Omamori


Một loại omamori được dùng để "bảo vệ" người đeo, kí hiệu phía trên cho thấy nó có nguồn gốc từ đền Fujisaki Hachimangū


Omamori
.


Omamori (御守 hoặc お守り ) nhìn chung là các loại bùa hộ mệnh của Nhật (bùa cầu bình an, cầu may...), thường được bán ra tại các địa điểm tôn giáo và hướng tới các vị thần của Thần Đạo và Phật Giáo, tương truyền chúng có thể đem tới nhiều dạng may mắn và bảo vệ cho con người.



Nguồn gốc

Từ mamori vốn có nghĩa là sự bảo vệ, nên từ omamori - một dạng kính ngữ hóa của mamori - có nghĩa là 'để bảo vệ'. Từ đầu được làm ra từ giây hoặc gỗ, omamori hiện đại thường là các vật dụng nhỏ được đặt trong một chiếc túi thổ cẩm, có thể kèm theo lời cầu nguyện, hoặc dấu khắc tôn giáo. Omamori được bán ở cả các đền Thần Đạo và chùa Phật Giáo ở Nhật và dù theo tôn giáo nào thì người ta cũng có thể tự do mua loại bùa hộ mệnh này.

Mặc dù chủ yếu nhắm tới mục đích cá nhân của những người thăm viếng, nhưng omamori cũng được coi là một hình thức đóng góp cho ngôi đền/chùa mà họ đã tới. Ngoài ra, người ta có thể tặng omamori cho nhau như là một vật thể hữu hình để cầu may mắn.



Thiết kế

Lớp bao bọc bên ngoài của omamori thường là thổ cẩm hoặc mẩu giấy/gỗ gói kín có viết lời cầu nguyện và được coi là sẽ đem lại may mắn cho người đeo nó trong những trường hợp/nhiệm vụ đặc biệt. Chúng cũng được dùng để xua đi xui xẻo và ngày nay thường thấy nhất là được gắn trên cặp, túi xách, móc treo xe hơi, móc trang trí điện thoại...

Chất liệu làm ra omamori cũng thay đổi dần theo thời gian: từ giấy hoặc gỗ đến hầu như mọi loại chất liệu (như giấy cứng, thẻ tín dụng...) của thời hiện đại. Quá trình sản xuất omamori đã phần nào bị thương mại hóa, đặc biệt là khi những ngôi đền/chùa nổi tiếng không cung ứng đủ số lượng cho khách viếng thăm. Tuy nhiên, các nhà sư đều không mấy hài lòng với chất lượng của các omamori do nhà máy sản xuất số lượng lớn thế này.



Chức năng

Omamori có một số loại chức năng đặc biệt như:
  • kōtsū-anzen: traffic safety-protection for drivers and travelers of all sorts
  • yaku-yoke: xua đuổi điềm xấu/quỷ dữ
  • kaiun: cầu may mắn, thuận lợi
  • gakugyō-jōju: chuyên cho giới học đường, thường dùng để cầu vượt qua các kì thi quan trọng
  • shōbai-hanjō: thuận lợi trong kinh doanh và tiền bạc
  • en-musubi: cho cả người độc thân (cầu tình duyên) và người đã lập gia đình (cầu cuộc sống hạnh phúc)
  • anzan: chuyên cho các thai phụ, cầu mang thai và sinh nở an toàn, mẹ con khỏe mạnh
  • kanai-anzen: cầu bình an, thuận lợi cho gia đình

Theo thông tục thì không nên mở omamori ra, nếu không thì bùa sẽ mất linh và phải đeo nó theo bên người, như trên ví hoặc cặp... thường xuyên. Loại bùa này được thay đổi mỗi năm một lần để xua đi xui xẻo của năm cũ. Chúng thường được gửi trả về ngôi chùa nguyên gốc đã bán ra và chủ yếu là vào đúng hoặc hơi trễ hơn ngày Tết, để người ta có thể mua omamori mới và bắt đầu một năm nhiều may mắn.

Quẳng omamori vào thùng rác cũng là một hành động không nên, thường thì những vật linh thiêng như thế này sẽ được đốt như là một cách để cảm ơn vị thần đã phù hộ cho người đeo bùa trong suốt cả một năm.

Nếu trong một ngôi đền/chùa mà không có loại omamori phù hợp cho mục đích của mình thì người viếng có thể yêu cầu sư trụ trì thiết kế riêng cho mình một cái đặc biệt. Nếu nhiều người cùng yêu cầu một loại omamori thì rất có thể ngôi đền/chùa đó sẽ bắt đầu sản xuất chúng với số lượng lớn hơn.




Nguồn: Wikipedia | Dịch: Johanna A.P.| Website: Vn-Sharing.Net
Vui lòng ghi rõ link nguồn khi copy bài viết.
Nếu phát hiện lỗi sai, thiếu sót trong bài dịch, xin vào topic hồi báo, góp ý.