Mammon
.


Mammon - trong Tân Ước của Kinh Thánh - có nghĩa là tiền bạc hoặc của cải vật chất và có liên quan tới lòng ham muốn ích kỉ của con người đối với vật chất. Thời Trung Cổ, Mammon thường được coi là một vị thần và đôi khi có kể tên trong Thất Vương của Địa ngục.


Ngữ nguyên

Không được nhiều nhà sử học tán thành nhưng có giả thuyết cho rằng Mammon có nguồn gốc từ chữ "mammon" (tiếng Latin), chữ "μαμμωνάς mammonas " (tiếng Hy Lạp). chữ "mámóna" (tiếng Syria cổ), và chữ "mamon" (tiếng Syria) - mượn từ chữ "ממון, mamôn" (tiếng Do Thái cổ hệ Mishna, có nghĩa là tiền bạc, sự giàu có, hoặc của cải).

Dựa theo bản Textus Receptus của Tân Ước, từ "Mammon" có hai cách phát âm là: μαμμωνᾷ (theo Sermon on the Mount thuộc sách Phúc âm Matthew, 6:24), và μαμωνᾶς (Parable of the Unjust Steward thuộc sách Phúc âm Luke, 16:9, 16:11, 16:13). Cách phát âm đầu tiên mang nghĩa "một vị thần Syria, là vị thần của của cải; Vì thế [từ này] chỉ của cải vật chất và sự giàu có", còn cách thứ hai chỉ "tiền bạc, của cải, và tài sản" (chuyển tự từ chữ ממון trong tiếng Syria). Kinh thánh phiên bản King James KJV sử dụng "mammon" cho cả hai cách phát âm kể trên, còn nhà phiên dịch John Wycliffe thì lại dùng từ "richnessis". Kinh thánh phiên bản sửa lại tiêu chuẩn RSV giải thích Mammon là một "chữ Semit dùng để chỉ tiền bạc hoặc sự giàu có".

Từ mammon vốn đã được nhắc tới khá sớm trong các sách Phúc âm, ví dụ như: của Didascalia ("De solo Mammona cogitant, quorum Deus est sacculus ") và thánh Augustine ("Lucrum Punice Mammon dicitur ").

Các tín đồ Cơ Đốc thường dùng mammon như là một từ miệt thị sự háu ăn, chủ nghĩa vật chất, tham lam, và những của cải phi pháp.



Các hóa thân

Giám mục Gregory xứ Nyssa từng khẳng định rằng Mammon là một tên khác của ác thần Beelzebub.

Trong thời Trung Cổ, người ta thường gắn liền Mammon với hình tượng là con quỷ của sự giàu có và tính tham lam. Vì thế, Peter Lombard viết, "Sự giàu có được gọi theo tên của một con quỷ, chính là Mammon, bởi theo ngôn ngữ xứ Syria thì Mammon là tên của con quỷ đã tạo ra cách gọi sự giàu có" ("Riches are called by the name of a devil, namely Mammon, for Mammon is the name of a devil, by which name riches are called according to the Syrian tongue"). Piers Plowman cũng cho rằng Mammon là một vị thần. Còn Nicholas de Lyra chú giải - về một đoạn trong sách Phúc âm Luke - như sau: "Mammon là tên của một con quỷ". ("Mammon est nomen daemonis").

Albert Barnes - trong quyển sách Notes on the New Testament - khẳng định rằng Mammon là một từ trong tiếgn Syria dùng để chỉ một hình tượng được tôn thờ như vị thần của sự giàu có, tương tự như Plutus trong thần thoại Hy Lạp, nhưng sau đó ông lại không hề đưa ra dẫn chứng nào.

Mammon khá tương tự mới hai vị thần Plutus (thần thoại Hy Lạp) và Dis Pater (thần thoại La Mã), và có thể hình tượng vị thần này đã được xây dựng dựa vào họ. Đặc biệt khi Plutus đã xuất hiện trong sử thi Thần khúc với hình dạng một con quỷ trông tương tự như sói (ở thời Trung Cổ thì hình tượng chó sói luôn gắn với sự tham lam).



Trong nền văn hóa của các nước

  • Với các nước Slav, "Mamona" (hoặc "Mamuna") là từ đồng nghĩa với "mammon" và hiện nay nó đang được sử dụng để ám chỉ tiền bạc - theo nghĩa tiêu cực - ở Ba Lan.
  • Trong hai ngôn ngữ Phần Lan và Estonia, "mammona" thường được coi là từ đồng nghĩ với của cải vật chất.
  • Ở Đức, "Mammon" là tiếng lóng để chỉ tiền bạc.
  • Trong nền văn hóa đại chúng hiện nay, vô số game, phim, anime, tiểu thuyết,... có nhân vật tên là Mammon.



Nguồn: Wikipedia | Dịch: Johanna A.P.| Website: Vn-Sharing.Net
Vui lòng ghi rõ link nguồn khi copy bài viết.
Nếu phát hiện lỗi sai, thiếu sót trong bài dịch, xin vào topic hồi báo, góp ý.