oOo VnSharing oOo

Go Back   Diễn đàn > Các box về Anime > Thảo luận Anime > Review/Preview >

Trả lời
Kết quả 1 đến 10 của 19
 
  • Công cụ
  • Hiển thị
    1. Deconstruction In Anime - Phương Pháp Phân Giải Trong Anime




      Click vào để nghe nhạc

      Trước tiên, để nắm được bài này thì xin bạn làm quen với các thuật ngữ:
      • Tropes: các motif thường thấy, sự kiện vấn đề thường diễn ra để dẫn đến kết qua thường gặp.
      • Genre: thể loại
      • Cliches: ý tưởng rập khuôn, thiếu sáng tạo và tính nguyên tác.



      1/ Vậy Deconstruction Là Gì ?


      Deconstruction(sự phân giải) là một phương pháp được sử dụng trong lối viết truyện mà mục đích là giúp người xem đặt nghi vấn bằng cách đào sâu những “hạt sạn” lên các motif/clichés thường thấy hoặc thậm chí là trong các thể loại thường gặp. Một câu truyện deconstruct một trope hoặc một thể loại hay gặp sẽ dẫn dắt người xem đến với những motif thông thường dưới lăng kính hiện thực. Để rồi từ đó, bằng cách khai thác các khuyết điểm này qua chủ nghĩa hiện thực, câu chuyện sẽ cho người xem nhận thấy vì sao cái kết thất bại trong việc tái tạo lại kết quả điển hình hoặc tiết lộ những sự thật đáng sợ đằng sau những motif này.

      Khi đọc xong bài này thì mình hy vọng bạn sẽ phần nào hiểu được deconstruction và sự ảnh hưởng của thủ thuật này trong nghệ thuật giải trí nói chung và anime nói riêng.


      The Witcher – Sách và Games



      Nếu như bạn chưa nghe đến Witcher bao giờ thì hãy chơi ngay đi vì bạn đang phí phạm cuộc đời game thủ nếu chưa thử qua siêu phẩm này đấy :v.

      Nhìn chung, cả sách lẫn game đều deconstruct rất nhiều những fantasy tropes thường gặp bằng cách khám phá ra cơ chế hoạt động đằng sau những motif anh hùng quen thuộc.



      Anh hùng thường là hiệp sĩ trong bộ áo giáp sáng bóng, xuất hiện ở giữa cuộc chiến hoành tráng, chuyên đi giúp người yếu thế và bảo vệ họ khỏi quái vật hung dữ.
      Geralt chỉ là kẻ đi chém thuê, săn quái vật. Anh nhanh chóng nhận ra làm anh hùng chẳng bao giờ bõ công, hiệp sĩ trong mắt anh chỉ là thứ ngớ ngẩn, cổ hữu.
      Người anh hùng khám phá ra định mệnh của mình là “người được chọn” với trọng trách giải cứu thế giới. Mọi người xung quanh ai cũng ngạc nhiên pha lẫn nghi ngờ, nhưng vị anh hùng đã xuất sắc hoàn thành nghĩa vụ của mình.
      Geralt không phải là kẻ được chọn mà là Ciri. Tuy nhiên, vai trò của Ciri trong câu truyện chỉ là người bị điều khiển và lợi dụng bởi những kẻ mong mỏi năng lực của cô.
      Từ khi Gandalf được dùng làm hình mẫu lý tưởng cho pháp sư phù thủy thì vai trò của họ trên con đường giúp vị anh hùng hoàn thành nhiệm vụ là người thầy, cố vấn. Phép thuật là thứ có nét đẹp huyền bí..
      Pháp sư thực chất là nhà khoa học không đạo đức (thí nghiệm trên động vật và con người). Phù thủy là những cô gái khá xấu xí phải sử dụng phép thuật để có được sắc đẹp hiếm thấy (nhưng lại dễ dao động, không tự tin).
      Trong thế giới fantasy thì đa phần loài người cùng chung sống hòa hợp với những giống loài khác như rồng, elves(giống tiên) và dwarves (người lùn). Vào thời khắc tàn khốc, họ có thể làm đồng minh với nhau để chống lại kẻ thù chung như orcs và undead.
      Những giống loài khác người không thể chung sống cùng con người vì sự khác biệt trong văn hóa và dân số. Nạn phân biệt chủng tộc đẩy các giống loài này đến chỗ suy vong rồi dần tiệt chủng.

      Mặt khác, những mẩu chuyện nhỏ trong The Last WishSword of Destiny cũng đồng thời deconstruct những tropes rất thường gặp trong các câu chuyện cổ tích. Vấn đề này cũng có đề cập trong phiên bản mở rộng Blood & Wine của The Witcher 3.
      Một ví dụ là câu chuyện cổ tích của nàng công chúa tóc dài Rapunzel. Cô bị giam giữ trong tòa tháp trong rất nhiều năm, không chịu được cuộc sống đơn độc đã treo cổ tự sát bằng chính mái tóc dài của mình, trong khi vị hiệp sĩ đã té tháp mà chết từ rất lâu.


      Các Ví Dụ Khác Trong Điện Ảnh



      Siêu phẩm The Dark Knight của Nolan đã deconstruct hình tượng xã hội, Batman và mối quan hệ của anh với Joker. Trong các bộ phim về người kỵ sĩ màn đêm này thì thiện ác, phải trái và đúng sai luôn rõ như ban ngày. Thế nhưng, chỉ đến khi Nolan tham gia chỉ đạo siêu phẩm này hình ảnh siêu anh hùng Batman mới được đem đi phác họa một cách xác thực nhất: Dù những hành động, lý tưởng của Batman được dựa trên "công lý", nhưng về bản chất Batman cũng vẫn như một thằng tội phạm hệt như gã Joker - đều là những kẻ hành động ngoài vòng pháp luật và bẽ gãy luật lệ.

      Thay vì công lý của các vị siêu anh hùng thường song hành với pháp luật để tạo sự thuận tiện cho cách giải quyết vấn đề triệt để, thì Nolan đã tạo ra một hình tượng anh hùng với phẩm chất đạo đức của bản thân và mang đầy cá tính riêng(đây là một Bruce Wayne không giống với bất kì Bruce Wayne nào khác mà bạn từng biết), cũng chính vì lẽ đó mà người hùng đã tự đúc kết ra lý tưởng và phong tác hành động cho riêng mình dù có phải vi phạm pháp luật. Các bạn có biết vì sao Batman lại không thể giết The Joker? Dù cho Joker có thách thức Batman, có bắt đi người yêu quý nhất của anh và thực hiện những thủ đoạn ghê tởm khác? Vì một khi Batman giết Joker, nghĩa là Joker đã thắng trong cuộc chơi này rồi. Nếu Batman giết một sinh mạng, cũng đồng nghĩa với việc anh ta không hề khác gì một thằng tội phạm chạy đi theo đuổi lý tưởng được gọi là "công lý" mù quán của chính bản thân. Trong một xã hội mà khi "công lý" bị ràng buộc bởi luật pháp thì hành động của cả anh hùng lẫn kẻ phạm tội đều được cho là kẻ xấu như nhau. Trong cả trilogy The Dark Knight thì lằn ranh phân biệt giữa người hùng và kẻ ác trong nhân vật Batman chỉ được quyết định bằng một mạng người thôi!


      Trong các tác phẩm anh hùng hiện nay, lối viết truyện mang tính deconstruction cũng được đem vào sử dụng triệt để. Vd như series truyền hình mỹ "Daredevil" cũng deconstruct một xã hội mà khi công lý bị ràng buộc bởi hệ thống luật pháp, khiến cho Matt Murdock vốn là một người luật sư chân chính cũng phải khoát lên mình bộ áo của "quỷ" mà thực thi công lý của bản thân bất chấp phạm luật. Trong siêu phẩm Ironman của Marvel, Tony Stark muốn tạo một thế giới tốt đẹp hơn bằng những phát minh của mình, nhưng trớ trêu thay chính tập đoàn của anh lại đi bán vũ khí cho đám người khủng bố.


      A Song of Ice and Fire - nổi danh với tựa phim truyền hình chuyển thể với tên gọi Game of Thrones – deconstruct đa phần tropes trong thể loại epic fantasy nói chung khi GRRM viết một câu chuyện theo công thức nhưng lại đặt vào bối cảnh hiện thực hà khắc, tàn nhẫn mà lại mang tính nhất quán cao. Mỗi khi một trope diễn ra thì người xem có thể tìm hiểu lí do đằng sau sự xuất hiện của trope này. Spoiler alert: vd như trong trận Battle of the Bastards, Jon được kỵ sĩ Vale tiếp cứu giải thoát khỏi vòng nguy hiểm. Nhưng nếu tinh ý người xem đã có thể đoán ra trong cuộc chuyện trò giữa Jon với Sansa (Sansa vì 1 lí do “nào đó” đã nói dối, không khó để tìm ra nguyên nhân).
      Tuy vậy, không phải trope nào cũng có cái kết mong muốn (rip Young Wolf).

      Cabin in the woods - Tác phẩm deconstruct thể loại kinh dị của Mỹ. Nếu chưa coi qua bạn cứ mở trailer mà xem thử, có khi lại ngạc nhiên đấy. Tác phẩm sẽ dần cho người xem nhìn thấy những gì diễn ra đằng sau cánh gà … theo nghĩa đen. Và “Ancient Ones” mà tác phẩm đang cố làm thỏa mãn không ai khác ngoài khán giả.

      Watchmen -Tác phẩm deconstruct thời đại hoàng kim của siêu anh hùng. Họ là những người bị rang buộc bởi khuyết điểm của bản thân, thèm khát và lý tưởng đạo đức. Các siêu anh hùng chỉ là những con người bình dị vào vai diễn mà không ai có thể diễn một cách hoàn hảo. Mọi thứ đều bị đặt nghi vấn, từ địa vị của các siêu anh hùng trong xã hội loài người cho đến chính nhân dạng của người hùng và kẻ xấu.

      Một số vd khác: Hot Fuzz deconstruct cặp đôi cảnh sát trong thể loại phim ảnh hành động. Frozen deconstruct “yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên” thường thấy trong các tác bộ phim trước đó của Disney và Undertale thì deconstruct khái niệm cốt lõi của video games vd như chức năng save/load.




      Những Hiểu Lầm Khi Nói Về Khái Niệm Deconstruction


      Click vào để nghe nhạc

      Hiện nay, thuật ngữ deconstruction được sử dụng tương đối phổ biến, rất nhiều trường hợp do người sử dụng ít nắm được bản chất của thuật ngữ này. Chẳng phải bất kì thứ gì không theo lề lối của motif thông thường cũng đều là deconstruction. Đôi khi, một chủ đề diễn ra không tuân theo, hoặc sửa đổi hoặc có thể chọn lối tiếp cận vấn đề theo hướng khác so với motif thường gặp. Trường hợp này tác phẩm chỉ đang cố tạo tính nguyên tác (original) cho riêng mình mà thôi.

      Parody không mang tính phân giải. Parody đơn thuần chỉ châm biếm các trope thông dụng, khác biệt với deconstruction là phơi bày khuyết điểm của những trope này và chỉ rõ vì sao những kết quả đạt được lại không như mong đợi – when shit goes wrong. Tuy nhiên, một tác phẩm vẫn có thể kết hợp giữa parody và deconstruction vd như bộ Cabin in the Woods vừa đề cập.

      Một điểm nữa cần nói đến, một thể loại được phác họa tăm tối vẫn không phải là deconstruction. Dark fantasy vẫn chỉ là fantasy, có máu me với gore, bonus vài chủ đề tăm tối và cực đoan khác. Người xem cần tỉnh táo nhìn nhận và có chút am hiểu về những trope liên quan để phân biệt được.

       

      Neon Genesis Evangelion : Genre Deconstruction – Sự phân giải của một thể loại


      Evangelion chính là lí do thuật ngữ deconstruction được mang vào anime. Đây là tác phẩm đã tạo ra làn sóng phản ứng dữ dội làm chao đảo người xem và thay đổi bộ mặt của anime mãi về đến sau. Tác phẩm cứu cánh và lèo lái ngành công nghiệp anime tránh khỏi bờ vực diệt vong trong thập niên 90.

      Evangelion là sự phân giải hoàn chỉnh của thể loại Super Robot, nhưng tác phẩm đã tiến thêm một bước cao hơn khi đẩy cả dàn nhân vật vào trạng thái bấn loạn tâm thần. Có một sự thú vị là đạo diễn Hideaki Anno từng rơi vào tình trạng trầm cảm nặng và những gì ông trải qua đã được đem vào tác phẩm để phác họa nên tâm lý nhân vật một cách thức tế nhất. Và dấu hiệu kì thị đại bộ phận khán giả otaku của ông cũng được thể hiện phần nào qua End of Evangelion khép lại một series đầy tranh cãi thời bấy giờ.

      Nhân vật chính thường là cậu thanh niên nóng máu, lái robot để giải cứu thế giới.
      Nội cái suy nghĩ bắt một đứa trẻ lái robot khổng lồ đã là quá điên rồ. Người xem càng không thể mong đợi đứa nhóc chưa trưởng thành có tâm lý vững mà chịu được.
      Robot thường được xây dựng bởi người ông và là tài sản thừa hưởng để lại cho con cháu đời sau, thêm vào đó robot này còn được bảo trì bởi đội ngũ khoa học tiên tiến.
      Bạn nghĩ các nhà khoa học là nhẫn tâm khi bắt một đứa trẻ phải lái robot đi cứu nhân loại? Thế còn trường hợp đẩy cả chính đứa con ruột vào buồng lái robot thì gọi là gì = )) ?
      Sức mạnh tình yêu, tình bạn hoặc thậm chí là niềm tin có thể dễ dàng buff sức mạnh cho robot vượt qua mọi thử thách, khó khăn.
      Việc tâm thần của người lái liên hệ trực tiếp đến robot mang lại hậu quả khó lường và khiến Eva thành một bộ thriller tâm lý có chiều sâu.

      NGE còn thay đổi giới tính thường thấy của nhân vật: Nhân vật nam chính có cái đầu nóng tính là Asuka, trong khi Shinji thì như “cô bé” mềm yếu, dễ dao động. Rei lại là type nam dẫn trầm tính, bình tĩnh. Những tính cách này được hình thành bộc lộ qua các chấn thương tâm lý mà mỗi nhân vật đã từng trải. Mỉa mai thay tính cách rất đặc thù của cả Asuka và Rei đều được lấy làm hình mẫu cho anime đến ngày hôm nay.

      Tất cả những biểu tượng, hình ảnh tượng trưng của kinh thánh hoặc thậm chí là những cảnh quay hoành tráng, bắt mắt chỉ có tác dụng làm khán giả ấn tượng trên bề mặt (nếu bạn cố phân tích đống symbolism trong show này thì chúc bạn may mắn vậy). Ẩn sâu thì tất cả như để làm nổi bật song đề của Hedgehog: con người có thể làm tổn thương lẫn nhau nếu như họ tiếp xúc quá gần – thế nhưng, nếu chọn xa lánh thì họ sẽ cảm thấy ngột ngạt, tổn thương vì sự cô đơn. Đây là lí do vì sao tương tác của các nhân vật trong tác phẩm rất đáng để dõi theo.


       

      Puella Magi Madoka Magica – Second coming of Magodka & Homucifer


      Những tưởng sẽ không có tác phẩm nào lật đổ tượng đài Evangelion nhưng Madoka đã chứng minh sự thành công của siêu phẩm 1995 có thể phần nào được tái lập. Tương tự như việc Evangelion đã deconstruct cả thể loại super robot thì lần này Madoka tương đối thành công khi deconstruct thể loại kinh điển Mahou Shoujo. Tất nhiên nếu bỏ cả 2 lên bàn cân lịch sử thì vai trò Evangelion vẫn rất lớn, khó có tác phẩm nào so bì được, tuy nhiên bài viết này không hề có ý định so sánh bộ nào deconstruct nhỉnh hơn.

      Madoka giới thiệu người xem đến với thế giới … đầy moe, dễ thương và tràn ngập sắc màu của thể loại mahou shoujo thường thấy. Tuy vậy chỉ sau một vài tập và qua cái plot twist ít ai lường trước được trong tập 3, người xem dần nhận ra mọi việc và ngay cả tác phẩm có điều gì đó rất bất ổn, khác xa với những gì họ tưởng tượng ban đầu. Thế giới bình thản, dễ thương thường ngày của Madoka giờ đây đã tương phản rõ rệt với những gì ẩn chứa đằng sau: các mê cung tăm tối với những con phù thủy, quái vật trong hình dạng kỳ dị dần được giới thiệu đến với người xem. Chưa dừng lại ở đó, càng ngày tác phẩm càng lún sâu vào khía cạnh tâm lý, phác họa nên hoàn cảnh bi kịch mà các nhân vật phải hứng chịu. Đến đây thì đã quá rõ chúng ta đang trong thời khắc chứng kiến một sự phân giải khác của cả một thể loại tương tự như Evangelion. Nếu bạn đã từng xem Madoka trong thời điểm 2011 chắc hẳn ai cũng không thể quên cảm giác nóng ruột theo dõi từng tuần, vào các thread thảo luận đầy các post phân tích, suy luận phân giải đúng sai từ hành động, cảm xúc nhân vật cho đến lí lẽ của kyuubey là trái với đạo lí hay hợp logic (lại còn màn delay 2 ep cuối :v). Đây là một cảm giác mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hơi dài dòng, quay lại chủ đề.

      Nhân vật chính thường là một cô bé ngây thơ, nhận được năng lực và giải cứu thế giới.
      Suy nghĩ của hành động cho các bé gái làm mahou shoujo và đi đánh nhau đến chết để bảo vệ thế giới cũng điên rồ không kém hành động vứt 1 thằng tự kỷ vào robot =)
      Sức mạnh được mang lại qua một con vật dễ thương và nó cũng là người bạn đồng hành/người thầy với cô gái trong suốt câu chuyện.
      Bản chất của mahou shoujo đã được phơi bày là điên rồ và sai trái, thì cũng không khó để nhận ra QB là ác quỷ đội lốt “người bạn đồng hành”.
      Sức mạnh của tình bạn và tình yêu đánh bại mọi phép thuật hắc ám. Trái tim trong sáng làm cô bé đặc biệt.
      Dù nhân vật có muốn làm anh hùng nhưng những thèm muốn, mong ước ích kỷ trong tình cảm khiến họ rất dễ bị tổn thương.


      Những khuôn mẫu nhân vật đặc thù trong Madoka đều được deconstruct, từ hình tượng người chị cao cả (Mami) cho đến cô bé muốn làm người hùng (Saya), hoặc hình ảnh một nhân vật chính ngây thơ trong sáng(Madoka), hay cô bé “hư thân”(Kyouko) và đặc biệt là Homura – một kiểu nhân vật lạnh lùng, trầm tính rất đặc thù. Cũng như NGE, tác phẩm cho người xem nhìn thấy các tính cách khá đặc thù này bộc phác như thế nào qua lăng kính của chủ nghĩa hiện thực.

      Nếu bạn vẫn chưa nắm được thì mình xin phân tích thêm chút nữa: Madoka được phác họa là kiểu nhân vật khuôn mẫu trong các bộ mahou shoujo (ngây thơ, trong sáng, yêu bạn bè). Nhưng chính vì sự ngây thơ và yếu mềm của cô mà Madoka đã rất lưỡng lự trong việc chấp nhận lời QB “dụ khị”. Việc mang một hình ảnh đặc thù và thường thấy của một thể loại rồi áp đặt vào đó là một bối cảnh cực tăm tối, bi thảm để chứng tỏ à, xin lỗi, không có chuyện một archetype như vậy mà lại có thời gian “dễ dàng” trong tác phẩm này đâu.

      Thêm vào đó, ít người hình dung được đằng sau vẻ mặt lạnh lùng, không cảm xúc, bình tĩnh và cực ngầu của Homura là một con người trước đó đã rất mềm yếu nhưng bị chai sạn đi qua trăm lần loop. Homura không chỉ đơn thuần là một kiểu nhân vật kuudere đặc thù, mà hoàn toàn có lí do giải thích cho tính cách của cô. Đây mới chính là một sự phân giải thật sự.



      Ảnh hưởng lâu dài của genre deconstruction.


      Click vào để nghe nhạc

      Một khi tác phẩm có tính deconstruction trở nên quá nổi thì mọi thứ sẽ không bao giờ được như trước. Sau làm ra Frozen thì hiển nhiên Disney sẽ không thể dở chiêu bài “yêu từ cái nhìn đầu tiên” ra áp dụng cho các tác phẩm về sau của mình mà không bị khán giả gọi là nhảm nhí. Và sự việc tương tự cũng diễn ra với các thể loại đã được deconstruct từ trước đó như Super Robot và Mahou Shoujo. Có rất nhiều tropes đã tự thay đổi để tự làm mới hoặc để tránh hứng chịu chỉ trích từ khán giả.

      Evangelion có sức ảnh hưởng lớn đến ngay cả những anime ngoài thể loại của bộ. Từ ngoại cảnh, chủ đề, thiết kế nhân vật đều được lấy làm cảm hứng cho các tác phẩm anime mãi đến hơn 20 năm về sau. Thú vị là ở chỗ, hình mẫu Rei được cho là một sự chỉ trích đối với hình ảnh mẫu mực, nữ tính đoan trang của phái nữ ở Nhật Bản (trái ngược với hình ảnh “nữ tính” đại diện cho phương Tây của Asuka) thì đều được lấy làm khuôn để copy-paste cho các nhân vật về sau.


      Nhắc đến mecha anime, không bàn đến ảnh hưởng về thiết kế mech của bộ, thì những người tiếp tục với thể loại Super Robot đã chấp nhận các chỉ trích và khuyết điểm mà thay đổi: Cậu bé trong vai chính không tự thân mà bỏ đi, và sự hỗ trợ, động viên từ bạn bè, gia đình xung quanh có vai trò lớn trong việc “ổn định” tinh thần cho nhân vật chính tiếp tục lái mech. Eureka 7 là một ví dụ điển hình cho thể loại Super Robot sau thời đại NGE.



      Một thời gian không dài sau Madoka, người xem đã có thể dễ dàng nhìn thấy sự ảnh hưởng của tác phẩm lên thể loại mahou shoujo nói chung. Thể loại “tân cổ”(Neo-classical) mahou shoujo mà Cardcaptor Sakura khởi đầu đã khép lại. Hiện giờ trong thể loại mahou shoujo kinh điển thì chỉ còn franchise Pretty Cure là tồn tại được dựa vào thị trường riêng của chính nó. Còn lại thì dường như Madoka đã khai trừ thể loại tân cổ Mahou Shoujo và mở đường cho các tác phẩm “phân giải” khác mà điển hình là Yuki Yuna is a Hero, Genei wo Kakeru Taiyou, Selector Infected WIXOSSFate Kaleid. Bên lề, Revolutionary Girl UtenaPrincess Tutu mới chính là 2 bộ “khởi xướng” cho cái nhánh phân giải của thể loại mahou shoujo, nhưng chỉ khi Madoka xuất hiện thì tầm ảnh hưởng mới mạnh mẽ như hiện giờ. Chưa dừng lại ở đó, deconstruction còn mở đường cho một nhánh mới trong thể loại mahou shoujo là Magical Girl Warriors (Nanoha, Symphogear, AKB, etc).


      Reconstruction – Sự tái thiết trong một thể loại.


      Như một quy luật của tạo hóa, một thể loại không ngừng biến đổi và phát triển. Và reconstruction chính là câu trả lời đáp trả lại deconstruction trong một thể loại. Reconstruction vận dụng những khiếm khuyết mà deconstruction đã phơi bày, và tái tạo lại những sự kiện clichés rập khuôn theo một hướng đi mới.

      Sau thành công của NGE thì lần này Gainax đã reconstruct lại thể loại Super Robot bằng siêu phẩm Tengen Toppa Gurren Lagann. Một cậu bé có thể trở thành người hùng nếu như cậu có một kiểu mẫu đi trước và Mecha vẫn lại tuyệt vời như xưa. Sau TTGL, một phần trong studio Gainax tách ra lập nên Trigger, và Trigger cũng ko làm người xem thất vọng khi reconstruct Mahou Shoujo tropes qua siêu phẩm Kill la Kill. Bất kì tropes thông dụng nào cũng được phóng đại, cường điệu quá mức. Ngay cả đến các cảnh fanservice cũng có cả lí do đằng sau, và magical girls có thể … choảng nhau thoải mái.


      Nếu nắm được bài viết của mình đến giờ thì hẳn bạn cũng chẳng ngạc nhiên khi biết Madoka không chỉ là genre deconstruction mà thực chất, mà cái kết của tác phẩm còn là reconstruction khi Madoka đã tìm ra được cách thức giải quyết vấn đề nan giải(sau bao thăng trầm chứng kiến những người bạn thân của cô thất bại) bằng lời ước ngay đến cả Kyubey và khán giả cũng phải bất ngờ. Suy cho cùng thì sức mạnh tình yêu và tình bạn cũng chiến thắng cái ác, phải không nhỉ ; )) ?


      Trope deconstruction và genre deconstruction


      NGE và Madoka là ví dụ khá sáng tỏ vì 2 tác phẩm đã phân rã hẳn toàn bộ các tropes trong chính thể loại của 2 tác phẩm. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này thì đòi hỏi một thể loại phải cực theo công thức, và có danh sách dài các tropes thông dụng, từ đó mới có thể bới móc tìm sâu, đào ra khuyết điểm mà chỉ trích.

      Thế nhưng, rất nhiều tác phẩm hiện đại pha lẫn các thể loại với nhau nên việc deconstruct hẳn một genre như Madoka và NGE làm được là điều cực khó, tốn công sức và vô ích. Hiện nay, các tác phẩm chỉ sử dụng phương pháp deconstruction để tập trung phân giải một tropes thường gặp, phá vỡ sự mong đợi của khán giả và mang lại cho họ một câu chuyện thú vị hơn. Có thể thấy được biện pháp deconstruction trong HxH mà đặc biệc là Chimera Ant arc. Hoặc thậm chí là tính cách tsundere của cô nàng Taiga trong Toradora.

      Shinsekai Yori deconstruct hình ảnh của một xã hội hiện hữu cùng siêu năng lực. Tác phẩm lấn sâu hơn trong việc phác họa vấn đề mà một xã hội bình thường bị thay đổi và biến dạng như thế nào khi công dân là những người mang siêu năng lực. Thu được là một kết quả cực kì đáng sợ, nếu như bạn thích series mindfuck, tăm tối máu me thì đây là bộ khó có thể bỏ qua.


      Re:Zero deconstruct nhân vật NEET/otaku/Hikikomori khi đem hết mọi khuyết điểm của dạng nhân vật này mà quẳng vào dị giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, ReZ không phải là sự phân giải của cả thể loại dị giới, mà bộ chỉ đơn thuần là phân giải hình ảnh của nhân vật chính là NEET mà thôi. Vì suy cho cùng, thế giới trong ReZ vẫn mang đầy RPG tropes.



      Một vài tác phẩm cũng đáng để nhắc đến khi nói về thể loại dị giới. Trong số đó là Konosuba, tác phẩm parody châm biếm nặng các tropes thường xuất hiện khi nhét nhân vật otaku bệnh hoạn vào dàn harem cũng … imba không kém. Trong khi đó, Hai to Gensou no Grimgar lại deconstruct lối sống và quan hệ của các nhân vật trong bối cảnh dị giới qua lăng kính hiện thực. Mushoku Tensei thì reconstruct hình ảnh đặc thù của nhân vật chính trong thể loại isekai: lập hẳn luôn gia đình và gắn bó tình cảm sâu đậm với những người nơi xa lạ.


      Lời kết


      Hy vọng các bạn có những giây phút thư giãn thú vị đọc qua bài viết này của mình và phần nào hiểu hơn về khái niệm deconstruction trong anime, trong tương lai nếu có những tác phẩm deconstructive tương tự NGE/Madoka có lẽ bạn sẽ tận hưởng hơn.

      Bài viết có tham khảo tvtropes, wiki và nhiều nguồn khác
      - Written by v4v -




      Sửa lần cuối bởi vforvendetta; 08-06-2017 lúc 16:33.
      Trả lời kèm trích dẫn

    2. #2
      Tham gia ngày
      28-11-2014
      Bài viết
      851
      Cấp độ
      435
      Reps
      21688

      Sao nghe cái từ phân giải nó tối nghĩa vậy

      decontruction có nghĩa là giải tỏa kết cấu, xét theo khoản điện ảnh hay nghệ thuật cũng tương đồng vậy, nhưng có 1 cái điểm chung là không phá bỏ hoàn toàn cái cốt lõi sẵn có, mà chỉ là sửa lại, kiến thiết lại theo 1 hình dạng khác, 1 quan điểm khác, 1 nhận thức khác. Nôm na là có 2 anh cùng xây nhà, cùng 1 kiểu nền tảng nền móng, nhưng anh thứ 2 có cách khác để sửa lại nhà theo hình thù khác mà không mất đi cái có sẵn.

      Về khoản Utena với Princess Tutu thì mình có nhận xét là, cả 2 bộ đều là Shoujo anime cổ điển dựa trên cái trend shoujo ( tình yêu thiếu nữ ) có sẵn , còn Mahou Shoujo chỉ là cái genre phụ, dù mỗi tập cũng đều có màn henshin nhưng của nó không hề có gậy phép thuật, con pet dễ thương, chiến đấu với quái vật. Việc đưa Madoka so với 2 bộ đó không chính xác nó dễ khiến người không hiểu kỹ có 1 cái góc nhìn lệch lạc.
      Trả lời kèm trích dẫn

    3. Trích dẫn Gửi bởi DemVeMaKiem Xem bài viết
      Sao nghe cái từ phân giải nó tối nghĩa vậy

      decontruction có nghĩa là giải tỏa kết cấu, xét theo khoản điện ảnh hay nghệ thuật cũng tương đồng vậy, nhưng có 1 cái điểm chung là không phá bỏ hoàn toàn cái cốt lõi sẵn có, mà chỉ là sửa lại, kiến thiết lại theo 1 hình dạng khác, 1 quan điểm khác, 1 nhận thức khác. Nôm na là có 2 anh cùng xây nhà, cùng 1 kiểu nền tảng nền móng, nhưng anh thứ 2 có cách khác để sửa lại nhà theo hình thù khác mà không mất đi cái có sẵn.

      Về khoản Utena với Princess Tutu thì mình có nhận xét là, cả 2 bộ đều là Shoujo anime cổ điển dựa trên cái trend shoujo ( tình yêu thiếu nữ ) có sẵn , còn Mahou Shoujo chỉ là cái genre phụ, dù mỗi tập cũng đều có màn henshin nhưng của nó không hề có gậy phép thuật, con pet dễ thương, chiến đấu với quái vật. Việc đưa Madoka so với 2 bộ đó không chính xác nó dễ khiến người không hiểu kỹ có 1 cái góc nhìn lệch lạc.
      Utena với Tutu thì chỉ deconstruct tropes trong khi Madoka thì deconstruct hẳn cái genre như NGE , chỗ này nên nói thêm mà thôi bài dài rồi kệ vậy.
      "Phân giải" là do mimi gợi ý với lại ko tìm ra từ nào thích hợp hơn , "giải tỏa kết cấu" nghe dài dòng quá mà lại ko sát nghĩa. Phân giải = Phân tích + giải thể.

      Với cả giải nghĩa như vầy thì sai nghĩa căn bản và rất dễ lẫn sang reconstruction.
      decontruction có nghĩa là giải tỏa kết cấu, xét theo khoản điện ảnh hay nghệ thuật cũng tương đồng vậy, nhưng có 1 cái điểm chung là không phá bỏ hoàn toàn cái cốt lõi sẵn có, mà chỉ là sửa lại, kiến thiết lại theo 1 hình dạng khác, 1 quan điểm khác, 1 nhận thức khác. Nôm na là có 2 anh cùng xây nhà, cùng 1 kiểu nền tảng nền móng, nhưng anh thứ 2 có cách khác để sửa lại nhà theo hình thù khác mà không mất đi cái có sẵn.
      Deconstruction là đem cốt lõi sẵn có ra mà phơi bày khuyết điểmchỉ trích chứng tỏ vì sao lối viết truyện này là bất ổn dựa trên bối cảnh mà tác phẩm đã đặt ra -> và thường thì hướng đi sẽ dẫn đến một kết quả khác với kết quả thông thường hoặc vượt mong đợi. Tóm lại đối với deconstruction thì nhìn vào phải thấy rõ sự tương phản với thứ nó đang deconstruct.

      Còn cách giải nghĩa của kiếm thì nó gần giống với reconstruction hơn đó là đem những cái cốt lõi mà làm nền để tái tạo lại thứ gì đó khác để không bị lặp theo khuôn mẫu có sẵn.
      Sửa lần cuối bởi vforvendetta; 29-08-2016 lúc 17:53.
      Trả lời kèm trích dẫn

    4. #4
      Tham gia ngày
      28-11-2014
      Bài viết
      851
      Cấp độ
      435
      Reps
      21688

      Trích dẫn Gửi bởi vforvendetta Xem bài viết

      Deconstruction là đem cốt lõi sẵn có ra mà phơi bày khuyết điểmchỉ trích chứng tỏ vì sao lối viết truyện này là bất ổn dựa trên bối cảnh mà tác phẩm đã đặt ra -> và thường thì hướng đi sẽ dẫn đến một kết quả khác với kết quả thông thường hoặc vượt mong đợi. Tóm lại đối với deconstruction thì nhìn vào phải thấy rõ sự tương phản với thứ nó đang deconstruct.

      Còn cách giải nghĩa của kiếm thì nó gần giống với reconstruction hơn đó là đem những cái cốt lõi mà làm nền để tái tạo lại thứ gì đó khác để không bị lặp theo khuôn mẫu có sẵn.
      Về ngữ nghĩa không có gì khó hiểu, 1 cái là chỉnh sửa cái khung với cái móng ấy, 1 cái là xây dựng lại cái khung ngay từ cái móng. Quan điểm của mình là vế 2 của post #2 đấy
      Trả lời kèm trích dẫn

    5. #5
      Tham gia ngày
      06-11-2014
      Bài viết
      373
      Cấp độ
      32
      Reps
      1551
      Có được cộng rep cho người dịch ở đây không bạn, bài hay quá, thật sự mở rộng tầm mắt
      Trả lời kèm trích dẫn

    6. Trích dẫn Gửi bởi lead21pc Xem bài viết
      Có được cộng rep cho người dịch ở đây không bạn, bài hay quá, thật sự mở rộng tầm mắt
      Bài này đa phần là mình viết lại bạn nhé với phân tích chuyên sâu, nhiều ví dụ , còn source thì từ tvtropes và wiki.
      Trả lời kèm trích dẫn

    7. #7
      Tham gia ngày
      30-08-2016
      Bài viết
      1
      Cấp độ
      0
      Reps
      76
      Bạn cho mình hỏi thuật ngữ motif là gì vậy, có một số thuật ngữ bạn giải thích nhưng khi mình ráp vào bài viết của bạn thì mình thấy hơi khó hiểu, mình là lính mới nên bài viết này có phần hơi hack não đối với mình, nhưng thật sự thì nó rất hay và bổ ít
      Trả lời kèm trích dẫn

    8. @Toshiro Aki:

      Deconstruction vốn là từ xuất phát từ Anh ngữ nên khi dịch sang tiếng Việt mình chỉ có thể tìm từ sát nghĩa nhất.

      Nghĩa gốc của từ motif trong tiếng Anh:
      Motif is an object or idea that repeats itself throughout a literary work.
      Motifs are images, ideas, sounds or words that help to explain the central idea of a literary work i.e. theme. Moreover, a symbol may appear once or twice in a literary work, whereas a motif is a recurring element.
      Motifs là các thứ(không giới hạn ở hình ảnh, âm nhạc, sự việc) hoặc ý tưởng xuất hiện thường xuyên và giúp giải thích cho chủ đề chính của tác phẩm.

      Vd: motif thường thấy ở các bộ harem anime là nhân vật nam chính đều có một người bạn khác giới thuở nhỏ (Shuffle, Photo Kano, koi to senkyo to chocolate, etc). Chính vì motif này xuất hiện ở nhiều tác phẩm khác nhau mà nó trở thành trope.

      Vd thứ 2, motif thường thấy trong các câu chuyện cổ tích là nữ nhân vật chính hay có người mẹ kế độc ác, hoặc luôn được những hoàng tử đẹp mã chú ý.

      Vd thứ 3, các tác phẩm của Gen Urobochi thường mang chủ đề có màu sắc tăm tối, và những motif hay gặp trong các tác phẩm này là nhân vật có quá khứ bi thảm và lằn ranh giữa thiện/ác rất mỏng manh.
      Trả lời kèm trích dẫn

    9. #9
      Tham gia ngày
      13-11-2014
      Bài viết
      485
      Cấp độ
      6
      Reps
      298
      đọc xong cũng chả hiểu gì , cộng rep cho bài viết công phu vậy
      Trả lời kèm trích dẫn

    10. Qua 2 lần đọc đúc kết được vài ý sau
      - Khái niệm Deconstruction, Reconstruction
      - Ví dụ minh họa
      - Sức ảnh hưởng từ NGE đối với nền công nghiệp anime

      Nếu đúng theo như mình hiểu thì tính deconstruction khi áp dụng vào bộ phim thường xoay quanh tâm lý nhân vật chịu tác động của ngoại cảnh hoặc những mối quan hệ phức tạp. Khi có sự xung đột về cảm xúc giữa nhân vật chính vô hình chung đã bẻ gãy chiều hướng phát triễn ban đầu, là tiền đề tạo ra những diễn biến khác hẳn so với nguyên căn vốn có từ trước. Theo đó, tiếp tục đào sâu khai thác cảm xúc nhân vật, mặc cảm tội lỗi, ân hận, oán trách, nghi vấn, lựa chọn, đau khổ,... hầu hết mọi cảm xúc đều theo hướng tiêu cực mang nét hiện thực tương quan cho lối suy nghĩ của con người. Hoặc mượn bối cảnh trong câu chuyện để phản ánh đôi nét xã hội thực tế, địa vị, giàu nghèo, chủng tộc, sắc tộc, trọng nam khinh nữ,... mọi thứ đều hiển thị qua từng thước phim. Khuynh hướng của deconstruction mang hướng hiện thực, có thể nhận thấy qua góc nhìn đa chiều.

      Lấy ví dụ như Code Geass, từ một học sinh có lối sống ảm đạm không màn đến thế sự diễn ra trong bối cảnh đất nước bị chia cắt. Quay 360 độ, lý tưởng của cậu khiến người xem thốt lên wtf, không phải tự nhiên mà có, trải qua nhiều phân khúc để hình thành lý tưởng của chính mình. Vậy tính deconstruct trong tác phẩm là quá trình hình thành một đất nước mới hay là tấm bi kịch cho những kẻ sở hữu sức mạnh mang tên "Geass".
      Không biết Code Geass có phải là tác phẩm mang tính deconstruction hay không? Và khi một tác phẩm có tính deconstruction thì chắc hẳn sẽ có reconstruction ?
      Trả lời kèm trích dẫn

    Đánh dấu

    Quyền viết bài

    • Bạn không thể đăng chủ đề mới
    • Bạn không thể gửi trả lời
    • Bạn không thể gửi đính kèm
    • Bạn không thể sửa bài
    •  

    Theo giờ GMT +7. Bây giờ là 05:18.

    Powered by vBulletin.
    Copyright© 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.
    Board of Management accepts no responsibility legal of any resources which is shared by members.