn nhân sau đó phanh thây, từ đó đạt được cân bằng trong tâm lý;

      Phần năm ( đoạn thứ 10 ) phác thảo tranh tâm lý của hung thủ;

      Phần sáu ( đoạn cuối cùng ) nói rõ mặt trên đều là suy luận từ cá nhân chủ topic.

      Đấy chính là toàn bộ nội dung của cái topic nổi tiếng đó, cả topic không hề có bất cứ chứng cớ cụ thể hoặc chi tiết gì về vụ án ‘1.19’, tư tưởng trung tâm là "Hắc Di Tát" cho rằng nạn nhân Điêu Ái Thanh là bị một người cô thích, cũng chính là tên biến thái sát nhân hào hoa phong nhã giết chết, mà lý do lại được đưa ra dựa theo logic và khả năng trinh thám của tác giả, muốn nghiệm chứng quan điểm của "Hắc Di Tát" đúng hay không, chúng ta phải đi kiểm tra logic trinh thám của anh ta có vấn đề không. Cho nên tôi sẽ bắt đầu phân tích từ phương diện này.

      Đầu tiên, tôi biến suy luận của topic đó thành một sơ đồ đơn giản như sau:

      (1) Cách thức hung thủ gây án rất khó bị phát hiện →→→ hung thủ có trình độ văn hoá cao;

      (2) Hung thủ không phải cố sức mang nạn nhân đi →→→ hung thủ có quen biết với nạn nhân;

      (3) Nạn nhân ở nơi có văn hoá nồng đậm là Nam Kinh, kết hợp với (1) →→→ họ quen nhau vì "Cracked CD";

      (4) nạn nhân khơi gợi ký ức lúc nhỏ của hung thủ →→→ hung thủ giết cô.

      Chúng ta đều biết, logic phát triển hoặc kết quả khi một sự kiện này dẫn tới một sự kiện khác thường có rất nhiều khả năng, nói đơn giản chính là một hiện tượng muốn biến đổi chất, thì phải có đầy đủ số lượng và đúng thời điểm thì mới có thể sinh ra hiện tượng khác. Mà nếu phạm vi lượng của một hiện tượng càng lớn, thì mức độ biến hoá về chất của nó sẽ lại càng lớn, quan hệ logic đối ứng cũng sẽ càng nhiều, tỷ như, chúng ta thường có thể từ điều kiện “cha đứa trẻ này họ Vương” để cho ra kết luận “đứa trẻ này cũng họ Vương”. Nhưng, từ điều kiện ‘người thân của đứa bé này họ Vương’ , chúng ta lại không thể nào cho ra kết luận ‘đứa trẻ này cũng họ Vương’, như vậy ‘đứa bé này họ gì’ đã trở thành một logic đối ứng của lượng.

      Chúng ta lại quay lại logic của "Hắc Di Tát" , hai điểm (1), (3) rõ ràng có hơn một đôi logic đối ứng, tỷ như (1) ‘Cách thức hung thủ gây án rất khó bị phát hiện ’ có thể ứng với kết quả ‘hung thủ có trình độ học vấn cao’ cũng có thể ứng với ‘hung thụ từng học qua những kỹ năng liên quan’, rồi ‘hung thủ có trình độ thấp nhưng từng học qua các kỹ năng đặc biệt’ đồng thời cũng có thể ứng với ‘hung thủ theo bản năng biểu hiện mình biết các kỹ năng liên quan’. . . Song "Hắc Di Tát" lại chỉ nhận định "Cách thức hung thủ gây án rất khó bị phát " nên suy ra "Hung thủ có trình độ học vấn cao" , về phần (3) quá trình suy luận cũng như (1), thậm chí so với (1) càng tệ hơn, bằng vào việc "Nạn nhân ở nơi có văn hoá nồng đậm là Nam Kinh" đã suy ra "nạn nhân cực kì thích Cracked CD", tôi nghĩ cái suy luận này, ai cũng có thể phũ định hoặc bác bỏ. Hắc Di Tát" chỉ chọn lựa kết quả mình cho là hợp lý nhất từ một trong nhiều cặp quan hệ logic, từ đó suy luận ra các phần sau. Như vậy suy luận của "Hắc Di Tát" ngay từ đầu đã bị phiến diện và chủ quan.

      Lại nhìn tới (2) và (4), từ bên ngoài, suy luận này tuy không đủ xác đáng nhưng quả thật có khả năng, chỉ là hai điểm này lại xuất hiện một vấn đề lớn, ‘nạn nhân gợi lên ký ức bất hạnh của hung thủ’ và ‘hung thủ không phải cố mang nạn nhân đi’ là hai câu trụ cột của cả đoạn phân tích trên, nhưng hai trụ cột này đều là do tác giải giả thiết! Đến đây, thiếu sót trong suy luận của "Hắc Di Tát" hoàn toàn bị lộ ra: Trước đó đã chủ quan xác định một vài đặc điểm cho hung thủ, sau đó lại căn cứ vào các đặc điểm này để hoàn thành quá trình suy luận, bó hẹp khả năng phát sinh trong vụ án và đầy phiến diện chủ quan.

      Phân tích xong logic, chúng ta lại nói tới vật chứng. hơn trăm năm trước, một nhà điều tra của Pháp Edmond Locard đã từng đề xuất " nguyên tắc Locard", ông cho rằng quá trình phạm tội thực chất là quá trình trao đổi vật chất, kẻ gây án là một thực thể vật chất, trong quá trình phạm tội hắn luôn mang theo rất nhiều vật chất có thể phát sinh tiếp xúc và quan hệ trao đổi; bởi vậy, vật chất trao đổi trong vụ án tồn tại ở khắp nơi, nó cộng sinh hoàn toàn với hành vi phạm tội, đây là điều không thể thay đổi bởi ý nghĩ của bất kì ai. Sau đó, nguyên tác này đã trở thành chuẩn mực trong giới pháp y —— "Hai vật thể khi tiếp xúc nhau, chắc chắn sinh ra quá trình trao đổi vật chất", sau nữa thì từ nguyên lý này người ta phát triển ra nguyên lý ‘di dời tin tức’ trong tội phạm học. Như vậy tôi sẽ vận dụng nguyên tắc này để nghiệm chứng giả thiết của "Hắc Di Tát", nếu nạn nhân Điêu Ái Thanh vì yêu thích "Cracked CD" mà quen biết với hung thủ, như vậy bản thân cô tất nhiên là một người đam mê âm nhạc, quá trình kết bạn giữa cô và hung thủ đương nhiên sẽ có vô số lần tiếp xúc với âm nhạc, mà những tiếp xúc này tất nhiên sẽ biểu hiện trên người hung thủ, vả lại không thể biến mất chỉ vì hung thủ không muốn nó tồn tại.

      Nhưng tình huống thực tế là, cảnh sát Nam Kinh đã thu thập hết mọi vật dụng của Điêu Ái Thanh, bao gồm những thứ thu thập được ở Khương Yển, ‘chắc là mấy bao’ (theo tư liệu từ truyền thông), lần lượt kiểm tra, bao gồm cả nhật ký, sổ ghi chép, vật phẩm riêng tư, nhưng đều không có thứ gì liên quan tới "Cracked CD", từ góc độ vật chứng ta đã có thể gần như hoàn toàn phủ quyết suy luận của "Hắc Di Tát".

      Thứ ba là về con người của "Hắc Di Tát" , vì sao anh ta lại có suy luận này, tôi đã thử vào xem profile của anh ta tại Tianya, tìm tới weibo sina của anh ta, kết quả không khác gì mấy so với kết mà dân mạng đã tìm được vào năm 2008: bản thân "Hắc Di Tát" là một người yêu thích âm nhạc, anh ta có cá tính cực kỳ độc đáo và tư duy phản nghịch không giống người thường. Đồng thời anh ta cũng là một kẻ yêu thích mạo hiểm, có hứng thú với việc trinh thám . . .


      ( Đây là trang chủ của Hắc Di Tát ở diễn dàn Tianya, thời gian chụp là tháng 1 năm 2014, tài khoản này cơ bản đã không còn dùng nữa, nhưng từ avatar cũng có thể thấy được phần nào tính cách của anh ta, cũng xem như biết được vì sao anh ta lại nghĩ tới manh mối "Cracked CD")

      Đấy là chúng ta vừa phân tích qua cái topic được truyền thông liên tục đưa tin là ‘hành văn nghiêm cẩn, vận dụng ngôn ngữ chuẩn xác, năng lực trinh thám rất tốt’, nhưng từ những gì đã phân tích bên trên ta lại chỉ thấy: không có bất cứ dấu vết gì chứng minh rằng vụ án ‘1.19’ có quan hệ tới "Cracked CD", "Hắc Di Tát" là người đầu tiên đề xuất quan điểm này, dựa vào trải nghiệm và sở thích của chính bản thân mình, cộng với hứng thú phản bác các luận điểm trước đó, suy ra tình tiết vụ án, nhưng logic suy luận này đã gán cho hung thụ một vài thuộc tính đặc trưng, đó là một sai lầm rất nghiêm trọng, như vậy chúng ta có thể cho cái topic không có bất cứ chứng cứ thực tế hay là logic gì kia một định nghĩa --- nói bậy, đó cũng là quan điểm của cảnh sát Nam Kinh vào năm 2008 sau khi xâm nhập điều tra topic của anh ta : ". . . . . Không có ác ý khi lập topic, nhưng những phân tích về vụ án đều là suy đoán chủ quan ."

      Phân tích của "Hắc Di Tát" bị bác bỏ, mà cũng không tính là bác bỏ được, vì cuối topic anh ta cũng đã nói rõ những quan điểm trong topic đều là suy đoán của cá nhân anh ta, chứ không phải chân tướng. Nhưng vô luận là vô tình phỏng đoán hay cố ý dẫn đường, thì topic của "Hắc Di Tát" cũng kéo vụ án "1. 19" đã phủ bụi 12 năm ra ngoài ánh sáng, khoác lên nó màu sắc quỷ dị và khủng bố, cũng thông qua suy đoán hung thủ là một tên sát nhân biến thái hấp dẫn dư luận xã hội. Sau topic của anh ta, vụ án ‘1.19’ từ một vụ án giết người phanh thây đơn thuần đã biến thành một tiêu điểm trong dư luận xã hội, liên tục thu hút sự chú ý của công chúng, cũng từ sau đó mọi người đều có suy nghĩ là ‘bên trong vụ án này chắc chắn còn ẩn tình khác’ . Như vậy vụ án "1. 19" rốt cuộc thật là tác phẩm của một tên sát nhân biến thái? Tôi sẽ phân tích tâm lý hoạt động và trạng thái của hung thủ, cũng như cho ra quan điểm của mình về vụ án này ở phần III phân tích. Nhưng trước đó chúng ta hãy xem một suy luận khác cũng từ một topic trên mạng, so với "Hắc Di Tát" chỉ đơn thuần phỏng đoán, vị sau lại cống hiến những chi tiết ‘nghe có vẻ thật hơn’ về vụ án này.


      Trả lời kèm trích dẫn

    4. #14
      Tham gia ngày
      13-11-2014
      Bài viết
      652
      Cấp độ
      237
      Reps
      11792

      Phần hai:
      Chuyến thăm viếng và suy luận của của "Chủ nhân Điệu Hồng Hiên"

      Vào cuối tháng sau năm 2008, diễn dàn Tianya chính thức đóng topic 《 Một vài ý kiến về vụ án phanh thây ở đại học Nam Kinh 》 , sự hiếu kì của các cư mạng dường như cũng đã lắng xuống, nhưng cơn sóng dấy lên từ internet này vẫn chưa hoàn toàn yên tĩnh, sau hàng loạt các bài đưa tin dài kì về vụ án phanh thây ở đại học Nam Kinh, một cư dân mạng ở Sơn Đông đã không chịu được sức hút của vụ án mà bắt đầu đi điều tra. Anh ta chính là "Chủ nhân Điệu Hồng Hiên "

      "Chủ nhân Điệu Hồng Hiên", tên thật Ân Đức Nghĩa, nam, người Chư Thành, Duy Phường, Sơn Đông, hiện cư trú ở Bắc Kinh, profile của anh ta ở weibo cho biết, anh sinh ngày 14 tháng 10 năm 1976, năm 2008 anh ta 32 tuổi, không nghề nghiệp, thông qua những status và tần suất đăng status của anh ta trên weibo có thể đoán chức nghiệp của Ân Đức Nghĩa là một người chuyên viết tin tức trên internet, đồng thời anh ta còn chủ động cung cấp tin tức trong nước ra nước ngoài, bài đưa tin về vị phanh thây ở đại học Nam Kinh của anh ta ngay sau đó đã được trang Voachinese làm thành chuyện đề, chính bản thân anh ta cũng thừa nhận, vào năm 2008 khi sự kiện Hũ An phát sinh, anh ta đã từng nhận được một cuộc điện thoại phỏng vấn từ truyền thông nước ngoài, sưu tầm tin tức của anh ta từ khoản cuối năm 2008 tới đầu năm 2009, sẽ phát hiện anh ta gia nhập một công ty tên là “Kế hoạch doanh tiêu Chính Phương”, chức vụ của anh được trang web của công ty này ghi là ‘chuyên viên kế hoạch’, nhưng mười năm sau thì công ty này không còn bất cứ thông tin nào liên quan tới anh ta, người hiện đang là chuyên viên kế hoạch của công ty này cũng không phải anh ta, chắc là anh ta đã từ chức rồi.

      ( hình ảnh của "Chủ nhân Điệu Hồng Hiên" Ân Đức Nghĩa theo như trên baidu )

      Lấy tuổi của Ân Đức Nghĩa, thì hẳn anh ta là tốp người đầu tiên sử dụng weibo ở Trung Quốc, trong những diễn đàn cũ ver 1.0 đều thấy tài khoản của anh ta, giờ chúng ta vẫn có thể tìm được rất nhiều tin tức được anh ta đăng tải ở các trang blog cũ như “Blogchina” “blog.163” nơi mà chỉ dành cho những người trung niên tụ tập, nội dung trong các bài viết của anh ta đều liên quan đến các vấn đề chính trị hoặc phê bình, chuẩn xác mà nói thì anh ta toàn đăng các bài chửi rủa, cực đoan bất mãn với hiện trạng của Trung Quốc, văn vẻ của anh ta đầy hận thù, trong trang blogchina của Ân Đức Nghĩa hiện có 133 status, tất cả đều là những chủ đề dạng này 《 Một cách nói khác về Alpaca》, 《 sau trăm tuổi tất cả đều là súc sinh 》, 《 Đồ rùa con, chúng ta sẽ gặp lại nhau sau giải phóng》, 《 Hai thằng ngốc ở đại học pháp luật Hoa Đông》 , từ đó ta có thể thấy được Âu Dức Nghĩa dù đã sớm qua tuổi ba mươi những vẫn không hề trường thành ổn trọng như người lớn, càng không có niềm đam mê văn học như cái anh ta đã tự xưng rằng trong cái ID của mình rằng anh ta là chủ nhân của "Điệu Hồng Hiên" – thư phòng của Tào Tuyết Cần.

      Mà càng thú vị là, sau khi xem hết tất cả các status của Ân Đức Nghĩa, ta không thấy bất cứ status nào có liên quan tới vấn đề tra án, ta đều biết trong thế giới ảo internet, những gì mà các cư dân mạng đăng lên, như các bài bình luận, trạng thái cập nhật tin tức, đều có thể phản ánh sở thích, hứng thú hoặc chuyên nghiệp của người đó. Rất rõ ràng, "Chủ nhân Điệu Hồng Hiên" không phải là người say mê gì với việc điều tra phá án như "Hắc Di Tát". Sở dĩ tôi tốn nhiều từ như vậy để giới thiệu Ân Đức Nghĩa, là chỉ muốn nói rõ rằng, năm 2008 Ân Đức Nghĩa lấy thân phận một cư dân mạng tham gia vụ án ‘1.19’ là một điều rất đáng nghi.

      Về cái topic liên quan tới vụ án phanh thây ở đại học Nam Kinh của "chủ nhân Điệu Hồng Hiên" Ân Đức Nghĩa, vì topic này khá linh tinh, nên muốn xem hết cũng không dễ dàng gì, tôi tốn một ngày góp nhặt được đại bộ phận topic, toàn bài viết ước chừng 2 vạn 2 ngàn chữ, chia làm hai phần, phần đầu ước chừng khoảng một vạn năm nghìn chữ, miêu tả tỉ mỉ quá trình anh ta và một nữ phóng viên khác cùng đi đến Giang Tô, Khương Yển thăm viếng cha của Điêu Ái Thanh là ông Điêu Nhật Xương, phần sau khoản bảy ngàn chữ, là phỏng đoán của anh ta về vụ án Điêu Ái Thanh. Những tư liệu có ích trong phần đầu bài viết của anh, tôi đã viết trong phần ghi chép đầu tiên, ở đây tôi sẽ không nhắc lại nữa, mà chỉ phân tích xem, bài viết của anh ta có vấn đề gì, tôi đã chép lại một vài đoạn trong bài viết đó cho mọi người tham khảo:

      Ân Đức Nghĩa đầu tiên là giới thiệu cuộc gặp gỡ của anh ta và nữ phóng viên, khi biết cô này chuẩn bị phỏng vấn vụ án ‘1.19’, anh ta đã viết thế này:

      "Cô ấy ( chỉ nữ phóng viên, chú thích của tác giả ) nói cho tôi biết, cô muốn tham gia vụ này, tôi lo cô ấy sẽ bỏ cuộc nữa chừng, vì đây là một đất nước đen tối, rất nhiều chân tướng đều bị giấu đi, truyền thông vì sinh tồn, nên dù có tinh thần hào hiệp thế nào cũng phải quan tâm tới sự sống còn của mình trước. Nếu đã có truyền thông chịu đưa tin về vụ án li kì này, tôi đương nhiên rất vui. . ."

      Sau đó Ân Đức Nghĩa trước khi đến Giang Tô đã bàn bạc chuyện này với một người bản suốt một đêm dài anh ta viết:

      "Qua nhiều năm vậy rồi, anh ta ( chỉ người bạn của Ân Đức Nghĩa, tác giả chú thích) vẫn luôn duy trì tôi, đồng ý theo dõi tất cả những chuyện tôi đã làm. Càng lo lắng hơn cho sự an toàn của tôi. Có những bài viết rất đáng sợ rất có thể bị khiến mình bị cuốn vào sóng gió, nhưng tôi chưa từng buông tha cho lý tưởng của mình, tôi muốn càng nhiều người nhìn rõ xã hội đen tối này, biết về cái đất nước mang bệnh trầm kha này, mỗi người góp một chút sức, sẽ có thể thay đổi đất nước này từ căn bản."

      Khi đến đến Nam Kinh , trên đường đi tới nhà Điêu Nhật Xương, Ân Đức Nghĩa và nữ phóng viên đã gặp một nghiên cứu sinh, ba người nói về vụ án ở đại học Nam Kinh, anh ta có viết:

      "Làm tôi kinh ngạc vô cùng. Không thể không bội phục cái sự phong toả truyền thông của chính đảng này, họ khống chế ngôn luận quá mức hoàn hảo …. Xem ra đám cầm đầu nghiên cứu lý luận kia, nên nghiên cứu thêm vài trò hay ho nữa để đùa bỡn dân chúng Trung Quốc. Dùng mấy cái lý luận bốc mùi đó khống chế tư tưởng của dân chúng là bất khả thi. Cho tới giờ chưa bao giờ có một vị chúa cứu thế, càng chẳng có tư tưởng chó má hay chủ nghĩa nào cứu vớt được nhân loại, bảo thủ ngoan cố mà cung phụng những lý luận đó, không diệt vong thì quả là kì tích."

      Đúng vậy, các bạn không có nhìn lầm đâu, trong bài viết được cho là nghiên cứu kỉ càng tỉ mỉ có thể xem như tư liệu về vụ án phanh thây ở đại học Nam Kinh đó, ngoại trừ những ý kiến tác giả phản bác các suy luận khác, phỏng đoán và ghi chép không khác gì sổ thu chi, thì hơn phân nữa nội dung đều là như 3 đoạn trên, tác giả chỉ biểu lộ tư tưởng và cái nhìn của mình với xã hội. Mở đầu bài viết, Âu Đức Nghĩa đã biểu hiện rõ ràng thái độ của mình với vụ án này ———— anh ta kiên trì nhận định vụ án "1. 19" còn có ẩn tình khác, anh ta chú ý vụ án "1. 19" không phải như một người yêu thích phá án chú ý tới một vụ án, mà là vì "Công bố một sự thật bị che dấu". Ngay từ đầu, "chủ nhân Điệu Hồng Hiên " Ân Đức Nghĩa đã ôm ý nghĩa này để tham gia điều tra vụ án, trong đầu anh ta đã sớm kết luận rằng kẻ gây án là một tầng lớp nào đó. Với anh ta thì việc vạch trần chân tướng của chính phủ Trung Quốc mới là mục đích chính, chứ không phải là vì tìm kiếm manh mối của vụ án ‘1.19’.
      Ngày 5 tháng 7, Ân Đức Nghĩa và nữ phóng viên tới Khương Yển, vì giả mạo làm ‘cảnh sát Nam Kinh’, bị anh chồng của Điêu Ái Thanh phát hiện, báo cảnh sát, cảnh sát Khương Yển sau khi liên hệ với cảnh sát Nam Kinh đã bắt hai người lại.

      Sau đó Ân Đức Nghĩa lại dùng một phần dài để"Lên án mạnh mẽ" cảnh sát Khương Yển vi phạm nhân quyền, xâm phạm quyền công dân, tuy rằng cảnh sát ở đó chỉ mời anh ta về đồn làm ghi chép, thu thập vân tay mẫu máu, thậm chí khi dẫn hai người họ về đồn, cảnh sát vì chú ý tới cảm xúc của Ân Đức Nghĩa mà để anh ta ngồi ở ghế đằng trước. Nhưng trong mắt Ân Đức Nghĩa, cảnh sát Khương Yến ngắt ngang cuộc phỏng vấn của anh ta, hoàn toàn là ‘bằng chứng’ chứng minh vụ án Điêu Ái Thanh ‘có người đứng sau, cản trở phá án’. Sau khi ở một buổi chiều trong đồn, chờ Ân Đức Nghĩa ra ngoài mới biết nữ phóng viên đã rời khỏi Khương Yển trước, anh ta quyết định lần nữa tới nhà Điêu Nhật Xương, xem xét những vật dụng Điêu Ái Thanh từng dùng rồi trở về. Một tuần sau đó, Ân Đức Nghĩa bắt đầu đăng bài nhật kí về chuyến đi thăm của mình, cũng ở cuối bài thêm vào những phỏng đoán của mình về vụ án này.

      Đầu tiên, anh ta nghi ngờ nội tạng của Điêu Ái Thanh không còn đầy đủ, lý do là lúc tư liệu của vụ án bị tuồng ra, không ai có thể chứng minh nội tạng của cô đòn đủ, mà trong thời gian phát hiện vụ án, số lượng phẩu thuật cấy ghép gan ở một bệnh viện nào đó của Nam Kinh có quan hệ với quân đội đột nhiên tăng cao, vì thế Ân Đức Nghĩa tin rằng anh ta có đủ lý do hoài nghi nguyên nhân cái chết của Điêu Ái Thanh có liên quan tới việc buôn bán nội tạng phi pháp.

      Thứ hai, anh ta nghi ngờ tiểu thuyết “Vật kỷ niệm” của Vương Đại Tiến đã miêu tả lại vụ án phanh thây nữ sinh, mà lúc xảy ra vụ án, Vương Đại Tiến vừa lúc cho xuất bản lại tiểu thuyết của mình sau khi đã tỉnh chỉnh tình tiết bên trong, vì thế Ân Đức Nghĩa tin rằng anh ta đủ lý do ngoài nghi cái chết của Điêu Ái Thanh, có liên quan tới quần thể các tác giả viết tiểu thuyết.

      Thứ ba, anh ta nghi ngờ ban lãnh đạo của đại học Nam Kinh, vì các thầy cô ở đây không nghiêm khắc điều tra việc ăn ngủ của các sinh viên, việc thiếu ý thức trong quản lý ktx của đại học Nam Kinh là nguyên nhân quan trọng dẫn tới cái chết của Điêu Ái Thanh.

      Thứ tư, anh ta nghi ngờ vai trò của chính phủ và quân đội Nam Kinh trong vụ án này, lý do là khu vực xung quanh đại học Nam Kinh cũng là chung quanh khu vực trung tâm thành phố là nơi ở của khá nhiếu quan chức chính phủ và quân đội. Anh ta cho rằng hung thủ vứt xác xa như vậy, cần có phương tiện giao thông, mà năm 1996 ở Nam Kinh chỉ có quan chức nhà nước có thể tự do sử dụng ô tô, đồng thời anh ta còn tin chắc rằng, nơi ở của những quan chức này vào năm 1996 tuyệt đối không bị cảnh sát đến điều tra.

      Thứ năm, anh ta nghi ngờ cách phá án và điều tra của cảnh sát Nam Kinh năm đó, lý do, đầu tháng 7 năm 2008. cảnh sát Nam Kinh sử dụng mẫu máu của cha Điêu Ái Thanh để làm xét nghiệm, điều này cho thấy vào năm 1996, cảnh sát Nam Kinh đã điều tra một cách vô ích, và vụ án này tới nay chưa phá được là do cảnh sát Nam Kinh chưa làm tròn trách nhiệm.

      Cuối cùng, anh ta tin chắc vụ án ‘1.19’ có người đứng sau, lý do là tháng 6 năm 2008, diễn đàn Tianya đã đóng một topic điều tra, và lần này anh ta đến thăm thì bị cảnh sát bắt lại.

      Đến đây, Ân Đức Nghĩa ‘Chủ nhân Điệu Hồng Hiên’trần thuật xong quá trình thăm viếng nhà Điêu Ái Thanh và tổng kết ý tưởng của mình về vụ án ‘1.19’, anh ta cho rằng vụ án này có quan hệ tới việc cấu kết của bệnh viện Nam Kinh với quần thể tác giả và quan chức nhà nước ở Nam Kinh, hơn nữa ban lãnh đạo đại học Nam Kinh và cảnh sát ở đây không làm tròn trách nhiệm, vả lại còn hợp tác che dấu vụ việc, thậm chí tới năm 2008 ‘những kẻ đứng sau’ vẫn tiếp tục che dấu vụ án, cản trở người điều tra chân tướng...
      .
      .
      .
      .
      Bạn cũng phải sợ trình độ ngâm của mình rồi QaQ.



      Trả lời kèm trích dẫn

    5. #15
      Tham gia ngày
      10-06-2015
      Bài viết
      6
      Cấp độ
      0
      Reps
      0
      coi từ hồi hè giờ vẫn chưa hết @@
      Trả lời kèm trích dẫn

    Đánh dấu

    Quyền viết bài

    • Bạn không thể đăng chủ đề mới
    • Bạn không thể gửi trả lời
    • Bạn không thể gửi đính kèm
    • Bạn không thể sửa bài
    •  

    Theo giờ GMT +7. Bây giờ là 14:07.

    Powered by vBulletin.
    Copyright© 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.
    Board of Management accepts no responsibility legal of any resources which is shared by members.