Hằng Nga



Chữ Hán
嫦娥
Tiếng phổ thông
Hanyu Pinyin
Cháng'é
Wade–Giles
Ch'ang2-o2
Tiếng Cám
Romanji
Song4 ngo4
Tiếng Quảng Đông
Jyutping
Soeng4 Ngo4
Yale Romanization
Sèuhng Ngòh
Tiếng Mân Nam
Hokkien POJ
Siông-ngô͘
Tên khác
Chữ Hán
姮娥
Tiếng phổ thông
Hanyu Pinyin
Héng'é
Wade–Giles
Heng2-o2
Tiếng Mân Nam
Hokkien POJ
Sò͘-ngô͘

Hằng Nga
.

Hằng Nga hay Thường Nga, ban đầu được biết đến là chị Hằng, là nữ thần mặt trăng của Trung Quốc. Hằng Nga là đề tài của một số truyện cổ tích trong thần thoại Trung Quốc, đa số đều gắn với các yếu tố sau: Hậu Nghệ - cung thủ, ông vua hoặc nhân từ hoặc độc ác, thuốc trường sinh, và dĩ nhiên là mặt trăng. Ngày nay, Hằng Nga còn là tên của Chương trình thám hiểm mặt trăng của Trung Quốc.


Truyền thuyết
.

Có rất nhiều câu chuyện về Hằng Nga, bao gồm một câu chuyện nổi tiếng được cho là nguồn gốc của Tết Trung thu. Từ thuở xa xưa, mười người con trai của Ngọc Hoàng biến thành mười mặt trời, mọc trên trời cao và thiêu đốt mặt đất, gây khó khăn cho người dân. Cung thủ Hậu Nghệ đã bắn hạ chín mặt trời, chỉ để một người con trai của Ngọc Hoàng làm mặt trời, và được ban thưởng thuốc trường sinh. Nhưng anh đã không lập tức sử dụng mà giấu viên thuốc trong nhà, bởi anh không muốn trở nên bất tử mà không có người vợ thân yêu của mình, Hằng Nga ở bên. Tuy nhiên, trong lúc Hậu Nghệ ra ngoài đi săn, người học việc của anh, Fengmeng, đột nhập vào nhà anh và ép buộc Hằng Nga đưa hắn thuốc trường sinh. Hằng Nga không cho và đã nuốt viên thuốc đó. Sau đó, Hằng Nga bay lên trời, và trú ngụ tại mặt trăng. Hậu Nghệ phát hiện chuyện đã xảy ra và buồn bã vô cùng, nên anh đã bày hoa quả và bánh trái Hằng Nga thích, và cúng tế cho Hằng Nga.


Thờ cúng
.

Văn bản bói toán Quy Tàng Dịch được phát hiện gần đây chứa câu chuyện của Hằng Nga như là câu chuyện giải nghĩa cho Quẻ 54 trong Kinh Dịch, “Lôi Trạch Quy Muội”.

Vào ngày Trung thu, đêm trăng rằm của tháng tám âm lịch, người ta đặt bàn thờ ngoài trời về phía mặt trăng để thờ cúng Hằng Nga. Bánh trung thu được đặt trên bàn thờ để Hằng Nga ban phúc. Người ta cho rằng Hằng Nga ban sắc đẹp cho những ai thờ phụng mình.


Do thám không gian
.

Hằng Nga được nhắc tới trong một cuộc trò chuyện giữa Houston Capcom và phi hành đoàn Apollo 11 trước khi đặt chân lên Mặt trăng lần đầu tiên vào năm 1969:

Houston: Trong số các tiêu đề trên báo liên quan đến Apollo sáng nay, có một đề nghị rằng các anh hãy để ý đến một cô gái dễ thương với một con thỏ lớn. Một truyền thuyết xa xưa kể rằng có một cô gái xinh đẹp tên là Hằng Nga đã sống trên mặt trăng 4000 năm. Có vẻ như cô ấy bị trục xuất đến mặt trăng vì đã lấy cắp viên thuốc trường sinh của chồng. Anh cũng nên tìm bạn của cô ấy, một con thỏ lớn Trung Quốc, sẽ dễ dàng nhận ra thôi vì nó luôn đứng trên chân sau trong bóng cây quế. Không có báo cáo gì về tên của con thỏ cả.

Michael Collins: Được rồi. Chúng tôi sẽ để ý đến cô gái thỏ.

Năm 2007, Trung Quốc đã phóng tàu thăm dò mặt trăng đầu tiên, tàu vũ trụ tự hành mang tên Hằng Nga 1 để vinh danh nữ thần. Tàu thăm dò không người lái thứ hai, tên là Hằng Nga 2, đã được phóng vào năm 2010. Tàu vũ trụ Hằng Nga thứ ba, đồng thời là tàu đổ bộ được đặt tên là Hằng Nga 3, đã hạ cánh trên mặt trăng vào thứ bảy ngày 14 tháng 12 năm 2013 khoảng 09:12 tối, theo giờ Bắc Kinh, khiến Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới đưa được tàu do thám lên mặt trăng thành công sau Liên Xô và Hoa Kỳ. Cuộc hạ cánh còn đưa thiết bị thám hiểm tự hành Yutu (“Thỏ Ngọc”) lên bề mặt mặt trăng, bắt đầu sứ mệnh kéo dài hàng tháng của mình. Đó là lần hạ cánh mặt trăng đầu tiên kể từ sứ mệnh Luna 24 của Nga năm 1976.




Bức họa Nữ thần mặt trăng Hằng Nga thời Minh.

Trong các nền văn hóa khác
.

  • Vào năm 2003, câu chuyện Hằng Nga được chuyển thể thành phim truyền hình Trung Quốc mang tên Moon Fairy, với sự tham gia của diễn viên Singapore Fann Wongand (Phạm Văn Phương) và Christopher Lee.
  • Hằng Nga xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân và các bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết. Câu chuyện của cô có một chút thay đổi từ việc cô đi đến mặt trăng vào lần đầu tiên tới thiên đường, và sau này được phép sống trên Mặt trăng sau một sự việc liên quan đến cô và Trư Bát Giới.
  • Câu chuyện của Hằng Nga và chồng cô, Hậu Nghệ được chuyển thể thành một tác phẩm trong vũ điệu tạo ra bởi Shen Yun Performing Arts.
  • Mao Trạch Đông nhắc tới đến Hằng Nga trong bài thơ nổi tiếng nhất của ông, Broken is the High Column, về người vợ bị giết của mình, Dương Khai Tuệ.
  • Huyền thoại về Hằng Nga đóng một vai trò nổi bật trong cuốn sách dành cho trẻ em của Amy Tan, The Moon Lady, kể lại từ cuốn tiểu thuyết người lớn của cô, The Joy Luck Club.
  • Nhân vật Artemis trong anime Beast Wars II là một cô gái người máy, sống trên mặt trăng của Gaia với con thỏ biến đổi tên là Moon, dựa trên Hằng Nga. Tên của nhân vật, "Artemis", đề cập đến nữ thần mặt trăng của Hy Lạp.
  • Hằng Nga và Thỏ Ngọc xuất hiện thoáng qua trong một câu chuyện ngắn tại webcomic Gunnerkrigg Court.
  • Hằng Nga là một nhân vật câm trong game MOBA Smite. Trong trò chơi cô đi cùng Thỏ Ngọc, đóng vai trò là một trong những khả năng của cô và nói hộ cô khi sử dụng trò chuyện bằng giọng nói và biểu lộ cảm xúc.
  • Hằng Nga là nguồn cảm hứng lớn cho nhân vật Kaguya Otsutsuki của series manga Naruto.






Nguồn: en.wikipedia.org | Dịch: HT Rosa | Website: Vn-Sharing.Net
Vui lòng ghi rõ link nguồn khi copy bài viết.
Nếu phát hiện lỗi sai, thiếu sót trong bài dịch, xin vào topic hồi báo, góp ý.